Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Đoàn phòng không B 63 phát huy truyền thống 50 năm anh hùng, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(LLCT) - Sư đoàn Phòng không B63 trực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân được thành lập ngày 19-5-1965 đáp ứng yêu  cầu quản lý‎ và bảo vệ vừng trời, vùng biển đảo phía đông bắc Tổ quốc. 50 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ - Bộ Tư lệnh Quân chủng, Đoàn đã lập nhiều chiến công oanh liệt, xứng đáng là Đơn vị Anh hùng lực l­ượng vũ trang nhân dân như Đảng và Nhà nước đã vinh danh.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở tỉnh Thái Bình hiện nay

(LLCT) - Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm, nước sạch, thông tin liên lạc; nông thôn Thái Bình có nhiều đổi mới, là điểm sáng cho các địa phương khác học tập; cơ cấu kinh tế có chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp, dịch vụ phát triển…

Một vài suy nghĩ về xây dựng văn hóa tiêu dùng

Một vài suy nghĩ về xây dựng văn hóa tiêu dùng

(LLCT) - Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" bắt đầu từ năm 2009 nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
 

Phát huy vai trò động viên của gia đình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

(LLCT) - Làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975 là sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc Việt Nam. Nguồn gốc của sức mạnh ấy, "trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo của Đảng"(1); là sự huy động và sử dụng khéo léo mọi nguồn lực trong xã hội, trong đó có vai trò động viện của gia đình.

Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

(LLCT) - Nối tiếp Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7-11-2006 về tổ chức Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Qua bốn năm thực hiện Chỉ thị số 03, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, có ý nghĩa quan trọng.

Hậu Giang phát huy tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội

Hậu Giang phát huy tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội

(LLCT) - Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của đồng bằng sông Cửu Long được thành lập vào năm 2004 do tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ. Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện.

Công tác kiểm tra ở Đảng bộ huyện Cầu Kè

(LLCT) - Huyện Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh) có 10 xã, 1 thị trấn;diện tích tự nhiên 23.876,72 ha. Đảng bộ huyện Cầu Kè hiện có 58 chi, đảng bộ trực thuộc, trong đó có 45 chi bộ ban, ngành của huyện, 11 đảng bộ xã, thị trấn và 2 đảng bộ công an, quân sự. Toàn huyện có 3.248 đảng viên (264 đảng viên dự bị), trong đó có 533 đảng viên là người dân tộc Khmer, chiếm 16,41%; 748 đảng viên nữ, chiếm 23,03%. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện có 45 ủy viên; 266 đồng chí là cấp ủy viên cơ sở và 156 đồng chí là cán bộ thuộc diện cấp Huyện ủy quản lý.

Tỉnh Cà Mau thực hiện mục tiêu xóa nghèo cho đồng bào dân tộc Khmer

Tỉnh Cà Mau thực hiện mục tiêu xóa nghèo cho đồng bào dân tộc Khmer

(LLCT) - Cà Mau có diện tích tự nhiên là 5.294,87 km2, gồm 8 huyện, 1 thành phố, với 101 xã, phường, thị trấn. Dân số toàn tỉnh là 1.237.414 người, với 14 dân tộc. Đồng bào Khmer có khoảng 40 nghìn người, chiếm 3,3% dân số toàn tỉnh. Đa số đồng bào Khmer ở Cà Mau di dân từ các tỉnh lân cận đến, trình độ học vấn thấp, đông con, thiếu đất sản xuất nên đời sống gặp nhiều khó khăn.

Cần thiết tăng cường hoạt động giáo dục truyền thống cho tuổi trẻ hiện nay

(LLCT) - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng và đề cao công tác giáo dục thế hệ trẻ, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”(1), xem đó là vấn đề chiến lược và sống còn của dân tộc. Cùng với tiến trình đổi mới, thanh niên, học sinh, sinh viên Việt Nam đã trưởng thành về nhiều mặt. Tuyệt đại đa số thanh niên, học sinh, sinh viên tin tưởng và hăng hái tham gia vào công cuộc đổi mới của đất nước. Niềm tin và sự đồng thuận ấy không chỉ dừng lại trong ý nghĩ, tình cảm mà bằng những hành động thực tế cụ thể, họ đã nhập cuộc nhanh chóng và tìm thấy thế đứng của mình trong các hoạt động học tập, lao động sáng tạo, phát huy tốt khả năng và sức trẻ, góp phần vào sự phát triển của quê hương, đất nước.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay

(LLCT) - Cán bộ công đoàn cơ sở (CBCĐCS) các trường đại học, cao đẳng gồm các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên, đảm nhiệm các công việc được phân công theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn cơ sở,thực hiện công tác vận động quần chúng, đa số được bồi dưỡng và trưởng thành từ hoạt động công đoàn trong nhà trường. Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Công đoàn giáo dục Việt Nam, sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự phối hợp chặt chẽ của lãnh đạo chuyên môn, hoạt động công đoàn các trường đại học, cao đẳng có nhiều đổi mới, chất lượng được nâng lên, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của công đoàn, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

Xây dựng đội ngũ giảng viên các Trung tâm BDCT cấp huyện qua thực tiễn ở tỉnh Ninh Bình

(LLCT) - Đảng ta xác định tại Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII): Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục và đào tạo muốn đạt được mục tiêu đề ra nhất định phải có đội ngũ giáo viên, giảng viên vừa "hồng", vừa "chuyên".

Một số kinh nghiệm trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp phòng ở các huyện của tỉnh Thanh Hóa

(LLCT) - Đội ngũ cán bộ cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện là một bộ phận quan trọng cấu thành tổ chức bộ máy của chính quyền huyện; là lực lượng trực tiếp điều hành hoạt động của bộ máy chính quyền, là một khâu quan trọng trong thực thi pháp luật để quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thực tiễn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ

(LLCT) - Duyên hải Nam Trung Bộ(*) (DHNTB) là khu vực có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông – lâm - ngư nghiệp giá trị cao, đa dạng và phong phú; có thế mạnh phát triển du lịch thông qua khai thác cảnh quan thiên nhiên biển, đảo, rừng, di tích văn hóa, lịch sử và di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, đây cũng là vùng có đặc điểm địa hình bị chia cắt phức tạp, nhiều khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ, hạn hán; kết cấu hạ tầng ở một số tỉnh còn thiếu và yếu; trình độ dân trí và mức sống của một bộ phận dân cư, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số thấp… Đó là những yếu tố làm chậm tiến trình thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các địa phương trong vùng.

Phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong công tác di dân, tái định cư ở Quận 9

(LLCT) - Trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, việc xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, mở rộng đô thị, xây dựng nông thôn mới là một tất yếu khách quan. Điều này đặt ra cho Đảng, Nhà nước nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý tốt việc di dân, tái định cư để vừa bảo đảm cho việc đẩy mạnh CNH, HĐH, thu hút đầu tư nước ngoài, vừa bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở các khu tái định cư.

Một số kinh nghiệm về công tác dân vận của chính quyền trong xây dựng nông thôn mới ở Hải Phòng

(LLCT) - Hải Phòng là đô thị loại 1, gồm 7 quận (Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến An và Hải An), 6 huyện (Thủy Nguyên, Hải An, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) và 2 huyện đảo (Cát Hải, Bạch Long Vĩ) với 228 xã, phường và thị trấn (70 phường, 10 thị trấn và 148 xã).
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, Hải Phòng được xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc; là trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước (Quyết định 1448 /QĐ-TTg ngày 16-9-2009 của Thủ tướng Chính phủ).
 

Trang 50 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền