Đạo đức của Đảng, các yếu tố tác động và giải pháp bảo vệ, hoàn thiện

ThS PHẠM THỊ VĨNH HÀ
 
Tạp chí Lý luận chính trị,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
 

(LLCT) - Xây dựng Đảng về đạo đức là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, được Đảng ta đề cao, thường xuyên quan tâm và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bài viết làm rõ các yếu tố tác động đến đạo đức của Đảng; đề xuất một số giải pháp bảo vệ, hoàn thiện đạo đức của Đảng theo yêu cầu phát triển của thời đại. Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia mã số KX.02.11/21 - 25.
 

Hồ Chí Minh thâu thái, kết tinh, lan tỏa những giá trị dân tộc và thời đại

PGS, TS BÙI ĐÌNH PHONG

(LLCT) - Bài viết tập trung làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị dân tộc như bất khuất, kiên cường, tự chủ, sáng tạo, thích ứng hoàn cảnh và mọi biến đổi để giành thắng lợi; là sự thâu thái những giá trị của nhân loại là: hòa bình, độc lập dân tộc, hợp tác, tiến bộ, nhân văn và phát triển. Người đã lan tỏa những giá trị đó trên toàn thế giới, cống hiến vào phong trào giải phóng dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội.
 

Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

TS TRẦN THỊ HUYỀN
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 

(LLCT) - Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là ba yếu tố gắn bó hòa quyện chặt chẽ với nhau. Bài viết phân tích vai trò quan trọng của việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ đức, đủ tài, tổ chức đảng và hệ thống chính trị ngày càng đoàn kết, thống nhất, trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
 

Các cơ quan báo chí thực hiện công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên mạng xã hội

ThS LÊ NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
 
Đại học Khoa học Huế

(LLCT) - Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội làm công cụ đắc lực để lan truyền các luận điệu xuyên tạc đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ta. Vấn đề này đang đặt ra yêu cầu mới đối với công tác báo chí trong việc tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Các cơ quan báo chí cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cung cấp kịp thời thông tin chính thống, tạo dòng thông tin chủ đạo để công chúng nhận diện rõ bản chất các quan điểm sai trái, thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.
 

ThS NGUYỄN TRƯỜNG HẢI
TS NGUYỄN QUANG TẠO
 
Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

 (LLCT) - Nghiên cứu quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng lực lượng dự bị động viên trong thời kỳ đổi mới không chỉ có ý nghĩa lý luận để bảo vệ, làm sáng tỏ và sâu sắc hơn học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội kiểu mới, mà còn có ý nghĩa đối với tăng cường hiệu lực hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực xây dựng lực lượng dự bị động viên, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
 

Sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhân tố quyết định chiến thắng Điện Biên Phủ

TS PHAN SỸ THANH
 
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

(LLCT) - Cách đây 70 năm, dân tộc Việt Nam đã làm nên kỳ tích Điện Biên Phủ năm 1954, là chiến thắng của nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo tác chiến chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” - một quyết định chính xác mang tính lịch sử, khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo trong chỉ đạo chiến dịch của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Bài viết phân tích, làm rõ cục diện trên chiến trường Đông Dương; sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhân tố quyết định thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ.
 

Thúc đẩy sự tham gia của người dân để phòng, chống tham nhũng trong xây dựng chính sách

TS PHẠM THẾ LỰC
 
Viện Chính trị học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

 

(LLCT) - Tham nhũng chính sách là loại hình tham nhũng tinh vi, khó phát hiện và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nặng nề cho xã hội. Bài viết tập trung làm rõ vấn đề tham nhũng chính sách và đưa ra một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của người dân trong phòng, chống tham nhũng chính sách, bằng việc tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình.
 

Xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Trung Quốc

TS VŨ QUỲNH PHƯƠNG
 
Viện Chính trị học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
 

(LLCT) - Trong quá trình cải cách, mở cửa, sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đưa lại nhiều thách thức khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc phải mở rộng tổ chức của mình trong không gian kinh tế mới này. Bài viết tổng kết quá trình xây dựng, phát triển tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là từ Đại hội XVIII (năm 2012) đến nay, đồng thời đưa ra những gợi mở về việc nghiên cứu và phát triển lý luận xây dựng đảng cầm quyền thông quá trình phát triển này.
 

Gặp mặt báo chí thông tin về Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025)

BBT

(LLCT) - Sáng ngày 22-4-2024, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025). Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
 

Ngoại giao kinh tế

(LLCT) - “Ngoại giao kinh tế” là một khái niệm được sử dụng với tần suất tương đối cao trong lĩnh vực quan hệ quốc tế ngày nay. Thế nhưng, tính đến thời điểm hiện tại, định nghĩa về “ngoại giao kinh tế” trong lĩnh vực học thuật vẫn rất mơ hồ. Người ta không thể phân biệt từ căn bản “ngoại giao kinh tế” với ngoại giao mang ý nghĩa thông thường. Xuất phát từ hiện thực quan hệ quốc tế, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đẩy mạnh chính sách ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, việc hiểu rõ nội hàm của “ngoại giao kinh tế”, các đặc điểm cơ bản của nó, sẽ rất có ý nghĩa trong xác định nội hàm chính sách đối ngoại nói chung của đất nước.

Thông tin tuyên truyền