Trang chủ    Tin tức    Hội thảo khoa học: Công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, thực trạng, giải pháp và vấn đề hiện nay ở các tỉnh phía Bắc
Thứ năm, 17 Tháng 8 2017 14:59
2152 Lượt xem

Hội thảo khoa học: Công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, thực trạng, giải pháp và vấn đề hiện nay ở các tỉnh phía Bắc

(LLCT) - Sáng 15-8-2017, tại thành phố Hải Phòng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học: "Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, thực trạng, giải pháp và vấn đề hiện nay ở các tỉnh phía Bắc". Đây là một hoạt động trong Đề án Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Dự và chủ trì Hội thảo: GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng; PGS, TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Dự Hội thảo có gần 100 đại biểu, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Viện Lịch sử Đảng, Viện Nghiên cứu Lịch sử Bộ Công an, BanTuyên giáo, Phòng Lịch sử Đảng, Phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng của 28 tỉnh, thành phố phía Bắc.

Phát biểu Khai mạc Hội thảo, GS, TS Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ vị trí, vai trò của công tác lịch sử Đảng đối với công tác tư tưởng lý luận của Đảng, những kết quả quan trọng đã đạt được trong thời gian qua, khẳng định trên thực tế sự đúng đắn của việc ban hành Chỉ thị 15-CT/TW. Nhiều địa phương có điều kiện  thuận lợi trong công tác này, đã 100% các tổ chức đảng từ cơ sở trở lên hoàn thành việc biên soạn, xuất bản sách lịch sử đảng bộ đến năm 2005, 2010. Đồng thời, cũng nêu rõ một số hạn chế, bất cập ở một số địa phương trong công tác lịch sử Đảng, biểu hiện như: một số cấp ủy chưa nhận thức rõ tính chất, tầm quan trọng của công tác này; chưa bố trí nguồn lực tương xứng, chưa quan tâm xây dựng kiện toàn tổ chức, nhân lực còn hạn chế, chưa lãnh đạo chỉ đạo âu sát công tác sưu tầm, biên soạn; chưa bảo đảm nguyên tắc tinh giản tổ chức nhưng không giảm trách nhiệm, vai trò. Đồng chí nêu một số nội dung trọng tâm mà Hội thảo cần tập trung làm rõ nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác này trong thời kỳ mới, như: làm rõ những kinh nghiệm hay trong tổ chức thực hiện Chỉ thị 15, đặc biệt là đề xuất giải pháp, kiến nghị từ địa phương, cơ sở.

Báo cáo Đề dẫn Hội thảo, PGS, TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng nêu khái quát các báo cáo từ các địa phương về những kết quả nổi bật của ngành lịch sử đảng của các tỉnh phía Bắc trong những năm qua, những nội dung đề xuất từ đại phương và những vấn đề cần làm rõ tại Hội thảo.

Trao đổi tại Hội thảo, GS, TS Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ, cần tư duy rõ ràng, cụ thể về tinh giản, không đồng nhất tinh giản về số lượng biên chế đối với các vị trí công việc một cách chung chung như nhau; cần củng cố tổ chức nhân lực làm công tác lịch sử Đảng ở các cấp; đó là cơ sở để giữ vững vai trò của cơ quan tuyên giáo đối với công tác lịch sử Đảng, phát huy tiềm lực khoa học ở các địa phương; tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách, các đồng chí phụ trách công tác lịch sử đảng ở địa phương; và đội ngũ cộng tác viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tiền bối, những người có trình độ, am hiểu thực tiễn địa phương. Tuy nhiên, phải có tập huấn, hội thảo, hội nghị để bồi dưỡng phương pháp sưu tầm, biên soạn cho đội ngũ cộng tác viên; cần tháo gỡ vấn đề cơ chế kinh phí cho công tác biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng đáp ứng yêu cầu mới.

Phát biểu chào mừng Hội thảo, đồng chí Lê Văn Thành Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã nêu bật quá trình lịch sử đấu tranh kiên cường bất khuất của Đảng bộ và nhân dân thành phố Hải Phòng, địa phương có bề dày lịch sử và hào hung, anh dũng. Đảng bộ đã quan tâm công tác lịch sử đảng và có nhiều kinh nghiệm quý trong công tác này.

Các báo cáo tham luận và 11 phát biểu tham luận tại Hội thảo đã phác họa sinh động tình hình công tác lịch sử đảng ở các tỉnh phía Bắc qua 15 năm thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, góp nhiều kinh nghiệm quý và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường trong công tác lịch sử đảng trong thời kỳ mới:

Các báo cáo tham luận và phát biểu tại Hội thảo đều đánh giá cao những bước tiến lớn, những kết quả quan trong công tác lịch sử đảng tại các địa phương từ khi có Chỉ thị 15. Số lượng công trình hoàn thành hàng năm rất lớn, đặc biệt là có nhiều công trình có giá trị chính trị và khoa học cao, công tác lịch sử đảng đã lôi cuốn được nhiều nhà khoa học ở các cơ quan, đơn vị, các nhân chứng lịch sử, cán bộ lão thành cách mạng tham gia; các công trình đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lịch sử và được cập nhật khá kịp thời, qua đó đã đóng góp lớn trong công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử, đúc kết được kinh nghiệm, làm sáng tỏ những bài học quý báu; góp phần đấu tranh với các ý kiến sai trái, xuyên tạc lịch sử.

Một thành công nổi bật là nhận thức của các cấp và toàn xã hội đối với công tác lịch sử đảng đã được nâng lên. Từ thực tế đã khẳng định công trình lịch sử dần bảo đảm là một đề tài khoa học. Nếu trước đây nhiều người cho rằng, biên soạn lịch sử Đảng đây là sản phẩm của cấp ủy, phục vụ công tác tuyên truyền, không phải là đề tài khoa học. Nay đã khẳng định, đó là đề tài khoa học. Từ đó, xóa bỏ cơ chế xin cho.

Từ những thành quả rất lớn mà ngành lịch sử đảng đạt được trong 15 năm qua, khẳng định trên thực tế việc ban hành Chỉ thị 15 là phù hợp với yêu cầu thực tế, và Chỉ thị 15 đã được thực hiện rất hiệu quả.

Các ý kiến cũng khẳng định việc tổ chức hội thảo về công tác lịch sử đảng là rất quan trong đối với việc chuẩn bị tổng kết 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 15.

Nhiều ý kiến phát biểu tập trung làm rõ những hạn chế, yếu kém trong công tac lịch sử đảng hiện nay, nổi bật là:

Về văn bản chỉ đạo, trong cả thời kỳ đổi mới, công tác lịch sử đảng chỉ có Chỉ thị 15 của Ban Bí thư không bổ sung các văn bản hướng dẫn khác của Ban Tuyên giáo Trung ương, do vậy, các địa phương chỉ thực hiện theo chỉ đạo của Ban Thường vụ.

Về tổ chức bộ máy, hiện nay đang thiếu sự chỉ đạo tập trung thống nhất. Cần tách hoặc chỉ đạo tiểu ban lịch sử chuyên trách theo dõi công tác này.

- Một số cấp ủy, nhất là cấp ủy đơn vị sự nghiệp còn xem nhẹ công tác lịch sử đảng; Chất lượng một số ấn phẩm chưa cao, chưa hấp dẫn người đọc; Đầu tư kinh phí rất lớn nhưng chưa đáp ứng yêu cầu; Biên soạn mới giáo trình giảng dạy lịch sử đảng trong trường học ở các huyện còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Vấn đề kinh phí, có một số cơ sở đã xã hội hóa, nhưng nhìn chung khó khăn kinh phí sưu tầm, biên soạn và nhất là xuất bản.

Một số kinh nghiệm công tác lịch sử đảng ở địa phương là:

- Nâng cao trách nhiệm của Ban Tuyên giáo các cấp, quan tâm giúp đỡ cấp ủy trực thuộc, tư vấn chuyên môn, kiểm tra đôn đốc thực hiện cả về nội dung và tiến độ thực hiện công tác sưu tầm, biên soạn, đặc biệt là trước hết là làm tốt khâu thẩm định bản thảo lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống. Đồng thời, phải khắc phục tình trạng khoán trắng cho các nhà chuyên môn nghiên cứu, biên soạn.

- Để bảo đảm yêu cầu chuyên môn, nhất thiết phải có ít nhất một cán bộ có trình độ chuyên ngành lịch sử chuyên trách công tác lịch sử đảng ở Ban Tuyên giáo tỉnh, huyện.

- Cần quan tâm bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, hướng dẫn, giúp đỡ cho đội ngũ trực tiếp làm công tác lịch sử địa phương, huyện, xã.

- Cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc đưa môn giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử địa phương trong nhà trường, từ khâu chỉ đạo biên soạn giáo trình, giáo khoa, phương pháp giáo dục, bảo đảm đúng đối tượng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.

Các phát biểu đã nêu một số kiến nghị cụ thể:

- Cần sớm ban hành Chỉ thị mới về công tác lịch sử đảng thay thế Chỉ thị 15, trong đó cần nêu rõ sự gắn kết giữa biên soạn với xuất bản, tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng. Chỉ thị và hướng dẫn thực hiện cần thống nhất, cụ thể về hệ thống tổ chức, bộ máy làm công tác lịch sử đảng ở các cấp ủy, khắc phục sự thiếu thống nhất như hiện nay. Trong công tác lịch sử đảng cần quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, bởi đó là các chỉ dấu lịch sử đảng.

- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ làm công tác công tác lịch sử đảng trên toàn quốc, gồm cả các cán bộ làm công tác tham mưu, chỉ đạo công tác này và đội ngũ cộng tác viên tham gia công tác nghiên cứu, biên soạn và xuất bản, tuyên truyền giáo dục lịch sử đảng. 

- Chỉ thị 15 năm được thực hiện đã được mười lăm năm, cần tổng kết và ban hành văn bản chỉ đạo phù hợp với tình hình mới, trong đó phân định và cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Ban Tuyên giáo và Học viện CTQG Hồ Chí Minh, bảo đảm sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và sự hướng dẫn chuyên môn của Học viện thường xuyên hơn, giúp định hướng thống nhất về công tác này. Cần quy định rõ nhân sự đảm nhiệm công tác lịch sử Đảng. Văn bản chỉ đạo mới cần đề cập sâu về công tác lưu trữ, tư liệu đây là điểm yếu hiện nay, chưa có sự quan tâm đúng mức.

- Học viên phối hợp ban hành quy định thống nhất về quy trình biên soạn lịch sử đảng, kinh phí, bảo đảm thống nhất, chặt chẽ.

- Cần có quy định thống nhất, cụ thể việc đưa khung kiến thức lịch sử địa phương vào chương trình giáo dục trong hệ thống trường phổ thông, trường chính trị tỉnh, thành phố. Hiện nay do chưa có quy định cụ thể, nên các địa phương làm chưa thống nhất.

Bên cạnh các nội dung khá thống nhất trên, các phát biểu tại Hội thảo đã nêu những vấn đề mới, kinh nghiệm hay của công tác biện soạn lịch sử ngành, địa phương:

Đồng chí Nguyễn Hữu Doãn, Ủy viên ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng đã nêu những kết quả quan trọng trong công tác lịch sử Đảng của Đảng bộ Hải Phòng trong thời gian qua và kiến nghị Trung ương cần có hướng dẫn thống nhất trong công tác nghiên cứu biên soạn, quy định về cơ chế kinh phí cho công tác lịch sử đảng

Đồng chí Nguyễn Thị Liên, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nêu những kiinh nghiệm trong công tác biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ. Đặc biệt, Đảng bộ Hà Nội đã quan tâm sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 15 hai năm một lần, thường xuyên tổ chức tập huấn công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống. Đến nay, Hà Nội đã có 100% cấp huyện, xãđã hoàn thành biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ. Công tác giáo dục truyền thống cách mạng được chú trọng với nhiều kinh nghiệm hay.

Một số kinh nghiệm của Đảng bộ Hà Nội trong công tác này là: Các cấp ủy đảng, đặc biệt là người đứng đầucần nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của công tác lịch sử đảng; gắn biên soạn với tuyên truyền, giáo dục.

Đồng chí Nguyễn Thái Sơn, UV BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế nêu ý kiến sự cần thiết ban hành quy định về cơ chế, chính sách thống nhất đối với toàn ngành nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong vấn đề tài chính.

Kinh nghiệm là, Ban Tuyên giáocần xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn cả nhiệm kỳ hoặc nửa nhiệm kỳ, trong đó có cáckế hoạch cụ thể đối với từng năm, rõ đầu mục công việc, các khâu, các bước sưu tầm, tập hợp hệ thống hóa tài liệu, biên soạn, xuất bản. Trên cơ sở đó,xây dựng đề án để đưa vào kế hoạch hoạt động khoa học của Sở Khoa học -Công nghệ.

Thiếu tướng, PGS, TS Nguyễn Bình Ban Viện trưởng Viện lịch sử Công an, nêu rõ, cần nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan những kết quả và hạn chế, yếu kém cần khắc phục hiện nay. Cơ quan chuyên trách: hiện mỗi địa phương có 1-2 cán bộ chuyên trách, nhưng có đội ngũ công tác viên nghiên cứu, biên soạn đông đảo có thể huy động, khoa học. Nhiệm vụ ở cấp đơn vị chỉ làm công tác sưu tầm, hệ thống hóa, tổng kết. Công tác tổng kết chiến lược phải từ cấp tỉnh, Tổng cục trở lên. Cần thống nhất nhận thức, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử là hoạt động khoa học, không chỉ là “công trình cấp ủy”, phục vụ chính trị, sự kiện chính trị cụ thể.

Về tâm lý, tình cảm người Việt, với truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, đều có chung tư tưởng, tâm lý quan tâm, chú ý lịch sử, tôn trọng quá khứ, nhưng do công việc thực tế, những hoạt động nghiên cứu, biên soạn lịch sử thì chưa được đặt ngang tầm vị trí, vai trò.

Kinh nghiệm của ngành lịch sử công an, ngành có kinh phí hỗ trợ từ bộ đối với các công an các địa phương. Hàng năm, các địa phương đăng ký kế hoạch hoạt động khoa học, ở các cấp đề tài khoa học cấp cơ sở, cấp bộ.

Đồng chí Hà Tiến Lam, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh nêu một thực tế, đối với các Ban Tuyên giáo huyện việc thẩm định lịch sử xã phường là rất khó khăn. Bởi năng lực chuyên môn, kiến thức lịch sử của cán bộ tuyên giáo huyện còn khác nhau, trong khi lịch sử đảng bộ cơ sở có nội dung rất phong phú, với nhiều sự kiện diễn ra tại làng xã, liên qua trực tiếp đến các nhân vật lịch sử cụ thể, vấn đề chính trịrất nhạy cảm.

Đồng chí Sèn Chỉn Ly, Trưởng Ban Tuyên giáo Hà Giang, nêu rõ công tác lịch sử đảng ở địa phương miền núi như Hà Giang còn nhiều khó khăn, mặc dù những năm gần đây đã được thúc đẩy tăng cường công tác biên soạn, xuất bản sách, hàng chục công trình lịch sử được xuất bản nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Biên chế, cán bộ rất khó khăn, cán bộ lịch sử chỉ có 1 đồng chí phó phòng theo dõi và 1 chuyên viên, có khi không có.

Ban tuyên giáo có thành lập Hội dồng thẩm định, nhưng do chưa có cơ chế hoạt động nên chưa phát huy hệu quả.

Đồng chí Nguyễn Thị Huyền, Phó trưởng Phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lào Cai nêu rõ, Tỉnh ủy Lào Cai đặc biệt quan tâm công tác lịch sử đảng, tuy nhiên cũng còn nhiều khó khăn. Kiến nghị cần ra chỉ thị mới về "Công tác lịch sử Đảng", bao gồm nội dung rộng hơn, cả nghiên cứu, biên soạn và giáo dục, tuyên truyền lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống.

Trung ương cần ban hành văn bản chỉ đạo mới, trên cơ sở đó Học viện, Ban Tuyên giáo có hướng dẫn, quy định về "công tác lịch sử đảng", nêu rõ những yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ cụ thể, thống nhất quy định công tác tổ chức bản thảo, xuất bản, sử dụng ấn phẩm,...

Cần tổ chức hội nghị giao ban định kỳ 6 tháng, 1 năm về công tác lịch sử đảng, để kiểm tra, theo dõi đôn đốc kịp thời công tác này.

Đồng chí Nguyễn Đăng Túc, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Ninh, cho rằng cần ban hành Chỉ thị mới cụ thể hơn về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng", nêu rõ yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động lãnh đạo, kiểm tra giám sát công tác này. Tỉnh Bắc Ninh đã đưa vào giáo dục lịch sử đảng vào trong các trường phổ thông và trường chính trị. Vấn đề doanh nghiệp tham gia công tác lịch sử đảng cần chấn chỉnh, tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng.

Bắc Ninh không tách phòng lịch sử Đảng và phân công đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo phụ trách công tác lịch sử đảng thể hiện sự quan tâm tăng cường chỉ đạo của Đảng, của cấp ủy đối với công tác này.

Đồng chí Trần Đức Thuần, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Nam, nêu kinh nghiệm thực tế Đang bộ tỉnh Hà Nam, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo công tác lịch sử đảng, về tổ chức, tỉnh giữ nguyên phòng lịch sử đảng.Tỉnh phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành công tác biên soạn. Để đôn đốc kịp thời, hàng năm đều tổ chức khảo sát về công tác lịch sử đảng để kịp thời tham mưu với Tỉnh ủy chỉ đạo, nâng cao hiệu quả.

Tăng cường sự phối hợp chỉ đạo giữa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các ban ngành Trung ương với các địa phương.

Kết luận Hội thảo, GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, khẳng định: Các ý kiến thống nhất sự cần thiết phải tổng kết Chỉ thị 15; nêu rõ vai trò của các cấp ủy, các cơ quan từ trên xuống dưới; đề xuất nhiều ý kiến về cơ chế chính sách cần cần nhắc, quan tâm giải quyết. Thực tế khẳng định, việc thực hiện Chỉ thị 15 đã đạt nhiều kết quả.Các địa phương đã nhận thức đúng, tậptrung chỉ đạo, nỗ lực lớn khắc phục khó khăn, đạt nhiều kết quả to lớn. Số lượng công trình rất lớn, đặc biệt là có nhiều công trình có giá trị, đã quy tụ được nhiều nhà khoa học tham gia, làm sáng tỏ nhiều vấn đề, được cập nhật khá kịp thời,qua đó đã đóng góp lớn trong công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử, đúc kết được kinh nghiệm, làm sáng tỏ những bài học quý báu; góp phần đấu tranh với các ý kiến sai trái, xuyên tạc lịch sử.

Còn một số hạn chế trên các mặt, như cấp ủy một số nơi nhận thức chưa đúng công tác này, nên chưa được quan tâm tổ chức bộ máy chuyên trách,... Đồng chí nhấn mạnh yêu cầu đang đặt ra hiện nay là kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác lịch sử đảng phù hợp với tinh thần Hội nghị Trung ương 6 khóa XII sắp tới, tinh gọn bộ máy, không tăng biên chế nhưng vẫn phải có người phụ trách, phải có cơ chế phù hợp, theo hướng cán bộ phụ trách công tác lịch sử Đảng có vai trò đầu mối tổ chức công tác này, tham mưu tổ chức lực lượng chuyên gia, các nhà chuyên môn triển khai thực hiện các công trình lịch sử.

Làm rõ vai trò của Ban Tuyên giáo với công tác lịch sử Đảng; cần chỉ đạo thường xuyên, sâu sát công tác lịch sử đảng, trươc hết là khâu thẩm định bản thảo. Các ban tuyên giáo cần thành lập Hội đồng thẩm định, giúp tư vấn, thẩm định, phản biện về chuyên môn.

Tăng cường tuyên truyền lịch sử Đảng ở tỏng nước và trên bình diện quốc tế để tăng cường sự hiểu biết của bạn bè quốc tế đối với lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc Việt Nam hiện đại.

Cần chấn chỉnh lại việc tham gia sưu tầm, biên soạn lịch sử đảng địa phương của các tổ chức, cá nhân còn non yếu về chuyên môn. Các cấp cần chú trọng công tác sử liệu, đồng thời quan tâm giải mật các tài liệu đúng quy định để cung cấp nguồn tư liệu cho nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng.

Cần bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạosâu sắc của cấp ủy trong công tác lịch sử Đảng - yếu tố quyết định bảo đảm tính khoa học, khách quan, chân thực, từ đó nâng cao tính thuyết phục, hấp dẫn của lịch sử Đảng.

Thực hiện tinh giản biên chế, tinh gọn tổ chức nhưng không bỏ trống, không buông lỏng, thiếu trách nhiệm.

Công tác thẩm định có vị trí quan trọng đến chất lượng công trình lịch sử, nếu không đủ tầm sẽ không đáp ứng yêu cầu, khong phát hiện những vấn đề sai lệch.

Vấn đề kinh phí, lịch sử là công trình khoa học, từ đó kinh phí phải xác định theo quy định đề tài khoa học. Chẳng hạn, lịch sử tỉnh là cấp bộ, huyện là cơ sở,...

Trong khi chưa có văn bản thay thế, tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 15, trên tinh thần:Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác lịch sử đảng, đặt chuỗi công việc này dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của tổ chức Đảng. Phải có sự phối hợp của các tổ chức, cơ quan, ban ngành.Xác định rõ trách nhiệm của Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện, Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, địa phương.Phải xác định rõ Ban Tuyên giáo giữ vị trí, vai trò nòng cốt, phải thực hiện nghiêm túc quy trình, phải thận trọng những vấn đề tồn nghi, còn tranh luận, không thể qua loa.

Phải chú trọng đồng bộ giữa nghiên cứu, biên soạn, thẩm định và tuyên truyền.Việc thực hiện tuyên truyền phải kết hợp giữa các bộ phận, giữa phận giáo dục, tuyên truyền, để chuyển hóa nội dung đã nghiên cứu, biên soạn vào giảng dạy trong hệ thống nhà trường và xã hội,

Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và bộ máy:

Cần có quy định rõ ràng về tiêu chuẩn chuyên môn, chuyên nghiệp của vị trí phụ trách công tác này. Phải làm thường xuyên công tác tập huấn, có kế hoạch hằng năm.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tập huấn.

- Về cơ chế tài chính, cơ sở vật chất: cần có cơ chế huy động cộng tác viên trong việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng; hướng dẫn về kinh phí rõ ràng, cụ thể. Có kinh phí cho việc biên soạn giáo trình giảng dạy, với yêu cầu kỹ thuật, chuyên môn sư phạm.

Cần sửa đổi, xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo mới về công tác lịch sử đảng, để thay thế Chỉ thị 15,theo hướng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.

Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ đạo rất sát sao việc tổng kết công tác lịch sử Đảng, tổng kết Chỉ thị 15, có sựphối hợp chặt chẽ giữa Ban Tuyên giáo Trung ương, các Tỉnh ủy, Thành ủy cùng Học viện CTQG Hồ Chí Minh.Đề nghị các phòng lịch sử đảng, phòng lý luận chính trị - lịch sử đảng quán triệt tinh thần Hội thảo.

Nguyễn Trịnh 

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền