Hội thảo khoa học “Tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam trong bối cảnh mới”
(LLCT) - Sáng ngày 18-12-2018 tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam trong bối cảnh mới”.
Chủ trì Hội thảo có: PGS, TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS, TS Đỗ Lan Hiền, Viện trưởng Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng; PGS, TS Lê Văn Lợi, Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học.
Tham dự Hội thảo có các nhà khoa học nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng trong và ngoài Học viện, đại diện các đơn vị và các học viên cao học, nghiên cứu sinh đang học tập tại Học viện.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS, TS Lê Quốc Lý cho rằng, trong khoảng ba thập niên trở lại đây, dưới tác động của hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0, đời sống tôn giáo, tín ngưỡng trên thế giới đã có những biến động mạnh mẽ với nhiều xu hướng và động thái khác nhau, thể hiện qua 4 nội dung chính: một là, hệ thống tôn giáo ngày càng trở nên đa dạng, hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện ngày càng nhiều, sự chuyển đổi tôn giáo diễn ra ngày càng sôi động; hai là, yếu tố địa – tôn giáo đang thay đổi ngày càng mạnh mẽ, bản đồ tôn giáo thế giới đang có sự phân bố lại dưới một sắc thái mới; ba là, các tôn giáo chú trọng sử dụng truyền thông đại chúng và công nghệ thông tin để hiện đại hóa sinh hoạt tôn giáo và phương cách truyền giáo; bốn là, các tôn giáo tham gia tích cực vào đời sống chính trị - xã hội, vấn đề tôn giáo và dân tộc đang trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Những xu hướng và động thái của đời sống tôn giáo tín ngưỡng trên thế giới như vậy đã và đang có những tác động mạnh mẽ đến đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Theo hướng tích cực, các tôn giáo ở nước ta ngày càng chủ động và tích cực hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, góp sức cùng toàn thể xã hội phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện rõ trong đường hướng hành đạo: với Phật giáo là “Đạo pháp – Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”, với Công giáo là “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”, với đạo Tin lành là “Sống phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phụng sự Tổ quốc và Dân tộc”, với đạo Cao Đài là “Nước vinh, Đạo sáng”… Tuy nhiên, theo chiều hướng tiêu cực, dễ dàng nhận thấy các thế lực thù địch, phản động đang tăng cường lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ và nhân quyền để chống phá nhà nước ta.
Với 30 tham luận và các ý kiến phát biểu tại Hội thảo đã tập trung làm rõ 3 vấn đề chính là: thứ nhất, phân tích những xu hướng, động thái mới trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng trên thế giới hiện nay dưới tác động của hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0; thứ hai, đánh giá tác động của những xu hướng, động thái mới này đến đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay; thứ ba, đưa ra những khuyến nghị, giải pháp có tính khả thi cho việc tiếp tục hoàn thiện chính sách và pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng cũng như nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo của Việt Nam trong thời gian tới.
Kết quả của Hội thảo sẽ đóng góp luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc thực thi hiệu quả Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ ngày 1-1-2018 và việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác tôn giáo trong tình hình mới.
Thúy Thảo
Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống
Đại hội Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020-2025
Giới thiệu Tạp chí in
Tin Ảnh
- Đại hội đại biểu lần thứ nhất Liên Chi hội nhà báo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2021 - 2025
- Tạp chí Lý luận chính trị tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2021
- Hội thảo khoa học: Tạp chí Lý luận chính trị góp phần vào công tác lý luận của Đảng - Kỷ niệm 45 năm Tạp chí Lý luận chính trị ra số đầu (1976-2021)
Tóm tắt bài Tạp chí in số mới nhất
- Kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển kinh tế vùng biên giới
- Sự tham gia của các tổ chức thành viên Liên Hợp Quốc tại Việt Nam trong xây dựng pháp luật
- Chính sách đất đai của Việt Nam qua hơn 35 năm đổi mới
- Công tác vận động quần chúng ở miền Nam, góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
- Chuyển dịch cơ cấu lao động dưới tác động của quá trình di cư lao động