Trang chủ    Cùng bạn đọc    Vai trò, nhiệm vụ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh hiện nay
Thứ năm, 03 Tháng 9 2020 14:40
1428 Lượt xem

Vai trò, nhiệm vụ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh hiện nay

Ngày 22-10-2018, Bộ Chính trị khóa XII ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW vềTăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nghị quyết khẳng định đây là nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vịvà củamỗi cán bộ, đảng viên.

Là trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, trung cao cấp của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị; trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có vai trò, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

1. Vai trò của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Với chức năng và sứ mệnh chính trị được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minhđã có những đóng góp nổi bật trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Trong giai đoạn hiện nay, công tácnàyngày càng trở thành nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của Học viện.Điều đó được thể hiện trên những khía cạnh cơ bản sauđây:

Thứ nhất, Học viện cung cấp những luận cứ khoa học cho công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai, trái, thù địch.

Với tư cách là trung tâm quốc gia nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Học viện là một cơ quan nghiên cứu lớn có đội ngũ đông đảo các nhà khoa học hàng đầu về lý luận chính trị, có trình độ chuyên môn khoa học, trình độ lý luận chính trị cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối kiên định nền tảng tư tưởng và sự lãnh đạo của Đảng. Những năm qua, Học viện đã triển khai thực hiện nhiều chương trình đề tài, đề án, nhiệm vụ khoa học quan trọng do Đảng, Nhà nước giao. Phần lớn các công trình khoa học của Học viện tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, trong đó, các chương trình khoa học lớn như: Chương trình KX02 giai đoạn 2019-2020: “Nghiên cứu tổng kết, đề xuất bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin - Cấu phần quan trọng của nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh mới”; Đề tài khoa học cấp bộ trọng điểm 2019-2020: “Nghiên cứu đề xuất định hướng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận và văn học, nghệ thuật”; “Đề án nghiên cứu, tổ chức biên soạn bộ sách phổ thông về tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới đất nước”...

Trên cơ sở đó, các chương trình, đề tài nghiên cứu cũng đề xuất bổ sung, phát triển những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Từ các hướng nghiên cứu đó, Học viện đã cung cấp những luận cứ khoa học có sức thuyết phục để bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng, làm cho những bộ phận cấu thành trong nền tảng tư tưởng của Đảng không trở nên giáo điều, xơ cứng mà ngày càng được bổ sung, phát triển, có thêm sức sống mới đúng với giá trị của nó như V.I.Lênin sau này đã nhắc lại lời Ph.Ăngghen đã từng khẳng định: “Học thuyết của chúng tôi không phải là một giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động”(1).

Ngoài ra, đội ngũ các chuyên gia, các nhà khoa học của Học viện còn đóng vai trò quan trọng trong việc tham mưu, đề xuất, góp ý cho Đảng và Nhà nước trong việc tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, xây dựng và hoàn thiện chính sách trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là cách thức quan trọng để Học viện đóng góp vào sự phát triển của nền tảng tư tưởng của Đảng trong giaiđoạn hiện nay.

Thứ hai, Học viện tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Không chỉ cung cấp những luận cứ khoa học cho việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh còn tích cực tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Cách thức đấu tranh được tiến hành rất phong phú theo đặc thù của từng đối tượng khác nhau.

Đối với các chuyên gia, các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học đã tham giađấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận thông qua các diễn đàn khoa học, các công trình nghiên cứu, các bài viết đăng tải trên các tạp chí... Đối với những cán bộ trẻ, các đoàn viên, thanh niên, với sự nhanh nhạy về truyền thông và mạng xã hội đã tích cực tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng thông qua việc viết các tin bài, bình luận, chia sẻ...

Trong thời gian qua, Học viện đã thành lập các tổ, nhóm tham gia phản bác các quan điểm sai trái, thù địch như:nhóm chuyên gia (chuyên viết bài trên các sách, báo, tạp chí);nhóm đặc nhiệm (chuyên viết bài trên các kênh truyền thông) và nhóm tác chiến (chuyên bình luận, chia sẻ, lan tỏa các bài viết). Xác định đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một nhiệm vụ khó khăn nên gần đây, Học viện đã có chủ trương huy động tối đa sự tham gia của cán bộ, đảng viên, học viên, sinh viên của Học viện để tạo thành một lực lượng đông đảo, có tổ chức, có phương pháp đấu tranh với mục tiêu phản bác hiệu quả những quan điểm sai trái của các thế lực phản động và cơ hội chính trị trong và ngoài nước.

Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của cả hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Một trong những chức năng quan trọng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên, học viên của Học viện. Để có thể tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch,mỗi cán bộ, đảng viên, học viên của Học viện cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị cùng ý thức trách nhiệm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng của Học viện hiện nay.

Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 35 Học viện, thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng, các giảng viên của Học viện đã có ý thức lồng ghép, tích hợp nội dung Nghị quyết số 35-NQ/TW vào từng chuyên đề, bài giảng ở tất cả các hệ lớp; lồng ghép qua việc xây dựng các ngân hàng câu hỏi ôn tập, thi hết môn; xây dựng danh mục đề tài luận văn, luận án, báo cáo tốt nghiệp có nội dung về bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch để nâng cao ý thức, trách nhiệm của giảng viên, học viên, sinh viên. Thông qua đó, Học viện đang từng bước xây dựng, phát huy sức mạnhtổng hợp tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên nhiều phương diện khác nhau.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời với những hoạt động khoa học, đào tạo đã và đang triển khai, Học viện đã và đang góp phần rất quan trọng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đây cũng là vai trò, trọng tráchđặc trưng của Học viện mà không phải đơn vị sự nghiệpkhoa họcnào cũng có thể có được.

2. Nhiệm vụ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Để thực hiện được vai trò to lớn của mình trong việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, thời gian tới, Học viện cần thực hiện tốt những nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh thựchiện các chương trình, đề tài, hội thảo khoa học, chuyên đề, bài viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Ngaytrước khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW, Học viện đã chủ động tiến hành các chương trình, đề án, phương án và tổ chức lực lượng tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Tuy nhiên,để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 35-NQ-TW, Học viện cần đẩy mạnh hơn nữa thực hiện các chương trình, nhiệm vụ khoa học gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Trước hết, cần tiếp tục xây dựng danh mục các chương trình, đề án, đề tài khoa học có nội dung liên quan đến việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Các chương trình, đề án, đề tài này không chỉ thu thập từ đề xuất của các đơn vị gắn với chuyên ngành nghiên cứu và đặc thù của mỗi đơn vị mà còn phải xuất phát từ những vấn đề nổi cộm từ thực tiễn. Do đó, các đề xuất nhiệm vụ khoa học phải cụ thể, thiết thực, vừa củng cố, phát triển những vấn đề lý luận; vừa góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

Học viện cần có đề án, chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia bao gồm các nhà khoa học có uy tín, có tinh thần trách nhiệm với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Có cơ chế, chính sách hợp lý để tận dụng tối đa sự đóng góp của đội ngũ chuyên gia trong việc tham mưu, đề xuất, thực hiện các nhiệm vụ khoa học lớn của Học viện. Đồng thời,cũng tạo cơ hội cho các nhà khoa học trẻ tham gia vào các nhiệm vụ khoa học trọng điểm.

Đẩy mạnh hoạt động liên kết, phối hợp giữa Học viện với các cơ quan khoa học khác như: Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam... trong việc thực hiện các chương trình khoa học lớn cấp nhà nước để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao vị thế của Học viện trong việc cung cấp những luận cứ khoa học bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Thứ hai, tổ chức lồng ghép, tích hợp các nội dung về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở các hệ lớp của Học viện.

Trong thời gian qua, mặc dù đội ngũ giảng viên của Học viện khi tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng luôn có ý thức khẳng định, bảo vệ những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, cương lĩnh của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước nhưng khi Nghị quyết số 35-NQ/TW ban hành, việc lồng ghép, tích hợp các nội dung của Nghị quyết vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên, có nội dung, kế hoạch, có lộ trình cụ thể.

Nhiệm vụ quan trọng cần tiếp tục thực hiện là quán triệt và triển khai nghiêm túc việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW qua các buổi họp chi bộ, họp đơn vị, sinh hoạt chuyên môn để nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ là giảng viên, quản lý lớp trong việc lồng ghép, tích hợp các nội dung của Nghị quyết số 35-NQ/TW trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡngcán bộ.

Bổ sung các nội dung cần bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào hệ thống chương trìnhgiáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở tất cả các hệ lớp.Lồng ghép các nội dung Nghị quyết số 35-NQ/TW trong danh mục các câu hỏi ôn tập, ngân hàng đề thi, danh mục đề tài luận văn, luận án, đề án tốt nghiệp; xây dựng chuẩn đầu vào, đầu ra ở các hệ lớp có lồng ghép nội dung thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW.

Đưa nội dung thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW vào tiêu chí thi đua,đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện hàng năm.

Thứ ba, tuyên truyền, lan tỏa việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đến các cán bộ, đảng viên, học viên, sinh viên của Học viện.

Để đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, Học viện cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, lan tỏacác nội dung nhiệm vụ, kết quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địchtrên các phương tiện truyền thông như: báo chí, internet, mạng xã hội... Để làm được điều này, Học viện cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

Rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của nhà xuất bản, các tạp chí, bản tin, cổng thông tin điện tử, website, facebook, blog... của Học việntrong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Căn cứ vào vai trò, vị trí của từng đơn vị và kênh truyền thông, trực tiếp giao nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với mỗi đơn vị để tuyên truyền, lan tỏa việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW.

Xây dựng cơ chế phối hợp, liên kết giữa các tạp chí, các kênh truyền thông của Học viện để tạo thành thế trận, mạng lướiliên hoàn trong thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW; đồng thời,xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan báo chí, các kênh truyền thông ở các đơn vị bên ngoài, nhất là Ban Tuyên giáo Trung ương cũng như Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành; các kênh truyền thông của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các địa phương... để đẩy mạnh lan tỏa kết quả thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Học viện.

Xây dựng, phát triển lực lượng tác chiến trên không gian mạng từ nguồn lực đoàn viên, thanh niên của Học viện. Tổ chức tập huấn kỹ năng, phương pháp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch để đoàn viên, thanh niên tham gia có hiệu quả vào việc đấu tranh trên không gian mạng.

Hoàn thiện Đề án xây dựng các kênh truyền thông của Học viện trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Hoàn thiện cơ chế tài chính và nâng cao các giải pháp kỹ thuật để đẩy mạnh hoạt động đấu tranh, phản bác trên không gian mạng.

Tổ chức sơ kết, tổng kết theo quý, năm về hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch để kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh phương án tổ chức thực hiện; nhân rộng những mô hình thực hiện có hiệu quả, biểu dương những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp trong việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW ở Học viện.

Tóm lại,bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi các cấp ủy, tổ chức đảng, các tập thể lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ khoa học nói riêng và cán bộ, đảng viên của hệ thống Học viện nói chung phải luôn đề cao vai trò, trách nhiệm, tích cực, chủ động sáng tạo trong thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn gắn với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Qua đó, góp phần tích cực vào việc bảo vệ những giá trị cốt lõi, bền vững của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước..., củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ; tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nướcvì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

__________________

Tham luận tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025

(1) V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1980, t.20, tr.99.

PGS, TS Dương Trung Ý
Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền