Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải pháp phát triển bền vững của tỉnh Thái Nguyên

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải pháp phát triển bền vững của tỉnh Thái Nguyên

(LLCT) - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là giải pháp hữu hiệu cho phát tiển bền vững hiện nay. Trong 7 năm thực hiện chương trình dạy nghề lao động nông thôn (2009 - 2015), Thái Nguyên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, giúp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay - tiếp nối sự nghiệp xây dựng Đời sống mới ở nông thôn Việt Nam qua gần 70 năm

Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay - tiếp nối sự nghiệp xây dựng Đời sống mới ở nông thôn Việt Nam qua gần 70 năm

(LLCT) - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai, thực sự là phong trào rộng lớn nhất từ trước đến nay về xây dựng nông thôn ở nước ta. Thực chất là nội dung, con đường đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam quá độ lên CNXH mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phác họa ý tưởng từ khi phát động phong trào xây dựng Đời sống mới cách nay gần 70 năm (năm 1947). Qua hơn 5 năm thực hiện Chương trình, phong trào đã đạt nhiều kết quả quan trọng, song trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực tế phong trào cũng còn những bất cập cần tháo gỡ, những rào cản cần vượt qua hiện nay.

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt phường – Thực trạng và kinh nghiệm ở Đảng bộ quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt phường – Thực trạng và kinh nghiệm ở Đảng bộ quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

(LLCT) - Hà Đông vốn là thành phố trực thuộc tỉnh Hà Tây, cùng với sự hợp nhất của Thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội, Hà Đông chính thức trở thành một thành phố trực thuộc Thành phố Hà Nội. Đến ngày 8-5-2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP, thành phố Hà Đông chính thức trở thành một quận thuộc Thành phố Hà Nội. Khi chuyển thành quận, Hà Đông có diện tích tự nhiên 4.791,74 ha, 198.687 người, có 17 đơn vị hành chính trực thuộc.

Một số vấn đề đặt ra đối vớicông tác nghiên cứu, đề xuất chính sách dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay

Một số vấn đề đặt ra đối vớicông tác nghiên cứu, đề xuất chính sách dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay

(LLCT) - Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, có 5,506 triệu người (2014), 47 dân tộc, trong đó 12 dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ, chiếm 26%; 4 tôn giáo có số lượng tín đồ lớn là Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài (tổng số hơn 2 triệu tín đồ, chiếm gần 38% dân số), trong đó người DTTS chiếm 40% tổng số tín đồ và chủ yếu theo Công giáo và Tin lành(1). Tây Nguyên có có 12 huyện và 32 xã biên giới, chiều dài đường biên giới 573,7 km; 244 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, an toàn khu; 574 thôn, buôn đặc biệt khó khăn(2)

Nâng cao chất lượng giám sát, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

(LLCT) - Công tác giám sát trong Đảng là nhiệm vụ mới, được bổ sung trong Điều lệ Đảng từ Đại hội X đến nay. Trong quá trình triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được tiếp tục nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm để đề ra chủ trương, giải pháp thực hiện có chất lượng và hiệu quả trong tình hình mới.

Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

(LLCT) - Đại hội VI (12- 1986) của Đảng khởi xướng công cuộc đổi mới, đánh dấu bước đột phá về tư duy lý luận, trong đó có những quan điểm, nhận thức mới về công nghiệp hóa. Đại hội đã xác định vấn đề cốt lõi của công nghiệp hóa là: “Khoa học, kỹ thuật là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội” và chủ trương “phải vận dụng khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật trong việc nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, trong việc xác định các chủ trương, chính sách, trong tổ chức quản lý kinh tế và xã hội”(1)

Để phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ

(LLCT) - Phát triển bền vững (sustainable development) được hiểu là phát triển dựa trên sự bảo đảm quan hệ hài hoà giữa hiệu quả kinh tế với một xã hội công bằng gắn với một môi trường được bảo vệ, gìn giữ và sử dụng hợp lý; là sự phát triển hài hòa về mọi mặt trong hiện tại và bảo đảm tạo lập các yếu tố, tiền đề cho sự phát triển của các thế hệ tương lai.

Nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý bảo đảm quyền con người ở Việt Nam

(LLCT) - Vấn đề trợ giúp pháp lý được pháp luật quốc tế ghi nhận với tư cách vừa là một quyền con người cụ thể, vừa là quyền để hỗ trợ thực hiện các quyền con người khác. Trong xã hội, không ít người gặp khó khăn trong việc tiếp cận pháp luật do khiếm khuyết về tinh thần và thể chất, sự khó khăn về thu nhập, mức sống, hoặc đang trong những tình trạng pháp lý bất lợi như bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Vì vậy, họ rất cần sự trợ giúp pháp lý để hiểu về các quyền của mình, được bảo vệ các quyền đó khi bị xâm phạm.

 Cán bộ hậu cần quân đội học tập và rèn luyện theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Cán bộ hậu cần quân đội học tập và rèn luyện theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

(LLCT) - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn quân đã và đang đi vào chiều sâu, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị. Đối với cán bộ hậu cần quân đội, rèn luyện đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, là một yêu cầu tự thân để đáp ứng yêu cầu xây dựng Ngành hậu cần quân đội chính quy, hiện đại.

Pháp luật về kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố ở Việt Nam

(LLCT) - Pháp luật về kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) trong thực hành quyền công tố đã được hoàn thiện một bước căn bản về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; kết quả công tác thực hành quyền công tố thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là tình trạng án oan, sai giảm dần. Tuy nhiên, pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và tổ chức, hoạt động của VKSND còn một số bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực hành quyền công tố của kiểm sát viên.

Nữ trí thức và bình đẳng giới ở Việt Nam

Nữ trí thức và bình đẳng giới ở Việt Nam

(LLCT) Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nữ trí thức hát huy truyền thống lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, là lực lượng lao động chất lượng cao, có nhiều đóng góp quan trọng đối với cộng đồng và xã hội. Cụ thể là đóng góp tích cực vào việc hoạch định và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước; đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; sáng tạo những công trình khoa học, văn hóa, nghệ thuật có giá trị, nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao; góp phần từng bước nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của đất nước, vươn lên tiếp cận với trình độ của khu vực và thế giới. 

Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long

Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long

(LLCT) - Xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua đạt được nhiều kết quả nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế do các "nút thắt" gây ra. Để tháo gỡ những “nút thắt” trong xây dựng nông thôn mới ở khu vực, nhất là về cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tạo chuyển biến đột phá thúc đẩy phát triển chung; sớm hình thành hệ thống các xã đạt chuẩn nông thôn mới ở các tỉnh, thành phố , cần thực hiện một số giải pháp trọng yếu.

 

Nâng cao chất lượng hoạt động tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

(LLCT) - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên…

Đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

(LLCT) - Đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là nhu cầu tất yếu nhằm đoàn kết, tập hợp, phát huy vai trò và quyền làm chủ của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó nâng cao uy tín, vị thế, vai trò của Đoàn Thanh niên trong việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, phản biện và giám sát xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trong phát triển kinh tế - xã hội.

Một số kinh nghiệm từ thực hiện giảm nghèo bền vững ở tỉnh Hải Dương

Một số kinh nghiệm từ thực hiện giảm nghèo bền vững ở tỉnh Hải Dương

(LLCT) - Hải Dương vốn là tỉnh nghèo trong khu vực đồng bằng Sông Hồng, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, mức độ gia tăng dân số khá cao, kết cấu hạ tầng thấp kém. Thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương đạt khá cao, cùng với việc triển khai thực hiện chương trình xóa đói gảm nghèo (XĐGN) có hiệu quả, đời sống các tầng lớp dân cư ở cả thành thị và nông thôn tiếp tục được cải thiện, nâng cao rõ rệt.

Trang 43 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền