Trang chủ    Thực tiễn    Xây dựng nông thôn mới ở huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng
Thứ năm, 11 Tháng 3 2021 15:25
1394 Lượt xem

Xây dựng nông thôn mới ở huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng

(LLCT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng từ một huyện thuần nông, xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất yếu kém, đời sống người dân nhiều khó khăn đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Để giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu đã đạt được, cấp ủy, chính quyền huyện đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới nâng cao, theo đúng lộ trình đề ra.

Huyện Châu Thành, Sóc Trăng

Châu Thành là huyện cửa ngõ của tỉnh Sóc Trăng được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính từ huyện Mỹ Tú theo Nghị định số 02/NĐ-CP, ngày 24-9-2008 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 06-01-2009. Huyện có diện tích tự nhiên là 23.632,43 ha, trong đó đất nông nghiệp 21.240,97 ha, chiếm 89,88 % diện tích đất tự nhiên. Huyện có 7 xã và 1 thị trấn, gồm 56 ấp. Trong đó, có 3 xã đặc biệt khó khăn (Phú Tân, An Ninh, Hồ Đắc Kiện thụ hưởng Chương trình 135 của Chính phủ giai đoạn II đến 2010) và 10 ấp đặc biệt khó khăn thuộc 4 xã.

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU về lãnh đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đến năm 2020, theo đó, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện, thành lập các đoàn khảo sát thực tế, chỉ đạo các ngành, xã - thị trấn xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện phù hợp với thực tiễn, xác định giải pháp đột phá trên các lĩnh vực, gắn chặt với việc triển khai các chương trình dự án phát triển nông thôn và ở các vùng có đông đồng bào dân tộc. Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Quyết định phân công các cơ quan chủ trì, phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện.

Sau 5 năm thực hiện, với quyết tâm chính trị cao của toàn hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân cùng với việc thực hiện đồng bộ các bước, quy trình trong tổ chức thực hiện, đến nay đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tính đến cuối năm 2020, toàn huyện có 5/7 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM; có 2/7 xã đạt 17/19 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người đạt 47 triệu đồng, tăng 1,68 lần so với năm 2015 (riêng khu vực nông thôn đạt 35 triệu đồng, tăng 1,34 lần); tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện được duy trì, kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp, mở rộng, ngày càng khang trang, nhiều mô hình sản xuất trong nông thôn được hình thành, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của chính quyền ngày càng được củng cố.

Đạt được kết quả trên là do sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện chính sách đã được thực hiện một cách bài bản, khoa học, thống nhất cả về quan điểm chỉ đạo và quy trình tổ chức thực thi; thực hiện đầy đủ các quy trình từ xây dựng kế hoạch thực hiện; phổ biến, tuyên truyền; phân công, phối hợp; theo dõi, kiểm tra và kịp thời sơ, tổng kết quá trình thực hiện.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới ở huyện Châu Thành vẫn còn những hạn chế, như: Huyện chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn chậm; liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn yếu, chưa mang tính bền vững; giao thông nông thôn ở nhiều xã vẫn còn chưa đạt so với yêu cầu tiêu chí, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân...cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được nhu cầu về văn hóa của người dân, tuy nhiên so với quy định của tiêu chí vẫn còn thấp; việc huy động sự đóng góp từ người dân, thu hút vốn từ doanh nghiệp của một số xã còn hạn chế, chưa định hướng được quy hoạch trong phát triển kinh tế, phát triển sản xuất và nguồn nhân lực chất lượng cho công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Vai trò chủ thể của một bộ phận người dân còn mờ nhạt; mục tiêu của Chương trình quá lớnvàcác tiêu chí đặt ra quá nhiều trong khi nguồn lực thìcó hạn, công tác phối hợp trong tổ chức thực hiện có lúc chưa chặt chẽ dẫn đến hiệu quảvàchất lượng của một số tiêu chí chưacao; xu hướngđô thị hóa ngày càng nhanh đã tác động đến công tác quy hoạch, thực hiện và quản lý quy hoạch.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng nông thôn mới, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, xác định rõmục tiêu cụ thể về xây dựng nông thôn mới cho từng xã.

Các xãtiến hành rà soát, đánh giá lại từng nội dung tiêu chí. Trên cơ sở kết quả rà soát, kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện và tình hình thực tếcủa địa phương để xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn và kế hoạch chi tiết từng năm, từng quý để thực hiện trên địa bàn, trong đóxác định rõ nhiệm vụ nào cần thực hiện trước theo đúng lộ trình chung và phù hợp với khả năng huy động nguồn lực đầu tư.

Đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cần xác định rõ các giải pháp để tiếp tục giữ vững vànângcaochất lượng các tiêu chí đã đạt, nhất là tiêu chí hộ nghèo. Vì hiện nay, theo dự thảo của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về chuẩn nghèo mới giai đoạn 2021 - 2025 so với chuẩn nghèo giai đoạn 2015-2020 thì mức thu nhập bình quân để xác định hộ nghèo có tăng lên. Do vậy, chính quyền các xã cần chủ động rà soát lại những hộ đã được thoát nghèo trên địa bàn huyện, rà soát lại nhu cầu lao động tại địa phương để có kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm phù hợp, đồng thời đánh giá lại mức thu nhập bình quân của hộ để quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho hộ được tiếp cận các nguồn vốn vay, động viên, khích lệ hộ tăng gia sản xuất nâng cao mức thu nhập.

Riêng xã Thuận Hòa, xã Phú Tâm có kế hoạch giữ vững 17 tiêu chí đã đạt, đồng thời rà soát lại quy hoạch giao thông, đặc biệt các tuyến đường trục ấp, ngõ xóm; xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa các công trình giao thông bảo đảm đạt theo đề án được phê duyệt xã nông thôn mới; đồng thời rà soát, thống kê lại số lượng nhà ở dân cư chưa đạt chuẩn để có kế hoạch tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, phát huy mọi nguồn lực để thực hiện hoàn thành các tiêu chí còn lại, phấn đấu đến cuối năm 2021 được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mớiđối với xã Phú Tâm và xã Thuận Hòa đạt chuẩn nông thôn mớivào năm 2022 theo mục tiêu Nghị quyết đề ra.

Đối với xã Hồ Đắc Kiện, xã An Hiệp tiến hànhrà soát và xây dựng đề án xã nông thôn mới nâng cao, trong đó xác định rõ nội dung cần thực hiện theo từng thời điểm để phấn đấu đến năm 2025 được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Ủy ban nhân dân các xã tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác của tổ chức trong và ngoài nước để xây dựngnông thôn mới. Tổ chức phát động phong trào toàn dân xây dựngnông thôn mới trong ấp, xã; trên cơ sở đó giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, cá nhân phụ trách từng nội dung, tiêu chí cụ thể (có kế hoạch thực hiện bao gồm: các tiêu chí, các hạng mục, phần việc; cá nhân hay đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện; lộ trình thực hiện; phần nguồn dự toán kinh phí).

Hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp hoạt động với Ban phát triển ấp, Ban giám sát cộng đồng. Phát động giám sát cộng đồng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn xã. Thành lập các nhóm quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng các công trình sau khi nghiệm thu bàn giao.

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân trên địa bàn huyện.

Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền,vận độngxây dựng nông thôn mới.Các cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, ban ngành huyện mà nòng cốt là các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức hoạt động tuyên truyền, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, các cơ chế chính sách về xây dựng nông thôn mới để người dân thông hiểu, tự giác tham gia chương trình. Căn cứ Kế hoạch thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới hằng năm của UBND huyện, mỗi đơn vị, tổ chức lựa chọn những nội dung phù hợp để chủ động xây dựng chương trình hành động hướng vào vận động quần chúng ở cơ sở. Làm cho nhân dân tin tưởng, phấn khởi, đoàn kết tự xây dựng cuộc sống văn minh và tích cực tham gia đóng góp công sức, vật chất vào xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" nhằm duy trì những kết quả đạt được. Trong đó chú trọng xây dựng tình làng, nghĩa xóm, nếp sống văn minh, duy trì các danh hiệu văn hóa. Thường xuyên tổ chức củng cố, xây dựng phong trào quần chúng tự quản; vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Mặt khác, huyện Châu Thành có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm trên 50% dân số của huyện), do đó, các cấp ủy cần quan tâm phát huy vai trò của Ban công tác Mặt trận ấp và những người có uy tín trong đồng bào dân tộc để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Bởi họ là những người hiểu rõ về tâm lý, nếp sống, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc nên sẽ thuận lợi hơn trong công tác tuyên truyền.

Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong xây dựng nông thôn mới, thể hiện đúng phương châm "đảng viên đi trước, làng nước theo sau", bởi từng cán bộ, đảng viên của Đảng gương mẫu, tích cực tham gia, đóng góp nguồn lực xây dựng nông thôn mới sẽ tác động mạnh đến nhận thức của người dân để họ học hỏi, làm theo. Tuyên truyền những tấm gương tiêu biểu, những mô hình hay trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới để tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.

Thực hiện tốt dân chủ cơ sở, tăng cườngcông tác nắm tình hình tư tưởng và dư luận xã hội về xây dựng nông thôn mớiđể giúp cấp ủy, chính quyền các cấp cóbiện pháplãnh đạo, chỉ đạo thực hiệnphù hợp với thực tiễn địa phương và nguồnlực đóng góp của người dân.

Phát huy vai trò củaMặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp cáctầng lớp nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phối hợp tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựngnông thôn mới, nội dung phương pháp và mục tiêu cần đạt của xây dựng xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới để người dân hiểu, đồng thuận và tự giác tham gia, giám sát thực hiện những hoạt động của các dự án đầu tư trên địa bàn xã. Chú trọngđổi mới nội dung và phương thức hoạt động nhằm thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựngnông thôn mới, thông qua công tác tuyên truyền, vận động và tùy vào hoàn cảnh cụ thể của từng nhóm đối tượng mà định hướng phần việc để họ tham gia xây dựngnông thôn mới. Thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội và giám sát các công việc, hạng mục thi công tại các địa phương trong quá trình thực thi chính sách xây dựngnông thôn mới. Thông qua công tác giám sát và phản biện xã hội, phản ánhkịp thời những ý kiến đóng góp của quần chúng nhân dân và đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm có giải pháptháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách xây dựngnông thôn mới.

Ba là,đa dạng hóa việc huy động nguồn lực và sử dụng nguồn lực có hiệu quả trong thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới

Thực hiện lồng ghép đồng bộ, thống nhất các nguồn vốn từ các chương trìnhmục tiêu quốc gia khác, các dự án, đề án, chương trình đầu tư có liên quan trên địa bàn huyện với nguồn vốn thuộc chương trình xây dựngnông thôn mớiđể phát huy hiệu quả đầu tư. Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ chương trình xây dựngnông thôn mớicần ưu tiên đầu tư cho các xã được chọnđạt chuẩn nông thôn mớitrong năm 2021, 2022 và đạt chuẩn nông thôn mớinâng cao vào năm 2025. Sử dụng ngân sách kết dư hằng năm của huyện để đầu tư cho xây dựngnông thôn mới.

Có chính sách thu hút, khuyến khích, tạo điều kiện để cácdoanh nghiệpđến đầu tư trên địa bàn, nhất là đầu tư vàolĩnh vựcnông nghiệp, nông thôn. Tăng cường xã hội hóa đầu tư các công trình, trong đó chú trọng phát huy nguồn lực đóng góp từ người dân cùng với ngân sách hỗ trợ của Trung ương, của Tỉnhđể thực hiện chương trình. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn huy động hợp pháp, các nguồn vốn xã hội hóa từ sự đóng góp của người dân để xây dựngnông thôn mớitrên địa bàn.

Đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộinhư xây dựng đường làng, ngõ xóm nên để người dân tự chủ trong tổ chức thực hiện,từ việc huy động nguồn kinh phí đến việc giám sát và tổ chức thi công. Việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống như tổ chức các lễ hội truyền thống, giữ gìn và phát huy các ngành nghề truyền thống... nên giao cho người dân thực hiện.

Tăng cường trách nhiệm của Nhà nước đối với việc sử dụng nguồn lực đất đai. Trước mắt, Ủy ban nhân dân huyện phải xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch tổng thể về quy hoạch xây dựng nông thôn mới; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất vào từng mục tiêu phát triển phải được xây dựng trên quy mô cả huyện và cụ thể hóa tới từng xã.

Bốn là, phát huy vai trò giám sát của cộng đồngtrong thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới của huyện

Cần phải có sự thống nhất cao về nhận thức của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc trong hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng; khi triển khai thực hiện công trình, dự án thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở chủ động tham mưu với cấp ủy, phối hợp với chính quyền cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện(như công khai dự án, thiết kế, quy mô công trình, dự án...) để người dân và ban giám sát cộng đồng,ban thanh tra ấp biết, tham gia giám sát trong quá trình thực hiện; khi ban giám sát cộng đồng đề xuất, kiến nghị những vấn đề liên quan đến thi công các công trình thì chính quyền và các ban ngành có liên quan phải giải quyết kịp thời để công trình, dự án khi hoàn thành sẽ mang lại hiệu quả, chất lượng cao.

Khi thành lập các ban này cần lựa chọn những người có hiểu biết nhất định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lývà đặc biệtphải là những người công tâm, khách quan, trung thực, vì lợi ích của cộng đồng. Quan tâm khen thưởng kịp thời những cá nhân có tinh thần trách nhiệm cao để hoạt động giám sát đầu tư cộng đồng đi vào nền nếp và ngày càng phát huy hiệu quả.

Với sự quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân cùng với việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, chắc chắn rằng, huyện Châu Thành sẽ có nhiều khởi sắc, phát huy được tiềm năng thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế - xã hội, xứng tầm là huyện cửa ngõ của tỉnh Sóc Trăng.

 

Cao Ngọc Điệp

Huyện ủy Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền