Trang chủ    Thực tiễn    Khắc phục hạn chế trong đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Thứ hai, 20 Tháng 2 2017 14:57
5689 Lượt xem

Khắc phục hạn chế trong đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

(LLCT) - Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đề ra: “Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Để hoàn thành mục tiêu đó, Đại hội xác định nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế phải đạt 6,5-7%. Theo các chuyên gia, tổng vốn đầu tư toàn xã hội cần khoảng 10.218-10.978 nghìn tỷ đồng, bằng  32-34% GDP, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cần phải huy động khoảng 1.410-1.546 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,8-14,1% tổng nguồn vốn.

Việt Nam là một trong nhữngquốc gia thu hút được nhiều FDI,trong 5 năm 2011-2015, tổng vốn FDI (gồm cả phần vốn góp trong nước) đạt 60,5 tỷ USD, tăng 35,6 % so với giai đoạn 2006-2010 và tăng đều qua các năm. Trong 6 tháng đầu năm 2016, kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn,nhưngchúng ta đã thu hút gần 12 tỷ USD,gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2015.

FDI đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng và phát triểnkinh tế Việt Nam. Doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Quy mô xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụcủa khu vực này luôn tăng qua các năm. Năm 2015, kim ngạch xuấtkhẩu của các doanh nghiệp FDI chiếm70% kim ngạch xuất khẩu của cả nước; 7 tháng đầu năm 2016, xuất siêu gần 15 tỷ USD, nhiều mặt hàng chiếm tỷ trọng tuyệtđối, như xuất khẩu điệnthoại32 tỷ USD. FDI đóng góp cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm,tăng thu nhập,góp phần giải quyết các vấn đề xã hội… Tuy nhiên, FDI tại Việt Nam đang tồn tại những hạn chế cần được giải quyết.

Thứ nhất, hiệu quả đầu tư không cao so với tiềm năng và thế mạnh của doanh nghiệp FDI. Vì mục tiêu lợi nhuận, FDI thường đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao như: khai thác tàin guyên nhiên nhiên, gia công, lắp ráp sản phẩm sử dụng nhiều lao động. Như vậy chỉ khai thác thế mạnh, mà không tạo được sự phát triển lan tỏa ra các ngành, làm mất cân đối trong cơ cấu kinh tế,cơ cấu sản phẩm,cơ cấu vùng kinh tế của Việt Nam. Các sản phẩm xuất khẩu của chúng ta vẫn là những mặt hàng truyền thống: dệt may, giày dép, túi xách, lâm khoáng sản, kể cả điện thoại, máy tính cũng là những ngành sử dụng nhiều lao động.

Thứ haihầu hết các nhà đầu tư FDI vào nước ta là từ các nước châu Á, có công nghệ và kỹ thuật lạc hậu, các nước Hoa Kỳ,Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc có công nghệ tiên tiến, hiện đại lại chiếm tỷ trọng nhỏ. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, 80% doanh nghiệp FDI có công nghệ trung bình, 14% công nghệ thấp và lạc hậu, 6% là công nghệ cao. Đầu tư công nghệ thấp, sai địa điểm, sai mục đích, công suất sử dụng thấp so với mức tối đa cho phép, trình độ người lao động thấp, không có khả năng tiếp thu và vận hành công nghệ hiện đại. Những nguyên nhân đó dẫn đến năng suất lao động không cao,chất lượng sản phẩm thấp,thiếu sức cạnh tranh, tất yếu dẫn đến phá sản, hoặc bị các doanh nghiệp FDI thâu tóm.

Thứ ba, FDI làm trầm trọng thêm ô nhiễm môi trường các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển. Nhằm tiết kiệm chi phí mua sắm máy móc mới, nhiều nhà đầu tư FDI đã xuất khẩu những thiết bị công nghệ lạc hậu, phát thải cao, cùng với việc không xử lý rác thải theo quy định là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta còn chưa quên vụ Công ty Vedan (Đài Loan) xả thải trực tiếp ra sông Thị Vải, thì tháng 4-2016, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà tĩnh (Đài Loan) đã gây hậu quả nghiêm trọng cho 4 tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Do vậy, nếu không thẩm định kỹ lưỡng các dự án FDI, thì nhiều thế hệ mai sau sẽ phải chịu hậu quả.

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, xin có một số kiến nghị sau:

(1) Trong những năm tới, hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cho kinh tế nước ta những cơ hội phát triển. Nguồn vốn FDI tiếp tục lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu và đóng vai trò quan trọng đối với các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Chúng ta đang trong thời  kỳ chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH, từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức, rất cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có FDI, nhưng phải rất chú trọng đến chất lượng các dự án đầu tư. Điều đó có nghĩa, chúng ta vẫn tiếp tục trải “thảm đỏ”, nhưng có lựa chọn nhà đầu tư và công nghệ; thẩm định kỹ lưỡng năng lực và công nghệ của nhà đầu tư, tránh tình trạng chỉ thấy lợi ích trước mắt, vì lợi ích “cá nhân, nhóm” mà cố tình bỏ qua lợi ích quốc gia.

(2) Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư. Hoàn thiện môi trường pháp lý, sớm đưa vào và thực thi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cùng với các luật và pháp lệnh có liên quan đến đầu tư, trong đó có FDI. Mạnh dạn cắt bỏ những rào cản, “giấy phép con”, “điều  kiện kinh doanh” không phù hợp với thực tiễn hội nhập kinh tế, nhằm bảo đảm lợi ích cho các nhà đầu tư và lợi ích của quốc gia. Phải đặt chiến lược đầu tư trọng điểm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của quốc gia, ngành và vùng lãnh thổ, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Thu hút FDI phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tham gia chuỗi giá trị quốc gia và thế giới, gắn với phát triển bền vững. Các nhà lãnh đạo các cấp, các nhà hoạch định chính sách phải chủ động lựa chọn và quản lý FDI. Không đánh đổi độc lập, tự chủ, môi trường, xã hội... chỉ vì thu hút đầu tư. Ví dụ, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã từng từ chối hai dự án lớn có thể gây ô nhiễm môi trường là dự án xây dựng nhà máy thép liên doanh của Đài Loan và Nhật Bản, dự án xây dựng nhà máy bột giấy của Nhật Bản với tổng vốn đầu tư của 2 dự án này khoảng 2,5 tỷ đô.

(3) Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thu hút và quản lý FDI từ Trung ương đến địa phương. Thực tiễn những năm qua cho thấy, không ít nhà đầu tư nước ngoài chưa thực sự có trách nhiệm với dự án và đất nước họ kinh doanh. Cá biệt, có những tập đoàn đa quốc gia với số vốn hàng trăm triệu đôla như METRO (đã bán cho tập đoàn TCC Holding Thái Lan), PEPSI, COCA-COLA… liên tục báo lỗ, không nộp thuế thu nhập doanh nghiêp nhưng vẫn xin phép mở rộng đầu tư. Năm 2013, tại thành phố Hồ Chí Minh, hàng loạt doanh nghiệp FDI “biến mất”, trong đó 128 doanh nghiệp trong lĩnh vực gia công bỏ trốn nợ thuế, nợ lương công nhân tới 400 tỷ đồng. Do đó, các bộ, ngành, các cơ quan chức năng cần sớm hoàn thiện các quy định để quản lý một cách chặt chẽ, minh bạch, đặc biệt là cần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác này.

_______________

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Nhìn lại 25 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”.

2. Lợi nhuận của FDI “trốn” ra ngoài, www.tuanvietnam.net, ngày 11-4-2010.

3. Bộ kế hoạch và Đầu tư: “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.”

4. Kinh tế Việt Nam và Thế giới: Thời báo Kinh tế 2011-2015.

5. Báo Đầu tư 2015.

 

PGS, TS Võ Văn Đức

 

 

 

 

    

 

 

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền