Hội thảo khoa học: “Góp ý các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”
(LLCT) - Ngày 19-9-2013, tại Hà Nội, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức hội thảo khoa học: “Góp ý các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”.
Tham dự Hội thảo có PGS,TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, Trưởng ban Soạn thảo Hiến pháp và các nhà khoa học của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Kiểm sát nhân dân…
Phát biểu đề dẫn và khai mạc Hội thảo, PGS,TS Lê Quốc Lý nhấn mạnh: “Hiến pháp hiện hành (thông qua năm 1992, sửa đổi năm 2001) đã góp phần mở ra một thời kỳ đổi mới, thúc đẩy tiến trình phát triển đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn đổi mới, phát triển và hội nhập nhanh chóng của đất nước cho thấy sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung của Hiến pháp. Trong đó, một nội dung quan trọng cần tiếp tục được sửa đổi, bổ sung đó là các quy định liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân. Từ khi ra đời đến nay, Nhà nước Việt Nam luôn luôn quan tâm đến việc bảo đảm quyền con người, xem đó là mục tiêu và bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa… Sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân vào quá trình lập hiến, lập pháp cũng như xây dựng chính sách nói chung là quyền và nghĩa vụ công dân, đồng thời là một trong những thước đo về dân chủ và văn minh của đất nước…Hội thảo cũng là dịp để tăng cường và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa UNDP với các cơ quan khoc học và giáo dục, tham vấn chính sách của Việt Nam, trong đó có Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh".
Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 với 4 nội dung: những vấn đề về nguyên tắc chung và kinh nghiệm quốc tế; góp ý các quy định liên quan đến các quyền dân sự và chính trị; góp ý các quy định về các quyền kinh tế - xã hội và quyền của nhóm dễ bị tổn thương; góp ý những quy định về các thiết chế độc lập, cơ chế giám sát thực hiện quyền con người, quyền công dân và kỹ thuật lập hiến. Tại Hội thảo, ông Vũ Tuấn Minh, chuyên gia chính sách về pháp luật và tiếp cận công lý thuộc UNDP đề xuất một số khuyến nghị của Liên hợp quốc về các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân; GS.TS Trần Ngọc Đường, GS.TS Nguyễn Đăng Dungcũng góp thêm nhiều thí dụ về chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp một số nước trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam... Hội thảo đã trao đổi, đối thoại thẳng thắn giữa Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 với các nhà khoa học, các chuyên gia hoạch định chính sách, pháp luật, các nhà lãnh đạo quản lý và ý kiến của các tầng lớp nhân dân về các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Hoa Mai
Đại hội Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020-2025
Giới thiệu Tạp chí in
Tin Ảnh
- Hội thảo khoa học “Vai trò, trách nhiệm của hội viên Liên Chi hội Nhà báo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá năm 2022”
- Toàn cảnh Hội Báo toàn quốc năm 2022 với chủ đề: Báo chí Việt Nam đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn
Tóm tắt bài Tạp chí in số mới nhất
- Chính sách của Trung Quốc đối với Mỹ từ năm 2012 đến nay
- Kinh nghiệm liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp nội địa của Thái Lan và Malaixia
- Tư tưởng đề cao tự do cá nhân và thể chế kiểm soát quyền lực nhà nước của Hoa Kỳ
- Bảo đảm quyền tham gia của người dân trong tiến trình xây dựng chính phủ số ở Việt Nam
- Quan hệ chính trị quốc tế và thời cơ phát triển của Việt Nam theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng