Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Một số giải pháp giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bắc Kạn

Một số giải pháp giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bắc Kạn

(LLCT) - Bắc Kạn là tỉnh miền núi, diện tích tự nhiên 4.859,4 km2; có 7 huyện, 1 thành phố, với 122 xã, phường, thị trấn; dân số 308.300 người (2014), gồm 7 dân tộc (Tày, Nùng, Kinh, Mông, Dao, Hoa, Sán Chay), đồng bào dân tộc chiếm trên 80% dân số. Tỉnh có độ che phủ rừng đạt 70,8% (cao nhất cả nước), có hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt lớn và đẹp nhất thế giới; tài nguyên khoáng sản phong phú; có nhiều hệ suối là đầu nguồn,...

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ (diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý)

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ (diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý)

(LLCT)- Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá trong những năm qua rất quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý nói riêng. Trong đó, công tác đánh giá cán bộ được quan tâm và đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để góp phần "Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh" như yêu cầu mà Dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng đặt ra.

Một số vấn đề đặt ra về đổi mới kinh tế trong bối cảnh hội nhập

(LLCT) - Đổi mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế tạo thời cơ và thách thức, cũng như đặt ra nhiều vấn đề mới, đòi hỏi phải có những đột phá mới về nhận thức lý luận, phương thức, lộ trình giải quyết những bài toán thực tiễn. Trong lĩnh vực kinh tế, cần tập trung giải quyết một số vấn đề để nâng cao chất lượng hội nhập

Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo qua mười năm thực hiện

(LLCT) - Việc ra đời của Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành (ngày 18-6-2004)thể hiện sự đổi mới về quan niệm tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam và cũng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước với nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Từ năm 1990 đến năm 2003 đã có 13 văn kiện của Đảng được ban hành liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có điểm đổi mới căn bản khi khẳng định: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”(1).

 

Cải cách Luật bảo hiểm xã hội để mở rộng bảo hiểm hưu trí đối với người cao tuổi

(LLCT) - Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi. Tuy nhiên, Luật BHXH sửa đổi vẫn chủ yếu tập trung vào chế độ bảo hiểm ốm đau, thai sản và một số nội dung BHXH ngắn hạn, còn nội dung quan trọng, phức tạp nhất là chế độ bảo hiểm hưu trí (BHHT) thì chỉnh sửa chưa cơ bản, chủ yếu tăng nghĩa vụ, giảm quyền lợi của người tham gia, chưa khắc phục triệt để các hạn chế, bất cập hiện hành. Do vậy, cần tiếp tục được nghiên cứu, xem xét để có những quy định hợp lý nhằm mở rộng BHHT đối với người lao động, sao cho người cao tuổi (NCT) trong xã hội đều có chế độ hưu trí, bảo đảm an sinh xã hội (ASXH).

Thực trạng và giải pháp phát triển mua bán, sáp nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam

(LLCT) - Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, các hoạt động kinh tế thế giới tác động vào Việt Nam là tất yếu, khách quan, trong đó có tác động đến hoạt động mua bán, sáp nhập (Mergers &Acquisitions - M&A) của các doanh nghiệp và ngân hàng. Để có những giải pháp thích hợp cho sự phát triển và quản lý hoạt động M&A trong ngành ngân hàng trong thời gian tới, cần đánh giá thực trạng hoạt động M&A tại thị trường Việt Nam nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Tây Nguyên

(LLCT) - Việc xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên tuy đạt được nhiều thành công song còn chuyển biến chậm. Bộ máy Đảng, chính quyền, Mật trận, đoàn thể chất lượng thấp; năng lực lãnh đạo, trình độ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều nơi không sát dân, không nắm được dân, chưa đáp ứng được yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện ở cấp xã trong tình hình hiện nay... Do đó, Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Tây Nguyên là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết.

Kinh nghiệm phát triển nhân lực của một số tập đoàn kinh tế

 
(LLCT) - Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, nhiều thiên tai…vẫn có thể đạt được những thành tựu phát triển thần kỳ. Để đạt được điều đó, một trong những nguyên nhân quan trọng là các quốc gia đó cóchiến lược đúng đắnphát huy nhân tố con người, tri thức và sức sáng tạo. Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, trên quy mô quốc gia cũng như địa phương, doanh nghiệp, điều quan trọng bậc nhất làchiến lược phát triển nhân lực (PTNL), thu hút và phát huy tối đa nguồn lực con người, cung cấp môi trường cho sáng kiến và sáng tạo; bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả nhân lực, đặc biệt là nhân tài.
Thực hiện chính sách văn hóa đối với cộng đồng người Khmer vùng Tây Nam Bộ

Thực hiện chính sách văn hóa đối với cộng đồng người Khmer vùng Tây Nam Bộ

 
(LLCT) - Tây Nam Bộ (gồm 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long) có điều kiện tự nhiên đa dạng, rộng lớn, với hơn 18 triệu dân (19,8% dân số cả nước), nhiều dân tộc sinh sống, trong đó tập trung đông nhất là dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm. Đồng bào Khmer cókhoảng 1,2 triệu người (6,93%).

Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện mô hình bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân phường, xã

(LLCT) - Thực hiện Thông báo số 223/TB-TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 22 – NQ/TW ngày 2-2-2008 của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện thí điểm chủ trương nhất thể hóa hai chức danh cán bộ chủ chốt ở cơ sở, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng Kế hoạch số 23-KH/BTCTU ngày 25-9-2008 về “thực hiện thí điểm bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn”. Tính đến nay, thành phố Hồ Chí Minh đã có 62 phường, xã đã thực hiện thí điểm chủ trương này. Qua quá trình thực hiện, Thành ủy đã sơ kết rút ra một số ưu điểm và hạn chế.

Công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở tỉnh An Giang hiện nay

(LLCT) - Thực hiện Chỉ thị 07- CT/TW ngày 23-11-1996 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác xây dựng đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần tư nhân (gọi tắc là doanh nghiệp tư nhân) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, nhất là từ khi thực hiện Kết luận số 80 - KL/TW ngày 29-7-2010 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 07 trong tình hình mới, Đảng bộ tỉnh An Giang đã quan tâm đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước (NKVNN).

Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện cải cách hành chính

Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện cải cách hành chính

(LLCT) - Cải cách hành chính (CCHC) nhà nước là nhiệm vụ của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền. Ở tỉnh An Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành sửa đổi lại hệ thống hành chính nhà nước trên các lĩnh vực: thể chế, tổ chức bộ máy hành chính, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và tài chính công, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ văn phòng huyện ủy, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới

(LLCT) - Văn phòng huyện ủylà một trong các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy về công tác thông tin điều hành, nên mối quan hệ rất mật thiết và mang tính thường xuyên, do xuất phát từ đặc điểm của quản lý thông tin, và việc cung cấp các điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ cho quá trình quản lý điều hành.

Thi hành án kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng: những vấn đề đặt ra

(LLCT) - Thực tiễn thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng những năm qua cho thấy: công tác thi hành án dân sự đã đạt được kết quả nhất định; nhiều vụ việc khó khăn, phức tạp, tồn đọng lâu năm, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội đã được chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo và tổ chức thi hành dứt điểm. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác này vẫn còn những tồn tại, khó khăn từ cả góc độ thể chế và thực tiễn thi hành.

Công tác kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Võ Nhai

(LLCT) - Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, diện tích tự nhiên trên 83 nghìn ha; dân số trên 68 nghìn người với 15 đơn vị hành chính và 8 dân tộc anh em cùng chung sống. Đảng bộ huyện hiện có 21 đảng bộ và 19 chi bộ với 4.258 đảng viên (tính đến 30-6-2015).

Trang 47 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền