Trang chủ    Từ điển mở

Từ điển mở

Lợi ích dân tộc

(LLCT) - Khái niệm lợi ích dân tộc có nội hàm rộng, bao hàm trong đó tất cả những gì tạo thành điều kiện cần thiết cho sự trường tồn của cộng đồng với tư cách quốc gia dân tộc có chủ quyền, thống nhất, độc lập, lãnh thổ toàn vẹn; cho sự phát triển đi lên về mọi mặt của quốc gia dân tộc theo hướng làm cho đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng ngày càng phong phú, tốt đẹp hơn; cho sự nâng cao không ngừng sức mạnh tổng hợp quốc gia, năng lực cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế, vị trí, vai trò, uy tín quốc tế của quốc gia dân tộc. Các dân tộc trên thế giới đều coi lợi ích căn bản nhất của dân tộc là Tổ quốc độc lập, thống nhất, giàu mạnh, lãnh thổ toàn vẹn (bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng biển, hải đảo, thềm lục địa), nhân dân làm chủ đối với Tổ quốc mình.

 

Ngoại giao kinh tế

(LLCT) - “Ngoại giao kinh tế” là một khái niệm được sử dụng với tần suất tương đối cao trong lĩnh vực quan hệ quốc tế ngày nay. Thế nhưng, tính đến thời điểm hiện tại, định nghĩa về “ngoại giao kinh tế” trong lĩnh vực học thuật vẫn rất mơ hồ. Người ta không thể phân biệt từ căn bản “ngoại giao kinh tế” với ngoại giao mang ý nghĩa thông thường. Xuất phát từ hiện thực quan hệ quốc tế, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đẩy mạnh chính sách ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, việc hiểu rõ nội hàm của “ngoại giao kinh tế”, các đặc điểm cơ bản của nó, sẽ rất có ý nghĩa trong xác định nội hàm chính sách đối ngoại nói chung của đất nước.

Các cơ chế và cơ quan tài phán quốc tế giải quyết những vấn đề liên quan đến tranh chấp chủ quyền lãnh hải

(LLCT) - Hiện có 4 cơ chế và cơ quan tài phán quốc tế giải quyết những vấn đề liên quan đến tranh chấp chủ quyền lãnh hải, các nước có tranh chấp chủ quyền lãnh hải có thể lựa chọn một trong 4 cơ quan tài phán này để kiện. Tùy từng trường hợp và tình huống cụ thể, bối cảnh, có thể lựa chọn một hay kết hợp nhiều biện pháp, cơ chế tài phán này nhằm đạt được mục tiêu.

 

Phản biện xã hội của báo chí và phản biện xã hội qua báo chí

(LLCT) - Phân biệt giữa phản biện xã hội của báo chí và phản biện xã hội qua báo chí chính là làm rõ và sâu hơn về chủ thể và nội dung phản biện. Để làm cho chức năng phản biện xã hội của báo chí ngày càng rõ nét hơn, phát huy hết vai trò, trách nhiệm của báo chí đối với xã hội, thì vai trò và cách thể hiện nội dung phản biện của hai chủ thể trên đây là rất quan trọng. Nếu thực hiện tốt vấn đề này sẽ vừa phát huy tốt vai trò của cơ quan báo chí, các nhà báo lẫn vai trò, đặc biệt là trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học, sự hiểu biết sâu rộng của nhân dân trong thực hiện các quyền tự do, dân chủ về báo chí mà Nhà nước ta đã xác lập.

Tri thức bản địa

(LLCT) - Trong những năm gần đây ở Việt Nam, thuật ngữ “tri thức bản địa” (Indigenous Knowledge), “tri thức địa phương” (Local Knowledge) được sử dụng trong một số công trình nghiên cứu với nhiều tên gọi khác nhau: “tri thức địa phương”, “kiến thức bản địa”, “kiến thức địa phương”, “văn hóa truyền thống”, “tri thức dân gian”, “bản sắc văn hóa tộc người”, “tri thức tộc người”, “phong tục tập quán”,...

Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực

(LLCT) - Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau khi bàn về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. Vậy, cần hiểu nội hàm khái niệm này thế nào? 

Thể chế

(LLCT) - Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ có thể trình độ phát triển khác nhau, song đều được vận hành bởi sự chi phối trực tiếp hay gián tiếp của thể chế. Cho đến hiện nay đã và đang có sự ghi nhận rộng rãi về vai trò của thể chế đối với sự phát triển nói chung, tăng trưởng phát triển kinh tế nói riêng, song vẫn chưa có sự thống nhất chung về lý luận thể chế và hiện tồn tại những quan niệm khác nhau về thể chế. 

Hệ thống chính trị

(LLCT) - Hệ thống chính trị, tổng thể các tổ chức thực hiện quyền lãnh đạo, quản lý, thực hiện quyền lực chính trị được xã hội và pháp luật thừa nhận.

Phản biện xã hội

(LLCT) - Theo nghĩa từ nguyên, phản có nghĩa là nghĩ, xét lại(1)biện là phân tích, biện luận. Nếu gắn phản với biện có nghĩa là phân định xấu, tốt, trên cơ sở phân tích, biện luận. Theo nghĩa trên, có thể hiểu phản biện là đặt lại, xét lại một sự việc, một vấn đề trên cơ sở lập luận, phân tích một cách khách quan khoa học có sức thuyết phục, nhằm phát hiện hoặc đưa các chính kiến trở về đúng giá trị của nó. Ban đầu khái niệm phản biện thường dùng để nhận xét, đánh giá chất lượng một công trình khoa học, sau đó dần mở rộng ra lĩnh vực chính trị - xã hội.

Văn hóa dân chủ

(LLCT)- Thuật ngữ văn hóa dân chủ ra đời ở phương Tây và được dùng phổ biến trong đời sống chính trị vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Lý do thuật ngữ văn hóa dân chủ xuất hiện muộn là do điều kiện kinh tế - xã hội và đời sống chính trị quy định. 

Trang 2 trong tổng số 2 trang.

Thông tin tuyên truyền