Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Công tác phát triển đảng viên là người có đạo ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng

(LLCT) - Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh và thành phố(1), dân cư đông đúc với hơn 20 triệu dân, chỉ chiếm 4,5% diện tích nhưng dân số chiếm 1/4 dân số cả nước. Đây là vựa lúa lớn thứ hai Việt Nam và là vùng có tốc độ phát triển công nghiệp hóa rất nhanh; luôn đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của nước.

Tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long

Tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long

(LLCT) - “Tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long theo hướng hiệu quả hơn và bền vững hơn gắn với xây dựng nông thôn mới là đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển. Mục tiêu tái cấu trúc là xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững, giá trị cao, thích ứng được với sự biến đổi khí hậu và những biến động, thay đổi của thị trường”Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với vị trí địa lý thuận lợi, sự ưu đãi của thiên nhiên, nên từ rất lâu đã trở thành vùng sản xuất nông nghiệp lớn của cả nước, hướng mạnh xuất khẩu và tiếp cận tham gia hội nhập quốc tế.

 

Năng lực của cán bộ xã, phường trong thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở

(LLCT) - Đơn vị hành chính cấp cơ sở (gồm xã, phường và thị trấn) có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị bốn cấp ở nước ta, là nơi trực tiếp triển khai mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nơi diễn ra các quan hệ trực tiếp giữa chính quyền và nhân dân và cũng là nơi phát sinh mọi nhu cầu của nhân dân. Ở đó, nhân dân luôn có những đòi hỏi về quyền làm chủ và cũng là nơi có điều kiện thực hiện quyền dân chủ trực tiếp và rộng rãi nhất. Với vị trí và tính chất quan trọng đó, ngày 18-2-1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xác định đây là khâu quan trọng và cấp bách nhằm giữ vững và “phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, phải phát huy quyền làm chủ của dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, tham gia kiểm kê, kiểm soát nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng”(1).

Nhận diện thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước

(LLCT) - Trong những năm qua, Nhà nước đã đầu tư nguồn vốn rất lớn để xây dựng các công trình trọng điểm và các quy mô khác nhau trên phạm vi cả nước, góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tình hình vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản xảy ra ngày càng nhiều, với những cách thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi; gây thất thoát ở tất cả các khâu, từ quy hoạch, kế hoạch, chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, cấp phát vốn đầu tư, đến khâu nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư.       

Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam

(LLCT) - Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP)được khởi phát từ năm 1979 tại Nhật Bản như một điển hình của việc phát triển ngành nghề nông thôn,trên cơ sở tận dụng các nguồn lực địa phươngđã mang lại hiệu quả lớn. Việt Nam là nước nông nghiệp, với hơn 80% dân số sống ở nông thôn có thể phát triển ngành nghề nông thôn trên cơ sở vận dụng mô hình trên.

Xu hướng biến đổi chức năng kinh tế hộ gia đình nông thôn Việt Nam

Xu hướng biến đổi chức năng kinh tế hộ gia đình nông thôn Việt Nam

(LLCT) - Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Gia đình với tư cách là một thiết chế then chốt và cơ bản của xã hội cũng chịu những tác động sâu sắc từ những biến đổi về kinh tế, xã hội, trong đó chức năng kinh tế của gia đình đang có những biến đổi lớn. 

Phát triển nguồn nhân lực cộng tác viên cho tạp chí khoa học lý luận, xã hội

(LLCT) - Tạp chí khoa học có nhiệm vụ chung là đăng tải, phổ biến các bài báo khoa học đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đây là phương tiện truyền thông về học thuật, là diễn đàn khoa học để các nhà khoa học, người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu trao đổi các vấn đề khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn.

Thông tin đối ngoại góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế

(LLCT) - Thông tin đối ngoại (TTĐN) là một bộ phận quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta,  giúp thế giới hiểu đúng và đầy đủ về đất nước, con người Việt Nam, đồng thời thông tin về thế giới cho nhân dân Việt Nam. Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đang bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện, đòi hỏi các hoạt động TTĐN được triển khai nhanh chóng, kịp thời, nội dung, hình thức đa dạng hơn.

 
Kinh nghiệm của một số nước về phát triển nhà ở xã hội

Kinh nghiệm của một số nước về phát triển nhà ở xã hội

(LLCT) - Năm 2011, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong việc giải quyết nhu cầu nhà ở đó là Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2127/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Một trong những mục tiêu chính của chiến lược là đến năm 2020 xây dựng thêm ít nhất 22,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội hướng tới tầng lớp dân cư có mức thu nhập thấp tại các khu vực đô thị. Tuy nhiên, kết quả phát triển nhà ở xã hội ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế do một số nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan.

 
An ninh trên biển Đông – từ góc nhìn của các tỉnh duyên hải miền Trung

An ninh trên biển Đông – từ góc nhìn của các tỉnh duyên hải miền Trung

(LLCT) - Biển có ý nghĩa to lớn để chúng ta phát triển và mở rộng giao lưu quốc tế. Tiềm năng tài nguyên biển và vùng ven biển của nước ta có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Tiềm năng kinh tế biển, đảo miền Trung là rất lớn, nhưng có được khai thác tốt hay không phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó việc bảo đảm an ninh - quốc phòng trên biển, đảo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào Khmer Tây Nam Bộ

(LLCT) - Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Trong những năm gần đây, kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long có những bước khởi sắc đáng kể. Song, xét một cách tổng thể thì đây vẫn là vùng kinh tế chưa phát triển, chất lượng cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là đời sống của đồng bào dân tộc Khmer còn thấp(1). Một số kết quả trong công tác xóa đói, giảm nghèo.

 
Phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu

Phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu

(LLCT) - Lúa gạo có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Việt Nam. Sản xuất lúa gạo không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng vai trò to lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất lúa gạo đang gặp phải thách thức lớn do biến đổi khí hậu. Do đó, để ngành lúa gạo Việt Nam phát triển bền vững cần phải có những giải pháp nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.

 

Thanh Hóa thực hiện phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường

(LLCT) - Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững, tỉnh Thanh Hóa đã và đang khắc phục có hiệu quả những vấn đề môi trường, đạt được nhiều thành tựu: kinh tế tăng trưởng khá cao; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, nguồn lực ngày càng huy động tốt hơn, hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng cấp; công tác quản lý tài nguyên, môi trường được tăng cường.

 

Củng cố mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng ở nông thôn đồng bằng sông Hồng

(LLCT) - Xã hội được hình thành bởi sự liên kết giữa các cá nhân, xã hội là nền tảng diễn ra hoạt động của cá nhân. Cá nhân là phương thức tồn tại của loài người, là phần tử tạo thành xã hội, mang bản chất xã hội, là sản phẩm đồng thời là chủ thể của lịch sử. Sự phát triển của cá nhân chỉ có thể đạt được trong quan hệ với xã hội và trong điều kiện xã hội nhất định; sự phát triển sáng tạo, tự do cá nhân là điều kiện, là thước đo trình độ phát triển của xã hội.

Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2013

(LLCT) - Thực hiện Luật đất đai 2003, trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và cơ chế cụ thể để tiến hành đền bù cho các đối tượng, chủ yếu là các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Bên cạnh các kết quả đã đạt được, đang tồn tại nhiều vấn đề cần nghiên cứu, trao đổi, đó là sự phối hợp giữa các bộ ngành liên quan, vai trò của Hội nông dân, quyền của các hộ nông dân, cơ chế thu hồi đất cho các đối tượng khác nhau: xây dựng KCN, khu đô thị, sân gôn, khu du lịch nghỉ dưỡng và đặc biệt là xác định giá đất được đền bù cho các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp.

Trang 48 trong tổng số 59 trang.

Thông tin tuyên truyền