Sự sáng tạo trong tinh thần Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác (tiếp theo và hết)
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình (giữa, hàng đầu) cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại lễ khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh, ngày 16-10-2022 - Ảnh: vietnamplus.vn
(...)
3. Dùng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học để đi sâu nhận thức việc triển khai mới về xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa
Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là sự kế thừa và phát triển của CNXH khoa học. Vậy, những nguyên tắc cơ bản của CNXH khoa học bao gồm những nội dung nào? Nhìn tổng quát các luận điểm của các tác gia kinh điển chủ nghĩa Mác về CNXH khoa học, ngoài việc kiên trì các nguyên tắc chế độ kinh tế cơ bản về quyền sở hữu, sự điều tiết và phân phối… trong xã hội XHCN trên cơ sở phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất như đã nêu trên, nó còn bao gồm một số khía cạnh chính trị - xã hội:
Một là, phải kiên trì sự lãnh đạo của Đảng và dựa vào giai cấp công nhân. CNXH khoa học lấy giai cấp công nhân làm lực lượng vật chất hiện thực và lấy chính đảng của giai cấp công nhân làm hạt nhân lãnh đạo, thông qua chế độ xã hội được kiến lập nên bởi cách mạng vô sản cùng với việc xây dựng CNXH, cách mạng vô sản và sự nghiệp xây dựng đó phải kiên trì sự lãnh đạo của Đảng.
Về điều này, V.I.Lênin đã chỉ rõ: “chính quyền nhà nước, do đội tiền phong giác ngộ của giai cấp công nhân, tức là đảng cộng sản lãnh đạo toàn bộ sự hoạt động chính trị và kinh tế của nó”(1).
Hai là, thiết lập chế độ nhà nước dân chủ. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: “bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ”(2). V.I.Lênin cũng nhấn mạnh: “Chế độ dân chủ vô sản mà một trong những hình thức của nó là Chính quyền xô-viết, - đã phát triển và mở rộng chế độ dân chủ một cách chưa hề thấy ở một nơi nào trên thế giới, chính là vì lợi ích của tuyệt đại đa số dân cư vì lợi ích của những người bị bóc lột và lao động”(3).
Các nhà kinh điển còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiên trì nguyên tắc tập trung dân chủ. Vào tháng 3-1906, V.I.Lênin đã nêu “Nguyên tắc tổ chức của Đảng” trong một tiết của Cương lĩnh hành động sách lược trình lên Đại hội thống nhất của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga, trong đó viết: “nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng hiện nay đã được mọi người thừa nhận”(4).
Ba là, phải tiến hành cải cách để thực hiện xã hội hài hòa. Trong quan điểm của C.Mác, “muốn biến nền sản xuất xã hội thành một hệ thống thống nhất, rộng lớn và nhịp nhàng của lao động hợp tác tự do thì cần phải có những sự thay đổi chung của xã hội, những sự thay đổi trong các cơ sở của chế độ xã hội”(5), “sản xuất sẽ nhằm vào sự giàu có của tất cả mọi người”(6) và “làm cho mọi người đều được hưởng những của cải do tất cả mọi người sản xuất ra”(7). Điều này có nghĩa là, CNXH không những phải phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất, mà còn phải thực hiện sự giàu có và sự hài hòa xã hội cho tất cả mọi người.
Bốn là, nâng lên tầm cao nhất giới hạn tinh thần của con người. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, xã hội tương lai phải thực hiện “sự đoạn tuyệt hoàn toàn” với chế độ tư hữu và quan niệm tư hữu trong truyền thống, hình thành nên quan niệm tư tưởng XHCN thích ứng với chế độ công hữu. Ph.Ăngghenchỉ rõ: “Một đạo đức thực sự có tính người, đứng trên những đối lập giai cấp và trên mọi hồi ức về những đối lập ấy”(8).
Năm là, phải xác lập “bản tính đã nhân hóa”(9) (của con người). C.Mác và Ph.Ăngghen coi thực tiễn là chiếc cầu của mối liên hệ giữa con người với tự nhiên, lấy sự hiểu biết về tự nhiên làm hoàn cảnh về sự tồn tại và hoạt động của loài người và là những yếu tố sản xuất của loài người, do vậy đã liên hệ một cách cụ thể và lịch sử giữa tự nhiên với loài người và vạch rõ quan hệ biện chứng giữa tự nhiên với loài người. Xây dựng CNXH tất yếu phải thuận theo tự nhiên, tuân theo quy luật tự nhiên, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
Kể từ khi thành lập chế độ XHCN ở Trung Quốc, ĐCSTQ đã lãnh đạo kiên trì các nguyên tắc cơ bản của CNXH khoa học và thực hiện một loạt hoạt động thực tiễn mang tính sáng tạo phù hợp với điều kiện của đất nước, khiến CNXH đặc sắc Trung Quốc không ngừng đạt được sự phát triển và hoàn thiện.
Bước vào thời đại mới, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đưa ra những luận giải sâu sắc trong việc kiên trì và phát triển CNXH đặc sắc Trung Quốc, đặc biệt trong bài phát biểu Một số vấn đề về sự kiên trì và phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã chỉ rõ: “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là sự thống nhất biện chứng giữa logic lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học và logic lịch sử của sự phát triển xã hội Trung Quốc, là chủ nghĩa xã hội khoa học bén rễ từ đất nước Trung Quốc rộng lớn, phản ánh nguyện vọng của nhân dân Trung Quốc, phù hợp với yêu cầu về sự phát triển và tiến bộ của Trung Quốc và thời đại, là con đường tất yếu của xây dựng xã hội khá giả toàn diện, nhanh chóng thúc đẩy hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa và thực hiện đại phục hưng dân tộc Trung Hoa”.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình giải thích một cách thấu đáo và vạch rõ một cách sâu sắc những vấn đề lý luận và thực tiễn căn bản về CNXH đặc sắc Trung Quốc, cởi bỏ những khúc mắc về chính trị và lý luận, tư tưởng quan trọng trong những vấn đề về đường lối, làm cho ĐCSTQ càng thêm kiên định tự giác và tự tin vào đường lối đã đề ra, làm cho sự nghiệp của Đảng và đất nước giành được những thành tựu và những chuyển biến mang tính lịch sử.
Trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc thời đại mới, cùng với trình bày một cách hệ thống lý luận hiện đại hóa theo mô hình Trung Quốc, Báo cáo chính trị tại Đại hội XX không chỉ vạch rõ đặc trưng cơ bản mà còn chỉ ra những yêu cầu bản chất của hiện đại hóa theo mô hình Trung Quốc, đồng thời triển khai một cách có hệ thống những nhiệm vụ và những yều cầu đối với xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc thời đại mới.
Những nhiệm vụ và những yêu cầu này không những kiên trì những nguyên tắc cơ bản của CNXHkhoa học, mà còn đồng bộ với những yêu cầu trong nội dung xây dung hiện đại hóa XHCN, làm sâu sắc hơn nhận thức đối với quy luật xây dựng CNXH khoa học. Những điều này thể hiện tập trung ở một số điểm dưới đây.
Một là, kiên trì và tăng cường sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng, phát huy tốt và cao nhất những ưu thế lớn nhất của lực lượng lãnh đạo chính trị. Kiên trì sự lãnh đạo của chính đảng mácxít là nguyên tắc cơ bản của CNXH khoa học.
Kể từ Đại hội XVIII của ĐCSTQ, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh ý nghĩa về sự lãnh đạo của Đảng đối với quản trị Đảng nghiêm minh toàn diện và chỉ ra: “hạt nhân của quản trị Đảng nghiêm minh toàn diện là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng”.
Trên cơ sở giành được thành quả to lớn trong quản trị Đảng nghiêm minh toàn diện, Báo cáo chính trị tại Đại hội XX tiếp tục nêu ra luận điểm quan trọng “Đặc trưng bản chất nhất của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ưu thế lớn nhất của chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc là lực lượng lãnh đạo chính trị tối cao, kiên trì sự lãnh đạo tập trung thống nhất là nguyên tắc chính trị cao nhất”.
Ngoài ra, Báo cáo cũng tiếp tục đề ra những yêu cầu cụ thể về kiên trì và tăng cường sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong chặng đường mới, bao gồm việc hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện các quyết sách quan trọng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng như việc thực hiện trách nhiệm chủ thể của cấp ủy đảng các cấp...
Sự nhấn mạnh nổi bật của Báo cáo về “đặc trưng bản chất nhất”, “ưu thế lớn nhất”, “lực lượng lãnh đạo chính trị cao nhất” và “nguyên tắc chính trị cao nhất” trong sự lãnh đạo của Đảng đã làm sâu sắc trong nhận thức của toàn Đảng về địa vị lãnh đạo của Đảng cũng như làm bộc lộ sâu sắc tính thống lĩnh căn bản về sự lãnh đạo của Đảng trong chế độ XHCN đặc sắc Trung Quốc, từ sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn này đã phát triển sáng tạo lý luận lãnh đạo của Đảng mácxít.
Hai là, phát huy dân chủ nhân dân trong toàn quá trình và bảo đảm nhân dân là người làm chủ. Trong quá trình tìm tòi con đường cách mạng và giải phóng giai cấp vô sản, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã làm rõ tính quan trọng của việc thiết lập chính quyền dân chủ ở các nước XHCN, đồng thời suy nghĩ và tìm tòi về việc tiến hành xây dựng nền dân chủ XHCN.
Thực hiện nhân dân là người làm chủ là mục tiêu phấn đấu của người cộng sản Trung Quốc. Kể từ khi ra đời, ĐCSTQ luôn tích cực tìm tòi và nỗ lực theo đuổi tiến hành nền dân chủ nhân dân và bảo đảm nhân dân là người làm chủ.
Kể từ khi nước Trung Quốc mới được thành lập, Đảng đã lãnh đạo nhân dân xây dựng nên chế độ xã hội mà ở đó nhân dân là người làm chủ. Khi CNXH đặc sắc Trung Quốc bước vào thời đại mới, Trung ương Đảng đã tích cực tìm tòi tiến hành xây dựng nền chính trị dân chủ XHCN và đưa ra luận điểm lớn về dân chủ nhân dân toàn quá trình.
Thực hiện nhân dân là người làm chủ là mục tiêu phấn đấu của người cộng sản Trung Quốc. Kể từ khi ra đời, ĐCSTQ luôn tích cực tìm tòi và nỗ lực theo đuổi tiến hành nền dân chủ nhân dân và bảo đảm nhân dân là người làm chủ. Kể từ khi nước Trung Quốc mới được thành lập, Đảng đã lãnh đạo nhân dân xây dựng nên chế độ xã hội mà ở đó nhân dân là người làm chủ. Khi CNXH đặc sắc Trung Quốc bước vào thời đại mới, Trung ương Đảng đã tích cực tìm tòi tiến hành xây dựng nền chính trị dân chủ XHCN và đưa ra luận điểm lớn về dân chủ nhân dân toàn quá trình. | Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã chỉ rõ: “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là sự thống nhất biện chứng giữa logic lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học và logic lịch sử của sự phát triển xã hội Trung Quốc, là chủ nghĩa xã hội khoa học bén rễ từ đất nước Trung Quốc rộng lớn, phản ánh nguyện vọng của nhân dân Trung Quốc, phù hợp với yêu cầu về sự phát triển và tiến bộ của Trung Quốc và thời đại, là con đường tất yếu của xây dựng xã hội khá giả toàn diện, nhanh chóng thúc đẩy hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa và thực hiện đại phục hưng dân tộc Trung Hoa”. |
Báo cáo chính trị tại Đại hội XX tiếp tục đưa “phát triển dân chủ nhân dân toàn quá trình” vào yêu cầu bản chất của hiện đại theo mô hình Trung Quốc, trong mục tiêu xây dựng hiện đại hóa XHCN vào năm 2035. Báo cáo cũng đề xuất kiện toàn hơn nữa chế độ dân chủ nhân dân toàn quá trình. Không chỉ như vậy, Báo cáo còn xác định phương hướng triển khai việc phát triển dân chủ nhân dân toàn quá trình trong thời đại mới bao gồm việc tăng cường bảo đảm chế độ nhân dân là người chủ, phát triển toàn diện hiệp thương dân chủ, tích cực phát triển dân chủ cơ sở, củng cố và phát triển mặt trận thống nhất yêu nước rộng rãi nhất, đồng thời nhấn mạnh thực hiện tính quan trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng.
Trong xây dựng hệ thống quy phạm tự làm cách mạng chính mình của Đảng, Báo cáo nhấn mạnh: “lấy Điều lệ Đảng làm nền tảng, lấy tập trung dân chủ làm hạt nhân, hoàn thiện chế độ pháp quy trong Đảng”, kiên trì và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phải “quán triệt chế độ tập trung dân chủ, sáng tạo và cải tiến phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, nâng cao năng lực định hướng, nắm đại cục, hoạch định chính sách và đẩy mạnh năng lực cải cách của Đảng”.
Những luận điểm quan trọng của Báo cáo về phát triển dân chủ nhân dân toàn quá trình không chỉ kế thừa những nguyên lý cơ bản của lý luận dân chủ mácxít, mà còn đưa ra những nội dung và yêu cầu cho việc xây dựng chính trị dân chủ thời đại mới, đồng thời quán triệt chế độ tập trung dân chủ của Đảng vào xây dựng chế độ của Đảng và sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục phát triển lý luận dân chủ mácxít, làm sâu sắc nhận thức mang tính quy luật về phát triển dân chủ XHCN.
Ba là, nâng cao an sinh và phúc lợi của nhân dân, hoàn thiện hệ thống quản trị xã hội. Trong xã hội TBCN, sự mở rộng và độc quyền của tư bản tư nhân đã dẫn đến hàng loạt vấn đề như phân cực xã hội và xung đột giai cấp. C.Mác và Ph.Ăngghen đã phê phán sâu sắc đối với những vấn đề này.
Kể từ khi thành lập, ĐCSTQ luôn ra sức thực hiện công bằng xã hội và tích cực tìm tòi con đường xây dựng xã hội hiệu quả. Kể từ Đại hội XVIII của ĐCSTQ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đứng trước những kỳ vọng cấp thiết của nhân dân về một cuộc sống tốt đẹp hơn, đồng thời đưa ra nhiều ý tưởng mới, quan điểm mới và đánh giá mới cho công cuộc xây dựng xã hội trong thời đại mới.
Báo cáo tiến hành bố trí triển khai xây dựng xã hội trong chặng đường mới xây dựng đất nước hiện đại XHCN một cách toàn diện, tập trung ở những biểu hiện sau: (1) về quan điểm xây dựng dân sinh, đề xuất “tạo phúc lợi cho nhân dân là yêu cầu bản chất của việc xây dựng Đảng vì sự nghiệp chung và cầm quyền, vì lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân”, “nắm chắc những vấn đề về lợi ích trực tiếp, thiết thực nhất mà nhân dân quan tâm nhất, kiên trì dùng hết sức lực và tận lực cho công việc”, v.v., thể hiện sự theo đuổi giá trị của ĐCSTQ với tư cách là một đảng chính trị mácxít. (2) nhằm tới thúc đẩy cùng giàu và đề ra các yêu cầu cụ thể đối với việc xây dựng đời sống dân sinh trong chặng đường mới, bao gồm việc hoàn thiện chế độ phân phối xã hội, thực hiện chiến lược ưu tiên việc làm, kiện toàn an sinh xã hội và thúc đẩy xây dựng một Trung Quốc lành mạnh.
Báo cáo cũng đề xuất việc phải “kiện toàn hệ thống an sinh xã hội nhiều tầng nấc bao phủ toàn dân, trù tính chung cả thành thị và nông thôn, thống nhất công bằng, quy chuẩn an toàn, bền vững”, “đẩy nhanh hoàn thiện nền tảng dịch vụ công bảo hiểm xã hội thống nhất trên toàn quốc”, “đặt sức khỏe của nhân dân lên vị trí chiến lược phát triển ưu tiên, hoàn thiện chính sách thúc đẩy chăm sóc sức khỏe của nhân dân”, v.v., chỉ ra hướng xây dựng dân sinh của Trung Quốc trên chặng đường mới. (3) hoàn thiện hệ thống quản trị xã hội, đề xuất việc phải “kiện toàn chế độ quản trị xã hội cùng xây dựng, cùng quản trị, cùng hưởng lợi, nâng cao hiệu quả quản trị xã hội”.
Các yêu cầu cụ thể bao gồm: hoàn thiện cơ chế xử lý đúng đắn các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân trong tình hình mới, khơi thông và chuẩn hóa các kênh bảo đảm cho sự bày tỏ ý kiến yêu cầu trong việc điều hòa lợi ích, quyền và lợi ích của quần chúng và mục tiêu quản trị xã hội ở “xây dựng cộng đồng quản trị xã hội người người có trách nhiệm, làm tròn trách nhiệm, cùng hưởng lợi”, từ đó nâng nhận thức của Đảng về các quy luật xây dựng xã hội XHCN lên một tầm cao mới.
Bốn là, tăng cường xây dựng văn minh sinh thái XHCN, thúc đẩy sự chung sống hài hòa giữa con người với tự nhiên. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, thực hiện “sự hài hòa giữa con người với tự nhiên và sự hài hòa giữa bản thân nhưng con người” là một trong những nguyên tắc cơ bản của CNXH khoa học.
Xây dựng văn minh sinh thái được ĐCSTQ coi là vấn đề quan trọng liên quan đến phúc lợi của nhân dân, đến sự phát triển bền vững, lành mạnh của nền kinh tế, là nguyện vọng từ bên trong của nhân dân; tích cực giải quyết các vấn đề tài nguyên và môi trường, tăng cường xây dựng môi trường sinh thái, thúc đẩy sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và sinh thái.
Kể từ Đại hội XVIII, ĐCSTQ đã hết sức coi trọng việc xây dựng nền văn minh sinh thái và đưa ra khái niệm rõ ràng về sự chung sống hài hòa giữa con người với thiên nhiên, cũng như lấy nó làm một trong những chiến lược cơ bản để kiên trì và phát triển CNXH đặc sắc Trung Quốc thời đại mới. Đại hội XIX của ĐCSTQ đã lấy “con người và thiên nhiên là cộng đồng cùng chung sinh mệnh” làm cơ sở cho khái niệm xây dựng nền văn minh sinh thái XHCN.
Trên cơ sở đó, Đại hội XX của ĐCSTQ đã làm phong phú và phát triển hơn nữa nhận thức của Đảng về quy luật xây dựng văn minh sinh thái, chủ yếu bao gồm: “thúc đẩy chung sống hài hòa giữa con người với tự nhiên” là yêu cầu bản chất của hiện đại hóa theo mô hình Trung Quốc, làm nổi bật hơn nữa địa vị của xây dựng hiện đại hóa Trung Quốc; triển khai thực hiện tương đối có hệ thống xây dựng văn minh sinh thái của tiến trình mới, gồm đẩy nhanh sự chuyển đổi xanh phương thức phát triển, thúc đẩy phòng, chống ô nhiễm môi trường, nâng cao toàn diện tính đa dạng, tính ổn định và tính bền vững của hệ sinh thái, thúc đẩy một cách tích cực và bền vững việc đạt đỉnh và trung hòa cácbon…
Về yêu cầu và việc triển khai xây dựng văn minh sinh thái, Đại hội XX đã thể hiện sự tôn trọng quy luật tự nhiên của chủ nghĩa Mác, theo đuổi tư tưởng về sự hài hòa giữa con người và tự nhiên, thể hiện sự nhận thức rõ ràng và sự chủ động lịch sử của Đảng trước xu thế phát triển văn minh sinh thái cũng như xây dựng văn minh sinh thái.
4. Tiểu kết và suy ngẫm
Báo cáo chính trị tại Đại hội XX của ĐCSTQ đã chỉ ra: “Chủ nghĩa Mác là tư tưởng chỉ đạo căn bản cho lập Đảng, lập nước, chấn hưng Đảng, chấn hưng đất nước”; “tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc lại làm được, tại sao chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc lại tốt, suy cho cùng là vì chủ nghĩa Mác khả thi, là chủ nghĩa Mác Trung Quốc hóa và thời đại hóa khả thi”. Trong hệ thống tư tưởng phong phú của chủ nghĩa Mác, triết học, kinh tế chính trị học và CNXH khoa học là ba bộ phận cấu thành vô cùng quan trọng của chủ nghĩa Mác, trong đó những nguyên tắc căn bản được giải thích là những lý luận chủ yếu nhất trong học thuyết của chủ nghĩa Mác. Chỉ có kiên trì những nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Mác, đồng thời vận dụng và phát triển một cách sáng tạo trên cơ sở thực tiễn Trung Quốc, mới có thể bảo đảm cho Đảng luôn kiên trì đường lối đúng đắn, làm cơ sở lý luận và chỉ dẫn hành động không ngừng đi đến thắng lợi cho cách mạng, xây dựng và cải cách của Trung Quốc.
Phân tích từ bản chất tinh thần, Báo cáo chính trị tại Đại hội XX đã thể hiện xuyên suốt những nguyên lý của ba phương diện lớn của chủ nghĩa Mác, là sự vận dụng cụ thể và phát triển sáng tạo mới những nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Mác, chủ yếu bao gồm: một là, trên cơ sở kiên trì thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác, đã hình thành nên thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng CNXH đặc sắc Trung Quốc thời đại mới của Tập Cận Bình, chỉ dẫn cho việc thúc đẩy hơn nữa các mặt công tác của Đảng trong chặng đường mới; hai là, kiên trì những nguyên lý căn bản của kinh tế chính trị của chủ nghĩa Mác đã làm phong phú và phát triển lý luận kinh tế của CNXH đặc sắc Trung Quốc, làm phong phú và phát triển lý luận xây dựng toàn diện CNXH đặc sắc Trung Quốc, chỉ dẫn để gia tăng nhanh chóng việc xây dựng hiện đại hóa XHCN trong bối cảnh mới. Toàn bộ Báo cáo đã vận dụng một cách khoa học và tuân thủ sáng tạo những nguyên lý cơ bản và bản chất tinh thần của chủ nghĩa Mác, là một tài liệu mang tính cương lĩnh của chủ nghĩa Mác Trung Quốc đương đại và chủ nghĩa Mác thế kỷ XXI.
ĐCSTQ thể hiện tinh thần cầu thị như Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã chỉ rõ: “thực sự cầu thị là việc phân tích có sự thay đổi hay không, tiến cùng thời đại để kiểm tra lý luận của chúng ta, kiên trì cái phải kiên trì, điều chỉnh cái phải điều chỉnh, sáng tạo cái phải sáng tạo, quyết không thể lấy từ sự trông chờ ăn sẵn, hay mò kim đáy bể”. Đây là yêu cầu bản chất của sự kiên trì đường lối tư tưởng thực sự cầu thị đối với những người cộng sản Trung Quốc và những học giả của chủ nghĩa Mác.
(Người dịch: PGS, TS Nguyễn Minh Hoàn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền).
Sự sáng tạo trong tinh thần Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác (Phần một): http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/5111-su-sang-tao-trong-tinh-than-dai-hoi-xx-dang-cong-san-trung-quoc-tu-nhung-nguyen-ly-co-ban-cua-chu-nghia-mac.html
_________________
Ngày nhận bài: 14-5-2023; Ngày bình duyệt: 7-7-2023; Ngày duyệt đăng: 10-7-2023.
(1) V.I.Lênin: Toàn tập, t.44, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.423.
(2) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.626.
(3) V.I.Lênin: Toàn tập, t.37, Sđd, 2005, tr.310.
(4) V.I.Lênin: Toàn tập, t.12, Sđd, 2005, tr.279.
(5) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.16, Sđd, 1994, tr.264.
(6) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.46, ph.II, Sđd, 2000, tr.376.
(7) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.4, Sđd, 1995, tr.476.
(8) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.20, Sđd, 2002, tr.137.
(9) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.42, Sđd, 2000, tr.176.
GS, VS TRÌNH ÂN PHÚ
Viện Khoa học xã hội Trung Quốc