Trang chủ    Cùng bạn đọc    Thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo nội dung và phương pháp nghiên cứu, biên soạn lịch sử toàn Đảng và lịch sử đảng bộ địa phương
Thứ năm, 03 Tháng 9 2020 15:37
1507 Lượt xem

Thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo nội dung và phương pháp nghiên cứu, biên soạn lịch sử toàn Đảng và lịch sử đảng bộ địa phương

 

Việc chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn lịch sử toàn Đảng và lịch sử đảng bộ địa phương là một trong những nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao cho Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Với tư cách là viện chuyên ngành, Viện Lịch sử Đảng được Giám đốc Học viện giao tham mưu các văn bản chỉ đạo các tỉnh ủy, thành ủy; đồng thời, trực tiếp tiến hành hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ nghiên cứu, biên soạn lịch sử toàn Đảng và lịch sử đảng bộ địa phương. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, trong 5 năm qua công tác này được triển khai đồng bộ và đạt được một số kết quả quan trọng.

 Một là, tham mưu cho Giám đốc Học viện ban hành các văn bản chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng và quán triệt Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18-01-2018 của Ban Bí thư về “Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”.

Về công táctham mưu cho Giám đốc Học viện ban hành các văn bản chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng: Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện tốt Chỉ thị số 15-CT/TW và Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư, trong 5 năm (2015-2020), Viện Lịch sử Đảng đã tham mưu Giám đốc Học viện ban hành các văn bản: Kế hoạch về công tác lịch sửĐảng hàng năm; Tờ trình gửi Ban Bí thư về tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư “Về đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”; Hướng dẫn tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư “Về đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, gửi các tỉnh ủy, thành ủy; Tờ trình gửi Ban Bí thư về việc ban hành chỉ thị mới về công tác lịch sử Đảng; Dự thảo Chỉ thị mới - Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư về “Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”;soạn thảo Kế hoạch số 331-KH/HVCTQG về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư, gửi các tỉnh ủy, thành ủy.

Để nâng cao chất lượng thẩm định các công trình lịch sử Đảng, Giám đốc Học viện chỉ đạo Viện Lịch sử Đảng xây dựng dự thảo Hướng dẫn quy trình thẩm định công trình lịch sử đảng, lịch sử ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương; tiến hành lấy ý kiến ban tuyên giáo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau khi nhận được các ý kiến góp ý bằng văn bản của ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, Viện Lịch sử Đảng tiến hành tổng hợp, hoàn thiện dự thảo hướng dẫn để trình Ban Giám đốc Học viện xem xét, ban hành vào quý 3 năm 2020.

Những văn bản chỉ đạo của Giám đốc về công tác lịch sử Đảng đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng về vị trí, vai trò của công tác lịch sử Đảng trong bối cảnh mới; kịp thời định hướng các hoạt động của toàn ngành, tạo ra sự chuyển biến quan trọng trong công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng.

Về công tác quán triệt Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư về “Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”: Sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW, Viện Lịch sử Đảng đã tham mưu Giám đốcHọc việntổ chức Hộinghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW và triển khai Chỉ thị số 20-CT/TW về “Tiếp tục tăng cưng, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảngtại Thủ đô Hà Nội (4-2018); tổ chức cho cán bộ toàn ngành lịch sử Đảng về nguồn tại ATKĐịnh Hóa - Thái Nguyên và Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệtTân Trào - Tuyên Quang.

Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Học viện, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng ban hành các kế hoạch tổng kết công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng hàng năm gửi ban tuyên giáo các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện.

Cho đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố đã ra các văn bản (chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, hướng dẫn) thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW và tổ chức các hội nghị quán triệt, phổ biến và thực hiện; qua đó, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội về tầm quan trọng của việc tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng.

Một số tỉnh ủy, thành ủy đã đăng tải nội dung Chỉ thị số 20-CT/TW trong cuốn thông báo nội bộ của tỉnh ủy để phổ biến đến các chi bộ đảng trong toàn tỉnh. Ban tuyên giáo các tỉnh đã tham mưu cho thường trực tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương ban hành các văn bản triển khai Chỉ thị số20-CT/TW. Ngoài ra, nhiều địa phương đã ra các văn bản để hướng dẫn việc triển khai Chỉ thị số 20-CT/TWtrên từng mảng công tác như: sưu tầm tư liệu, nghiên cứu biên soạn, viết biên niên sự kiện, thẩm định, tuyên truyền, giáo dục,... Đây là những văn bản cần thiết, quan trọng, là cơ sở để cán bộ làm công tác lịch sử Đảng thuộc ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn địa phương.

Có thể nói, cho đến nay, các tỉnh, thành phố đã có sự chuyển biến tích cực trong công tác tổ chức quán triệt, phổ biến và thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW; qua đó nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội về tầm quan trọng của việc tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng.

Hai là, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử đảng bộ địa phương được triển khai đồng bộ và đạt được kết quả tích cực.

Hàng năm, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử đảng bộ địa phương được Viện Lịch sử Đảng và ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy xác định là nhiệm vụ trọng tâm nên được triển khai đồng bộ và đạt được những kết quả quan trọng.

Năm 2015, Ban Bí thư giao Học viện chủ trì nghiên cứu đề tài “Công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của Mỹ ở miền Nam thời kỳ 1954-1975”. Giám đốc Học viện đã giao cho Viện thực hiện đề tài. Đây là đề tài mới, tập trung vào khoảng trống trong nghiên cứu lịch sử Đảng. Do vậy, làcông trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa quan trọng, nhằm bước đầu nghiên cứu, tổng kết, góp phần làm sáng tỏ các nội dung trong công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo đấu tranh của Đảng, tiếp tục khẳng định và tôn vinh bản lĩnh chính trị, sự kiên cường, sáng tạo của các tổ chức đảng và hoạt động của các tù nhân cộng sản trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam, thời kỳ chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Quy mô của đề tài gồm: tổng quan, 4 đề tài nhánh và 4 sản phẩm bổ trợ. Sau 4 năm triển khai, đến năm 2018, 4 đề tài nhánh và 4 sản phẩm bổ trợ đã được nghiệm thu, đạt loại khá. Đầu năm 2019, tổng quan nghiên cứu đề tài được nghiệm thu và đạt kết quả xuất sắc. Hiện nay, đề tài đang làm các thủ tục xuất bản 3 sản phẩm, gồm: tổng quan, hồi ký và sách ảnh.

Từ năm 2016, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chỉ đạo Viện Lịch sử Đảng nghiên cứu đề tài cấp bộ trọng điểm: “Nghiên cứu, bổ sung, nâng cao chất lượng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975)”, “Nghiên cứu, bổ sung, nâng cao chất lượng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập III (1975-2006), viết mới giai đoạn 2006-2011; biên soạnBiên niên sự kiện Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1954 đến năm 2011..., gồm 7 tập.Đến nay, đề tài đã nghiệm thu cấp cơ sở, đang hoàn thiện để nghiệm thu cấp Học viện và xin ý kiến Ban Bí thư.

Tháng 12-2018, công trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập I (1930-1954), sau hơn 10 năm nghiên cứu, biên soạn và xin ý kiến Ban Bí thưđã được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản. Bên cạnh đó, Viện Lịch sử Đảng đã chủ trì hoặc tham gia thực hiện nhiều đề tài các cấpnhư: Lịch sử Việt Nam tập 19 (1939-1945) (đề án cấp quốc gia); Đấu tranh chống những quan điểm sai trái xuyên tạc lịch sử của các thế lực thù địch; Tiểu sử của các đồng chí Võ Văn Ngân, Nguyễn Duy Trinh, Phạm Hữu Lầu... (thuộc Chương trình sưu tầm tư liệu, viết tiểu sử các nhà cách mạng tiền bối, tiêu biểu)... và gần 10 đề tài cấp bộ tuyển chọn. Những công trình khoa học trên góp phần vào công tác chính trị, tư tưởng của Đảng, phục vụ trực tiếp công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Học viện. Trong 5 năm 2015-2020, đội ngũ cán bộ của Viện đã tham gia nghiên cứu, xuất bản hơn 100 cuốn sách chuyên khảo, hơn 1.000 bài viết đăng tải trên các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo khoa học.

Cùng với việc nghiên cứu các đề tài khoa học, Viện đã tham mưu cho Giám đốc Học viện và trực tiếp chuẩn bị kế hoạch, nội dung các hội thảo quốc tế và quốc gia như: Tọa đàm khoa học quốc tế “Quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Liên Xô trong hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam (1945-1975) - Lịch sử và kinh nghiệm”; 4 Hội thảo quốc gia: Hội thảo khoa học kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng (1930-2020); Hội thảo khoa học kỷ niệm 90 năm Xôviết Nghệ - Tĩnh (12-9-1930‒ 12-9-2020); Hội thảo khoa học kỷ niệm 80 năm Nam Kỳ khởi nghĩa (23-11-1940 ‒23-11-2020; Hội thảo khoa học kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (18-11-1960 ‒18-11-2020).

Tại các địa phương, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ; lịch sử ban, bộ, ngành, đoàn thểcó nhiều tiến bộ cả về số lượng và
chất lượng. Theo báo cáo hàng năm của các tỉnh ủy, thành ủy gửi về Viện Lịch sử Đảng, trong 5 năm (2015-2020), có khoảng trên 5.000 công trình khoa học được xuất bản; trong đó có hơn 100 công trình lịch sử cấp tỉnh; gần 1.000 công trình cấp huyện và hơn 4.000 công trình cấp xã, phường, thị trấn.

Các công trình lịch sử Đảng nhìn chung đạt chất lượng, tái hiện một cách đầy đủ, toàn diện, chân thực, sinh động lịch sử toàn Đảng cũng như lịch sử địa phương, góp phần quan trọng vào việc tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo của các đảng bộ địa phương nói riêng và của toàn Đảng nói chung trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cùng với việc tập trung chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương, nhiều tỉnh ủy, thành ủy và ban tuyên giáo các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Cao Bằng, Sơn La, Hưng Yên, Đắc Lắk, Đắk Nông... đã phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Lịch sử Đảng tổ chức các hội thảo khoa học về các sự kiện, nhân vật lịch sử Đảng cũng như 90 năm ra đời và lãnh đạo cách mạng của các đảng bộ địa phương. Các hội thảo khoa học đã thu hút đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử cũng như nhiều cơ quan, đoàn thể tham gia, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấnđềliên quan đến các nhân vật, sự kiện lịch sử Đảng.

Ba là, công tác hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương được đẩy mạnh.

Công tác hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương và các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương được đẩy mạnh,đạt được những kết quả quan trọng. Hàng năm, để tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ và lịch sử truyền thống, Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành phố đã chủ động phối hợp với Viện Lịch sử Đảng mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương.Nhiều địa phương chủ động cử cán bộ Phòng Lịch sử Đảng xuống cơ sở hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ cấp cơ sở. Vì vậy, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng tại các tỉnh, thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng.

Trong năm 2019, phát huy vai trò, trách nhiệm được quy định trong Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18-1-2018 của Ban Bíthư Trung ương Đảng,Giám đốc Học viện đã ban hành Kế hoạch số 44-KH/HVCTQG, ngày 29-8-2019 về Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác lịch sử Đảng năm 2019 và giao Viện Lịch sửĐảng chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành phố tổ chức 3 lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kiến thức cho cán bộ nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ địa phương. Đây là lần đầu tiên các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng theo tinh thần Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư được tổ chức tại 3 miền Bắc - Trung - Nam. Qua các đợt tập huấn, cán bộ làm công tác lịch sử Đảng được trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng như: phương pháp sưu tầm tư liệu, phương pháp xây dựng đề cương, phương pháp biên soạn một công trình lịch sử đảng bộ địa phương...

Bốn là, công tác thẩm định được thực hiện nền nếp, góp phần nâng cao chất lượng các công trình lịch sử đảng bộ địa phương.

Công tác thẩm định các công trình lịch sử ởTrung ương và địa phương dần đi vào nền nếp. Hàng năm, Viện Lịch sử Đảng đãđọc,góp ý và thẩm định bản thảo cáccông trình lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng của các tỉnh, thành phố. Trong 5 năm, Viện đã thẩm định gần 20 công trình lịch sử Đảng bộ các tỉnh, thành phố:Thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Ninh Bình, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Đắk Nông, Vĩnh Long, Bến Tre, Điện Biên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Hòa Bình, Bình Định, Cần Thơ, Đồng Tháp, Trà Vinh, Yên Bái, Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương,...

Ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy tiến hành thẩm định nhiều công trình lịch sử.Một số tỉnh như:Cao Bằng, Thái Nguyên, Bình Định đã tham mưu cho lãnh đạo ban ban hành văn bản về quy trình thẩm định các công trình lịch sử tại địa phương, góp phần nâng cao chất lượng các công trình lịch sử.

Năm là, coi trọng công tác thi đua khen thưởng, tạo động lực cho cán bộ làm công tác lịch sử Đảng toàn quốc hoàn thành tốtnhiệm vụ.

Thực hiện quy chế thi đua - khen thưởng mới của Học viện ban hành tháng 10-2017, Viện Lịch sử Đảng đã phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Học viện rà soát hồ sơ đề nghị khen thưởng của cán bộ quản lý và trực tiếp làm công tác lịch sử Đảng của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, đảm bảo đúng quy trình, tiến độ. Tại Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW và triển khai Chỉ thị số 20-CT/TW, toàn ngành lịch sử Đảng đã có 12 tập thể và 21 cá nhân được Giám đốc Học viện tặng Bằng khen, 110 cá nhân được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp lịch sử Đảng.

Cuối năm 2018, Viện Lịch sử Đảng nhận được 70 hồ sơ từ 13 đơn vị tỉnh, thành phố đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương cho các cá nhân có nhiều đóng góp đối với ngành lịch sử Đảng. Căn cứ theo quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp lịch sử Đảng”, Viện Lịch sử Đảng đã tổng hợp, rà soát và đối chiếu hồ sơ, lập danh sách đề nghị khen thưởng, trình Chủ tịch Hội đồng thi đua - khen thưởng Học viện (qua Ban Thi đua - Khen thưởng) có 62 hồ sơ đủ điều kiện xét tặng, đảm bảo đúng biểu mẫu và thời gian quy định của Học viện.

Trong năm 2019, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trực tiếp là Viện Lịch sử Đảng nhận được gần 275hồ sơ từ 42đơn vị tỉnh, thành phố đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương cho các cá nhân, tập thểcó nhiều đóng góp đối với ngành lịch sử Đảng. Căn cứ theo quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp lịch sử Đảng, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Học viện đã xem xét và trình Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phê duyệt 124 cá nhân được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp lịch sử Đảng năm 2019 (theo Quyết định số 6734-QĐ/HV, ngày 25-12-2019 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo nội dung và phương pháp nghiên cứu, biên soạn lịch sử toàn Đảng và lịch sử đảng bộ địa phương của Viện Lịch sử Đảng còn một số khó khăn, hạn chế:

Thứ nhất,sự phối hợp triển khai thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, sau là Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư giữa các cơ quan, ban, ngành; giữa công tác nghiên cứu, biên soạn và tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Thứ hai, các văn bản hướng dẫn những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ là cơ sở để cán bộ làm công tác lịch sử Đảng ở các địa phương vận dụng và triển khai ở địa phương còn ít, chưa kịp thời.

Thứ ba, công tác chỉ đạo khai thác tư liệu từ các nhân chứng lịch sử, xây dựng văn kiện lịch sử đảng bộ địa phương, số hóa tư liệu triển khai còn chậm ở nhiều địa phương.

Thứ tư,hiệu quả của việc hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ chưa cao, dẫn đến chất lượng một số công trình khoa học còn hạn chế, nội dung và hình thức thiếu tính hấp dẫn; một số công trình nội dung chưa cập nhật những kết quả nghiên cứu mới, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong phản ánh, nhận định về một số vấn đề, sự kiện lịch sử cụ thể...

 Thứ năm,công tác tham mưu xây dựng đội ngũ cán bộ chưa có sự chuyển biến, dẫn đến cán bộ chuyên trách làm công tác lịch sử Đảng ở các quận, huyện, thị xã còn thiếu, trình độ chưa đồng đều, số cán bộ giỏi, có kinh nghiệm còn ít và luân chuyển, thay đổi liên tục.

__________________

Tham luận tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025

PGS, TS Nguyễn Danh Tiên
Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền