Tạp chí Lý luận chính trị số 11- 2015

MỤC LỤC
Kỷ niệm 195 năm ngày sinh Ph.Ăngghen (28-11-1820 - 28-11-2015)
3. Nguyễn Đức Bình: Sống mãi tư tưởng vĩ đại của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
10. Đỗ Thị Thạch: Tư tưởng của Ph.Ăngghen về con đường “phát triển rút ngắn” - ý nghĩa đối với Việt Nam
16. Nguyễn Đình Bắc: Cống hiến của Ph.Ăngghen trong xây dựng, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác
Nghiên cứu - Phát triển lý luận
22. Nguyễn Viết Thảo: Tiếp tục làm sáng tỏ nhận thức và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
27. Dương Xuân Ngọc - Dương Ngọc Anh: Giá trị đặc sắc, bền vững trong tư tưởng của V.I. Lênin về dân chủ
33. Lê Ngọc Hùng: Lãnh đạo, quản lý từ góc độ xã hội học sáng tạo
38. Phan Hữu Tích: Xây dựng phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới
44. Nguyễn Thị Quế - Nguyễn Thị Thúy: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
50. Lê Chi Mai: Phát triển tư duy chiến lược của người lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước
55. Bùi Thị Ngọc Lan: Chiều cạnh giới trong thể chế, chính sách đối với nữ trí thức hiện nay
Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ
60. Nguyễn Tất Giáp: Viện Xã hội học qua 25 năm xây dựng và trưởng thành
65. Nguyễn Văn Lượng: Phát triển đội ngũ giảng viên Học viện đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
70. Nguyễn Thị Châu: Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên các trường chính trị
Thực tiễn - Kinh nghiệm
75. Đặng Như Lợi: Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng phù hợp với sản xuất, kinh doanh và người lao động
79. Hà Quang Ngọc: Phát triển đô thị trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
86. Trương Quang Khải - Phạm Ngọc Hòa: Phát triển kinh tế biển theo hướng kinh tế xanh ở đồng bằng sông Cửu Long
90. Trần Nghĩa Hòa: Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào các tỉnh Bắc Trung Bộ
95. Nuyễn Thị Thùy Linh: Phân tầng xã hội về chính trị và văn hóa ở Việt Nam hiện nay
Nhân vật - Sự kiện
100. Mạch Quang Thắng: Khởi nghĩa Nam Kỳ - Một số giá trị nhìn từ hôm nay
105. Vũ Thanh Ca - Lê Minh Phương: Sự thật về Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Diễn đàn
112. Lê Văn Cường: Về kiểm tra tổ chức đảng hoặc đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm
116. Trịnh Thị Hoa: Công tác đối ngoại và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam
Quốc tế
120. Nguyễn Minh Phong: Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP): Những cơ hội và thách thức cho Việt Nam
123. Phạm Minh Anh: Một số lý thuyết Xã hội học trong nghiên cứu biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp
129. TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI
TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI
Nguyễn Đức Bình: Sống mãi tư tưởng vĩ đại của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là cương lĩnh chính trị và lý luận vạch thời đại; tuyên bố sự ra đời hợp quy luật lịch sử của xã hội mới sẽ thay thế xã hội tư bản và chỉ ra động lực trực tiếp của quá trình đó. Tuyên ngôn giác ngộ giai cấp công nhân bằng thế giới quan và phương pháp luận thực sự khoa học, chỉ ra những điều kiện để tự giải phóng. Trải qua nhiều thử thách trên con đường hiện thực hóa, tư tưởng Tuyên ngôn, càng thể hiện sức sống bền vững của nó, càng được nhận thức và vận dụng đúng hơn, tác động càng to lớn và sâu sắc hơn.
Đỗ Thị Thạch: Tư tưởng của Ph.Ăngghen về con đường “phát triển rút ngắn” - ý nghĩa đối với Việt Nam
Một trong những đóng góp đặc sắc của Ph.Ăngghen cho chủ nghĩa Mác và phong trào cách mạng thế giới là bổ sung, làm sáng rõ lý luận về con đường “phát triển rút ngắn” đối với các nước lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội. Ph.Ăngghen đã bổ sung thêm nhận định cách mạng vô sản có thể nổ ra ở những quốc gia lạc hậu, chậm phát triển. Có thể “rút ngắn” để đi lên chủ nghĩa xã hội, nhưng trong thời kỳ quá độ, sẽ có đầy rẫy những khó khăn, kẻ thù và những lực lượng chống phá. Cương lĩnh 2011 “Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” là sự vận dụng của Đảng ta từ tư tưởng của Ph.Ăngghen.
Nguyễn Viết Thảo: Tiếp tục làm sáng tỏ nhận thức và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XII tiếp tục bổ sung, làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Từ thực tế 30 năm đổi mới, Dự thảo đúc rút bài học “phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”; “phát huy dân chủ” được nhấn mạnh ngay trong tiêu đề Báo cáo; xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Dương Xuân Ngọc - Dương Ngọc Anh: Giá trị đặc sắc, bền vững trong tư tưởng V.I Lênin về dân chủ
Bảo vệ và phát triển quan điểm của C.Mác về dân chủ trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản, V.I Lênin đã luận giải một cách toàn diện, làm rõ bản chất, hình thức dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa: Dân chủ là một giá trị về tự do, bình đẳng, là sự thống trị của đa số; là một trong những hình thức nhà nước, là phạm trù lịch sử; Xô viết là chính thể dân chủ nhất trong lịch sử, là cơ quan gần dân nhất, có thể tập hợp được quần chúng công nông và lôi cuốn họ tham gia sinh hoạt chính trị. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ phục vụ cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động, mà trước hết là giai cấp công nhân, nông dân, những người bị áp bức. Đó là chế độ dân chủ “gấp triệu lần dân chủ tư sản”.
Nguyễn Tất Giáp: Viện Xã hội học qua 25 năm xây dựng và trưởng thành
Qua 25 năm xây dựng và trưởng thành (1990-2015), từ Trung tâm Xã hội học - tin học, đến nay Viện Xã hội học có 20 cán bộ, trong đó có 2 giáo sư, 2 phó giáo sư, 7 tiến sĩ, 7 thạc sĩ và 2 cử nhân; trên một nửa được đào tạo ở nước ngoài. Từ năm 1993, Viện đã đào tạo nghiên cứu sinh chuyên ngành xã hội học và từ năm 2003 đào tạo cao học chuyên ngành xã hội học; tham gia các hệ đào tạo, bồi dưỡng. Viện đã thực hiện hàng trăm đề tài các cấp; đăng tải trên một nghìn bài báo khoa học, hàng trăm đầu sách. Phát huy những thành tựu đạt được, tập thể cán bộ, công chức, viên chức Viện Xã hội học quán triệt các chủ trương đổi mới của Học viện, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần vào xây dựng Học viện.
Hà Quang Ngọc: Phát triển đô thị trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trong thời kỳ đổi mới, tốc độ đô thị hóa nhanh, trung bình mỗi tháng có một đô thị mới ra đời. Đến hết năm 2013, cả nước có khoảng 770 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa là 33%. Sự phát triển và quản lý đô thị đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn ở tình trạng thiếu kiểm soát và bền vững, làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội. Do vậy, một số công việc cần làm trong quản lý, phát triển hệ thống đô thị là: phát triển đô thị cần phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phải góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển cân đối, hài hòa; phải dựa trên cơ sở kết hợp giữa cải tạo và xây dựng mới, giữa đẩy mạnh hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới; bảo đảm phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; bảo đảm tính ổn định, thống nhất, phù hợp với trình độ quản lý của bộ máy chính quyền đô thị, bảo đảm an ninh quốc phòng,...