Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Lào hiện nay (qua thực tế tỉnh Hủa Phăn)

28/11/2016 16:03

(LLCT) - Trong nhữngnăm qua, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của Làođược coi là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm nhằm phát huytốt nguồn nhân lực vào phát triểnkinh tế, giữ vững ổn định chính trị- xã hội. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn vẫn còn nhiều bất cập cần nhận diện và tháo gỡ.

Đối với các quốc gia trên thế giới nói chung, Lào nói riêng, giải quyết việc làm vừa nhằm phát huy nguồn nhân lực, bảo đảm ổn định chính trị xã hội vừa một động lực lớn thúc đẩy phát triểnkinh tế-xã hội. Đây là vấn đề lớn và nan giải bởi tác động nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, cần có những giải pháp đồng bộ và dài hạn.Một trong những địa phương khó khăn điển hình là tỉnh Hủa Phăn.

1. Những yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Hủa Phăn là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Lào, phía Bắc- Đông Bắc và Đông Nam giáp tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An (Việt Nam), diện tích tự nhiên 16.500 km2, với 90% diện tích là núi đồi, nhiều sông Sông Mã, Sông Chu (Nặm Xăm), Nặm Nơn và nhiều chi lưu lớn nhỏ.

Tỉnh có 10 huyện với quy mô diện tích, dân số, mật độ dân số, trình độ phát triển kinh tế - xã hội có sự chênh lệch lớn; khu vực đô thị (2015) có  90.981 nghìn người (30,85%); khu vực nông thôn có 203.926 nghìn người (60,15%). Mật độ dân số trung bình 21 người/km2, nhưng phân bố không đều giữa các vùng và ngay trên từng vùng (bảng 1):

Huyện

Diện tích

(km2)

Dân số

(người)

Mật độ (người/km2)

Tổng số

17.504

296.851

21

Săm nưa

2.658

60.070

23

Xiêng khó

1.013

26.314

26

Viêng thoong

4.146

12.673

7

Viêng xây

1.616

31.996

20

Hủa mưng

2.289

32.950

14

Săm tảy

3.941

38.343

16

Sốp bâu

 1.057

26.079

25

Mường ét

771

27.084

35

Kuân

1.467

25.098

17

Mường són

2.067

16.280

8

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hủa Phăn:Báo cáo kết quả điều tra dân số và cư trú cả nước lần thứ IV năm 2015, tr.12).

Hủa Phăn có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, đất đai phì nhiêu với lớp mùn dầy, thích hợp với cây nông nghiệp, cây ăn quả. Do đó, đây là vùng nông thôn thuần túy của Lào, tập trung đông lao động nông nghiệp. Diện tích đồi núi chiếm phần lớn, địa hình hiểm trở nên sản xuất khó khăn.

Đảng và Nhà nước Lào đã có những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại và hợp tác xã. Các kiểu tổ chức sản xuất hỗ trợ nhau phát triển đã tạo sự đột phá, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, bước đầu đáp ứng nhu cầulương thực trong tỉnh và từng bước phát triển sản xuất hàng hóa.

Tỉnh đã xây dựng được các vùng sản xuất chuyên canh như các vùng trồng ngô, khoai và các loại cây công nghiệp; vùng nuôi lợn, nuôi bò…Các ngành nghề truyền thống của tỉnh đã được khôi phục, phát triển, nhiều hộ gia đình có thu nhập từ ngành dệt, may; có nhiều hộ gia đình đã trở thành gia đình phát triển kiểu mẫu của làng, huyện và của tỉnh. Việc thay đổi mô hình sản xuất không chỉ thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, góp phần hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp mà còn giải quyết việc làm tại chỗ cho một lực lượng lớn lao động của tỉnh.

Hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh được tập trung đầu tư phát triển. Trong 5 năm (2006-2010), tỉnh đầu tư với tổng kinh phí 155,29 tỷ kíp (20 triệu USD) xây dựng hạ tầng. Đến nay, đã có 95,53% bản có đường giao thông tới, tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị trường.

Sự gia tăng của lực lượng lao động tạo điều kiện để mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Lực lượng lao động ở tỉnh Hủa Phăn nói chung, lực lương người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn nói riêng phần lớn là lao động trẻ. Năm 2014, tỷ lệ lao động có độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi bổ sung vào lực lượng lao động chung của tỉnh là 13,3%, tỷ lệ lao động lao động có độ tuổi 25 đến 34 bổ sung vào lực lượng lao động 29,8%(1). Với nguồn lao động trẻ dồi dào, tỉnh Hủa Phăn đang có lợi thế lớn để để mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn. Nguồn lao động trẻ cũng gặp nhiều thuận lợi trong việc tiếp thu những tiến bộ của khoa học - công nghệ vào sản xuất của tỉnh.

Chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo và đã có những tiến bộ đáng kểvới gần 100% số giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã đạt chuẩn quốc gia; số trường học tăng. Chất lượng học sinh các cấp học được nâng lên.

Tuy vậy, nhìn chung đến nay trình độ canh tác còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, chủ yếu sản xuất lương thực; vẫn còn tập quán du canh, du cư, đốt phá rừng làm nương rẫy; ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; công nghiệp chế biến chưa phát triển, hạ tầng yếu kém. Tính chất của nền sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu cũng ảnh hưởng lớn đến sự phân công lao động xã hội trong nông nghiệp, lao động chỉ bó hẹp trong phạm vi nông hộ, cụm bản, tự cung tự cấp.

2. Thực trạng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn

Lao động của tỉnh Hủa Phăn vẫn tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng có xu hướng giảm dần. Lao động trong công nghiệp và dịch vụ tuy còn ít nhưng gia tăng.

Ngành

Năm

2005

2010

2014

Nông nghiệp

78,5%

70,0%

69%

Công nghiệp

5,5%

7,3%

7,0%

Dịch vụ

19,5%

22,7%

23,0%

(Nguồn: Sở Lao động và Phúc lợi xã hộitỉnh Hủa Phăn:Tổng kết thực hiện kế hoạch đào tạo.

Về phân bố lao động ở khu vực nông thôn và đô thị: Năm 2011, số lao động toàn tỉnh là 143.128 người, lao động nông thôn là 137.252 người, chiếm 95,8% lực lượng lao động. Đến 2015, số lao động toàn tỉnh tăng lên 186.659 người (tăng 43.531 người)(2), lao động nông thôn là 128.534, chiếm 68,8(3). Như vậy, lực lượng lao động nông thôn tuy đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động.

Vấn đề đào tạo nghề nhằm giải quyết việc làm ở tỉnh Hủa Phăn cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh hiện có 1 trường bổ túc, 3 trung tâm dạy nghề và 2 trường đại học, với số lượng học viên và giảng viên ngày càng tăng. Các cơ sở đào tạo đã giúp cho nhân dân trong tỉnh được tiếp cận kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp, nâng cao trình độ tay nghề.

Nhiều hoạt động hỗ trợ nâng cao nhận thức, giáo dục pháp luật; chính sách cho người nghèo cũng được triển khai,... Tỉnh đã đầu tư kinh phí để mở các lớp dạy nghề cho người nghèo, cho vay vốn để sản xuất, trợ giúp người nghèo về kỹ thuật, liên kết với các công ty tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Từ năm 2011 đến nay, thông qua đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỉnh đã hỗ trợ dạy nghề cho gần 8 nghìn lao động, trong đó có trên 2 nghìn người thuộc hộ nghèo, 788 người thuộc hộ cận nghèo được dạy nghề, giới thiệu việc làm. Năm 2015, có 80% số hộ nghèo tiếp cận được nguồn vốn xã hội của tỉnh. Tỉnh đã thực hiện thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Đã huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn. Cùng với nguồn ngân sách trung ương, vốn ngân sách tỉnh chi đầu tư phát triển, vốn vay ưu đãi kiên cố hóa kênh mương và đường giao thông vùng sâu vùng xa, trái phiếu Chính phủ,... Song, vẫn còn xa mới đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, đặc biệt những nơi có phong trào làm kinh tế trang trại phát triển mạnh như Viêng Xay, Hua Mường, Ét.

Tỉnh vận động nhân dân mở rộng diện tích canh tác ở những vùng đất có điều kiện phát triển trồng rau sạch và cây ăn quả có giá trị kinh tế. Nhờ đó, nông dân trong tỉnh càng có thêm nhiều cơ hội về việc làm. Thu nhập bình quân của người lao động sau khi được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khoảng 1-1,5 triệu kíp/người/tháng.

Như vậy, trong những năm qua, cùng với quá trình hiện đại hóa đất nước, tỉnh Hủa Phăn đã có nhiều cơ chế, chính sách phù hợp để tạo việc làm cho lao động nông thôn.

Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm vẫn còn nhiều bất cập khiến tình hình thất nghiệp của lao động nông thôn của tỉnh Hủa Phăn vẫn là một trong những vấn đề nan giải.

Một trong những nguyên nhân đó là, trong quá tình hiện đại hóa, đô thị hóa, một diện tích lớn đất sản xuất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sang phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và quy hoạch phát triển đô thị đãdẫn đếnmột bộ phận không nhỏ những người lao động trong diện thu hồi đất sản xuất mất việc làm hoặc buộc phải chuyển đổi việc làm. Nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu thương mại, du lịch, các khu đô thị mới bịmất tư liệu sản xuất, không cósinh kế.

Trong điều kiện thị trường lao động rộng mở, nhưng đòi hỏi tay nghề và trình độ thì đại đa số lao động nông thôn tỉnh Hủa Phăn học vấn thấp, nhìn chung chưa được đào tạo nghề, thiếuvốn và chưa biết sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tự tổ chức sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, do ảnh hưởng của văn hóa nông nghiệp nên phần lớn lao động nôgn thôn đều có tâm lý sản xuất nhỏ, ít có khả năng thiết lập các mối quan hệ tạo công ăn, việc làm, ít có khả năng tiếp cận các dịch vụ việc làm, khả năng hội nhập thích nghi với cuộc sống đô thị nhìn chung còn nhiều hạn chế. Những vấn đề đóđã cản trở nhóm dân cư này trong việc tiếp cậncác cơ hội chuyển đổi việc làm mới, biến họ trở thành những người thất nghiệp.

Theo thống kê của tỉnh, 62,4% lao động nông thôn thường xuyên ở tình trạng không có việc làm, trong đó lao động trong độ tuổi 19 đến 35 tuổi chiếm 42,8%(4).

3. Một số giải pháp

Trên cơ sở nhận diện những ưu điểm và một số hạn chế trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn, đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, cần có những chính sách tích cực, hợp lý để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Đó là những chính sách tận dụng thế mạnh của vùng như phát triển kinh tế nông nghiệp, dịch vụ, du lịch để giải quyết nguồn lao động tại chỗ. Cần thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh tế nhằm tạo những bước đột phá trong vấn đề giải quyết việc làm.

Thứ hai, kết hợp hài hòa giữa việc thu hồi đất nông nghiệp với việc chuyển đổi mô hình sản xuất, phát triển sản xuất hàng hóa, dựa vào thế mạnh của từng vùng để phát triển sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn. Kết hợp hài hòa giữa hiện đại hóa sản xuất với phát triển theo hướng bền vững nhằm tạo cơ hội để lao động nông thôn vừa phát triển được các ngành nghề truyền thống, vừa tiếp cận được nền sản xuất hiện đại. Đó là cách giải quyết việc làm cần thiết cho nguồn lao động nông thôn tại chỗ của tỉnh Hủa Phăn hiện nay.

Thứ ba, tích cực triển khai các chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm và hỗ trợ tìm việc làm cho lao động nông thôn. Trước hết cần thực hiện tốt chủ trương của Đảng bộ tỉnhvề giáo dục, đào taọ nghề; triển khai một cách rộng rãi, có hiệu quả bằng cách đào tạo những nghề phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh; hỗ trợ học phí cho lao động nghèo; kết hợp với các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động có tay nghề; hỗ trợ nông dân xây dựng những mô hình sản xuất dựa vào lợi thế của từng vùng; hỗ trợ nông dân tiếp cận với các dịch vụ về vốn, khoa học - kỹ thuật, thị trường… Đó là những cách thức cần thiết để lao động nông thôn từng bước thay đổi tập quán, cách thức sản xuất cũ, trang bị cho mình những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để có thêm ngày càng nhiều việc làm.

Như vậy, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đang trở thành một trong những yêu cầu cấp bách của tỉnh Hủa Phăn hiện nay. Thực hiện những giải pháp trên sẽ góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

_________________

(1) Cục thống kê tỉnh Hủa Phăn (2015), Niên giám thống kê Hủa Phăm năm 2014, NXB Thống kê Lào, tr.20.

(2) Cục Thống kêTỉnh Hủa Phăn (2015), Báo cáo thống kê lao động và việc làm giai đoạn 2010 - 2015, NXB Thống kê Lào, tr. 24.

(3) Cục thống kê tỉnh Hủa Phăn (2015), Niên giám thống kê Hủa Phăm năm 2014, NXB Thống kê Lào, tr.19.

(5) Cục Thống kêTỉnh Hủa Phăn (2015), Báo cáo thống kê lao động và việc làm giai đoạn 2010 - 2015, NXB Thống kê Lào, tr.27.

Khamphen PHENGPHACDY

Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào

NCS K30 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh