-
(LLCT) - Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), chiều 18-5-2025, tại thành phố Vinh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng cao đẹp của ý chí, khát vọng độc lập của dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân”. Tạp chí Lý luận chính trị trân trọng giới thiệu phát biểu đề dẫn của GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương tại Hội thảo.
-
(LLCT) - Sáng 18-5-2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30-4-2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày mùng 4-5-2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối từ điểm cầu chính tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội tới 37.000 điểm cầu bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị... trong cả nước với sự tham dự của hơn 1,5 triệu đại biểu. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị. Tạp chí Lý luận chính trị trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
-
-
(LLCT) - Văn hóa ứng xử là bộ phận cấu thành của văn hóa, hệ thống những giá trị tri thức, tình cảm, niềm tin, thái độ và hành vi của con người với môi trường tự nhiên, xã hội, được tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn. Bài viết phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên, chỉ rõ để tồn tại và phát triển bền vững, con người cần hiểu rõ sự tương tác giữa hoạt động sống của con người với môi trường tự nhiên, khai thác tài nguyên có trách nhiệm, tôn trọng các quy luật tự nhiên... Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên một cách bền vững theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.
-
-
-
-
-
(LLCT) - Trong tác phẩm Dân vận (năm 1949), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc”(1). Những yêu cầu về phương pháp, phong cách làm việc trong bài viết thể hiện rõ nét tinh thần “Nói đi đôi với làm”, trở thành nguyên tắc đạo đức cơ bản của cán bộ, đảng viên.
-
-
-
-
(LLCT) - Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn đất nước là chìa khóa để Đảng hoạch định chiến lược và đề ra các chủ trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững. Hiệu quả của chủ trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội mà còn là minh chứng cho sự vận dụng sáng tạo, sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng trong điều kiện mới, khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Bài viết làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về xóa đói, giảm nghèo và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực tiễn, qua đó khẳng định tầm quan trọng, tính nhân văn và khả thi của các chính sách giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay.
-
-
-
-
(LLCT) - Ngày 2-3-2025, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề “Học tập suốt đời”, nhấn mạnh: “Chỉ khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhà nhà, người người thực hiện hiệu quả học tập suốt đời, xây dựng được đội ngũ cán bộ dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh, chúng ta mới vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Tạp chí Lý luận chính trị trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
-
-
-
-
-
-
POWERED BY