Trang chủ    Thực tiễn    Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chính quyền cấp quận, huyện ở thành phố Hà Nội
Thứ sáu, 04 Tháng 4 2014 13:42
3754 Lượt xem

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chính quyền cấp quận, huyện ở thành phố Hà Nội

(LLCT) -Thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 ngày 29-5-2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp trở nên cấp thiết, đặc biệt là chính quyền cấp huyện.

(Xây dựng nông thôn mới ở Chương Mỹ, Hà Nội)

Với việc mở rộng địa giới hành chính gấp 3 lần, với 10 quận, 18 huyện và 1 thị xã, hoạt động của chính quyền cấp huyện thành phố Hà Nội có những thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức.

Khu vực nội thành (10 quận) phải đối mặt với thách thức gia tăng người nhập cư, ách tắc giao thông... Khu vực ngoại thành, tình trạng lao động nông nhàn không có việc làm, ô nhiễm môi trường nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm các huyện ven đô gặp nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực ở một số huyện miền núi còn hạn chế...

Vượt qua những khó khăn sau hợp nhất, trong 5 năm qua, chính quyền cấp huyện thành phố Hà Nội đạt nhiều chuyển biến tích cực:

Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông từng bước đi vào nền nếp, hiệu quả... tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đã từng bước được xác định, tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện được kiện toàn theo hướng thu gọn đầu mối, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực bước đầu mang tính chất chính quyền đô thị, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu chung về cải cách hành chính và đặc thù của Thủ đô.

Phân cấp quản lý kinh tế - xã hội đã giảm tải về công việc cho cấp thành phố, mở rộng quyền hạn của chính quyền cấp huyện, thị xã, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; từng bước nâng cao năng lực bộ máy, trình độ cán bộ và góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của nhân dân.

Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được các quận, huyện, thị xã quan tâm. Cơ chế phân cấp, ủy quyền trong lĩnh vực quản lý cán bộ, công chức; trong tuyển dụng, sử dụng quỹ tiền lương, tiền công được từng bước thực hiện. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được phân cấp hợp lý; tích cực đổi mới nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng gắn với thực tế và yêu cầu tiêu chuẩn cán bộ. Đội ngũ cán bộ từng bước được chuẩn hóa, có sự chuyển biến mạnh về phong cách làm việc, trách nhiệm và chất lượng phục vụ nhân dân. Công tác thanh tra, kiểm tra cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính có nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra, góp phần tăng cường kỷ cương hành chính.

Hoạt động công vụ của đội ngũ công chức đã được cải thiện. Nội dung hoạt động của cơ quan hành chính minh bạch, dân chủ và thân thiện với công dân. Những sai phạm của cơ quan hành chính gây thiệt hại cho công dân đều được xem xét và khắc phục khi phát hiện hoặc có ý kiến khiếu nại tố cáo của nhân dân.

Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9001: 2000, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hành chính, bước đầu tạo ra những chuyển biến tích cực trong phương thức hoạt động của cơ quan hành chính hiện đại.

HĐND cấp huyện được củng cố, kiện toàn, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động.

Công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND được chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, chương trình và phân công trách nhiệm cho các đơn vị, cá nhân trong kỳ họp. Việc chuẩn bị các báo cáo, dự thảo nghị quyết, tờ trình đảm bảo đúng trình tự, đúng quy định của pháp luật. Các nội dung đều được chuẩn bị và gửi tới từng đại biểu đủ thời gian để nghiên cứu, tham gia trước và trong kỳ họp.

Công tác chất vấn, trả lời chất vấn về những vấn đề nóng, vấn đề nhân dân quan tâm được thảo luận và biểu quyết thoả đáng, không bị hạn chế về thời gian và khống chế nội dung.

Hoạt động giám sáttập trung vào những nội dung thiết thực và cụ thể hơn. Nội dung giám sát được chuẩn bị kỹ và xây dựng thành chương trình dài hạn và ngắn hạn, bám sát các vấn đề gây dư luận hoặc khiếu nại tố cáo của công dân như: các vấn đề quản lý đô thị, quản lý kinh tế, cải cách hành chính v.v. Kết luận giám sát được xây dựng thành văn bản, thông tin rộng rãi đến đối tượng được giám sát và các cơ quan liên quan.

Hoạt động tiếp xúc cử triđược cải thiện rõ rệt. Quan điểm tiếp xúc cử tri được quán triệt là gần dân, sát dân, trao đổi và lắng nghe để giải quyết tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Vai trò cầu nối ý kiến cử tri đến các cơ quan hành chính có thẩm quyền được quan tâm, giải quyết. Nội dung giải quyết các vấn đề dân sinh quan tâm được xem xét trong suốt quá trình và trong kỳ họp chính thức của HĐND.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của HĐND và UBND cấp huyện còn có những hạn chế bất cập như:

-Thực hiện sự chỉ đạo điều hành của UBND Thành phố ở một số UBND cấp huyện có lúc có nơi còn lúng túng, chưa thực sự hiệu quả.

-Trật tự kỷ cương hành chính chưa được chấp hành nghiêm túc, còn hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Một bộ phận cán bộ công chức trong giải quyết các thủ tục hành chính còn hách dịch, nhũng nhiễu.

- Công tác quản lý,quy hoạch đất đai, xây dựng, quản lý đô thị còn bộc lộ hạn chế, khuyết điểm.

- Hạ tầng đô thị và nông thôn phát triển chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;tình trạng ùn tắc giao thông, vệ sinh môi trường chưa được giải quyếtdứt điểm.

-Lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm còn yếu; tình trạng dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao; tình trạng quá tải bệnh nhân tại các bênh viện chưa được khắc phục.Công tác thông tin tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa còn bộc lộ nhiềuhạn chế, bất cập.

- Chất lượng hoạt động của HĐND cấp huyện chưa đồng đều, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ. Ở một số huyện, chất lượng các kỳ họp còn chưa cao; công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận, đôn đốc giải quyết đơn thư chưa đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của nhân dân…

- Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên là do sự thiếu đồng bộ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND; một số cấp ủy chưa thường xuyên chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của HĐND; công tác quy hoạch cán bộ HĐND có nơi chưa được quan tâm đúng mức; số lượng đại biểu chuyên trách còn ít, thiếu tính ổn định, chất lượng không đồng đều; tổ chức bộ máy và số biên chế cán bộ giúp việc, nhất là ở HĐND cấp huyệnchưa tương xứng với nhiệm vụ được giao.

Để nâng cao chất lượng hoạt động chính quyền cấp huyện, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

-Tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, thí điểm nhất thể hóa chức danh bí thư và chủ tịch huyện.

- UBND Thành phố cần giao cho một đơn vị nghiên cứu làm đầu mối tổng kết, đánh giá, nghiên cứu sâu về mô hình tổ chức và quản lý đô thị Thủ đô Hà Nội, trong đó có các phương án tổ chức chính quyền phù hợp cho 3 khu vực đô thị, nông thôn, miền núiđểphù hợpvới những điểm mới của Luật Thủ đô và Hiến pháp2013. Có được mô hình quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn sẽ nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cấp huyện theo Quyết định số 5043/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012 – 2016.

- Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, tăng cường sự tham gia của người dân vào các hoạt động quản lý nhà nước, thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới; xây dựng nếp sống văn hóa văn minh đô thị.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu lực, hiệu quả hành chính, xây dựng quy chế, phát huy vai trò người đứng đầu, thủ trưởng cơ quan.

-Tăng cường minh bạch hóa các quá trình hoạt động, áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và giám sát hoạt động các cơ quan.

-Tăng cường đối thoại với các cá nhân và tổ chức; xây dựng cơ chế để thủ trưởng các đơn vị đối thoại, trả lời với công dân, tổ chức.

- Ổn định công tác kiểm soát thủ tục hành chính, trong đó chú trọng kiểm soát thời gian hoàn thành công việc, đảm bảo thực hiện đúng quy định.

Đề cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, coi trọng đánh giá chất lượng công việc; nghiên cứu,điều chỉnh khuôn khổ hoạt động của chính quyền thông qua giới hạn chức năng của cơ cấu quyết định và cơ cấu chấp hành, tăng cường cơ cấu chấp hành; xác định tỷ lệ quyền chi phối tương ứng giữa công chức lãnh đạo và công chức thực thi công vụ, cung ứng dịch vụ công chất lượng, phù hợp với nhu cầu xã hội.

ThS Phạm Xuân Sơn

                                            Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội


 

Thông tin tuyên truyền