Trang chủ    Cùng bạn đọc    Vai trò của Hội Cựu chiến binh trong công tác nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trước yêu cầu mới
Thứ sáu, 04 Tháng 9 2020 10:14
1914 Lượt xem

Vai trò của Hội Cựu chiến binh trong công tác nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trước yêu cầu mới

Hội Cựu chiến binh Học viện Chính trị quốc giaHồ Chí Minh là tổ chức chính trị- xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốcHọc viện. Hội viên của Hội Cựu chiến binh Học viện là những đồng chí đã được rèn luyện qua môi trường quân đội, nhiều đồng chí trở về Học viện công tác từ cuộcchiến tranhtrước đây. Do đó, phần lớn hội viên của Hội Cựu chiến binh đềucó bản lĩnh chính trị vững vàng, lập trường tư tưởng kiên định, phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, lành mạnh. Trong đó, nhiều đồng chí hiện đang giữ những trọng trách lãnh đạo, quản lý các đơn vịtrực thuộc Học viện; là lực lượngrất quan trọngtrong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Học viện.

Hội Cựu chiến binh Học viện trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Hội Cựu chiến binhViệt Nam, được thành lập theo Quyết địnhsố 307/QĐ-CCB ngày 08-12-2003, của Ban Chấp hành Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Khi mới thành lập, tại trung tâm Học viện có trên 300 hội viên, đến nay,nhiều hội viên được nghỉ chế độ, số lượng bổ sung ngày càng ít. Đến đầu năm 2020, Hội được tổ chức thành 8chi hộivới gần200 hội viên. Hội có 174 đồng chí có trình độ đại học trở lên, trong đó có 74 đồng chí có học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chiếm 29,6% tổng số cựu chiến binh và chiếm 38,1% tổng số cán bộ có học hàm, học vị của trung tâm Học viện; 35 đồng chí có trình độ thạc sĩ, chiếm 27% tổng số thạc sĩ của Trung tâm Học viện; hơn 90 đồng chí là giảng viên, nhiều đồng chí đang giữ các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt đương chức từ cấp phòng trở lên. Dù ở cương vị nào, hoạt động trong lĩnh vực khoa học hay phục vụ, các cựu chiến binh đều nêu cao vai trò gương mẫu, giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ. Nhiều đồng chí được tặng thưởng bằng khen, giấy khen của Giám đốc Học viện...

Kể từ khi thành lập đến nay,Hội Cựu chiến binh Học viện đã có những hoạt động nhằm phát huybản chất, truyền thống anh bộ đội Cụ Hồ,luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn của mình ở Học viện, đặc biệt là có đóng góp tích cực đối với hai nhiệm vụ chính của Học viện là đào tạo, bồi dưỡng và nguyên cứu khoa học.  

Thực hiện nhiệm vụ của Học viện: “Nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghiên cứu khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý, một số ngành khoa học xã hội và nhân văn; tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”(1), với một lực lượng đông đảo các cựu chiến binh là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, giảng viên, nghiên cứu viên, các các cựu chiến binh Học viện đang là những chiến sĩ trên mặt trận lý luận của Đảng, đang góp phần quan trọng trong giữ gìn, bảo vệ và phát triển lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là những người có đóng góp to lớn cho việc tham mưu, góp ý và hoàn chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của các địa phương. Với truyền thống và bản chất “Bộ đội Cụ Hồ” không ngại hy sinh, gian khổ, “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, họ là chủ lực quân, lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống lại các luận điệu của các thế lực thù địch nhằm bôi nhọ, xuyên tạc lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng ta, xuyên tạc về bản chất của chủ nghĩa xã hội. Qua báo cáo tổng kết công tác nghiên cứu khoa học của Học viện hằng năm cho thấy, nghiên cứu khoa học của các cựu chiến binh ở Học viện đã có sự chuyển biến, phát triển rõrệt. Một trong những minh chứng cho điều này là số lượng đầu sách, bài báo của cácđơn vị, của cựu chiến binh được công bố ngày càng tăng. Những công trìnhnghiên cứu lớncủa Học viện có sự tham gia của nhiều cựu chiến binh với tư cách là chủ nhiệm, tác giả, chủ biên, như: Đề án “Tiếp tục đổi mới nội dung các chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ lý luận chính trị, hành chính ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh”(Đề án 1677);Đề án tổng kết một số vấn đề lý luận, thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016); Đề án nghiên cứu làm sángtỏ một số vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội trong 30 năm đổi mới; Đề tài trọng điểm: Công tác xây dựng Đảng trong các nhà tù Mỹ - Ngụy từ 1954 đến 1975; Đề án tổng thể về chính sách đối với Phật giáo Nam tông Khmer và đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;Những giải pháp đột phá để thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng; Nghiên cứu luận cứ khoa học để bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững chế độ chính trị ở Việt Nam; chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia giai đoạn 2016-2020: “Nghiên cứu tổng kết, đề xuất bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin - cấu phần quan trọng của nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh mới”; Chương trình sưu tầm tài liệu, viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam (2018-2019); Nghiên cứu đưa nội dung quyền con người vào hệ thống giáo dục quốc dân; Nghiên cứu đề xuất định hướng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận và văn học, nghệ thuật… Chỉ tínhriêng năm 2019, có nhiều hoạt động khoa học in dấuấn tham gia của cựu chiến binhnhư:20 đề tài thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia KX.02; 19 đề tài khoa học thuộc các Chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia khác; 6 đề tài thuộc Chương trình “Sưu tầm tài liệu, viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam giai đoạn 2019-2020”; 9 đề tài thuộc Chương trình cấp bộ trọng điểm; 30 đề tài cấp bộ và hơn 200 đề tài cấp cơ sở; 26 hội thảo quốc tế, cấp quốc gia, liên bộ và cấp Học viện và nhiều hội thảo khoa họccấp viện, hàng trăm cuộc tọa đàm trong khuôn khổ triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học. Một số hội thảo khoa học lớn, như: “100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga và chủ nghĩa xã hội hiện thực: Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại (1917-2017)”; Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Kỷ niệm 70 năm tác phẩm “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn trong phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Hội thảo quốc tế “55 năm quan hệ hữu nghị, đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào” tại Việt Nam; Hội thảo khoa học quốc tế “Tư tưởng Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam, tư tưởng Kaysone Phomvihane với cách mạng Lào” tại Lào; Hội thảo quốc tế “Sức mạnh mềm Ấn Độ - Sức mạnh mềm Việt Nam trong bối cảnh khu vực hóa, toàn cầu hóa”; Hội thảo khoa học quốc tế Kỷ niệm 170 năm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848-2018) - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại”; Hội thảo quốc tế Kỷ niệm 200 năm Ngày sinh C.Mác: “Di sản tư tưởng Các Mác và ý nghĩa thời đại”. Hội thảo quốc gia kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua Ái quốc: “Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn đối với phong trào thi đua yêu nước hiện nay”. Hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Đức Cảnh: “Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh với cách mạng Việt Nam và quê hương Thái Bình”; Hội thảo “Công tác cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Hội thảo kỷ niệm “50 năm Tổng tiếncông và nổi dậy Mậu Thân (1968-2018)- Tầm vóc và bài học lịch sử”;“Kỷ niệm 115 năm ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong”, “Kỷ niệm 130 năm ngày sinh cụ Nguyễn Văn Tố”, “50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019)”; “70 năm tác phẩm Cần, kiệm, liêm, chính” của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn (6-1949-6-2019); 100 năm bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”;… Tất cả đều có sự tham gia của đông đảo cựu chiến binh Học viện.

Được sự quan tâm của Giám đốc Học viện, Vụ Quản lý khoa học, từ năm 2018 đến nay, Hội Cựu chiến binh đã được giao triển khai 02 đề tài cơ sở, 01 hội thảo và một số tọa đàm liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội Cựu chiến binh. Năm 2019, 2020, nhiều đồng chí cựu chiến binh đã có báo cáo tham góp vào xây dựng một số văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương.

Học viện đã xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiên cứu, biên soạn các chương trình khoa học trọng điểm, nhiều tập. Đã triển khai các bước đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo. Đây là các mảng công tác lớn được triển khai một cách đồng bộ, tạo ra khung hoạt động khoa học của Học viện giai đoạn 2016-2020. Hoạt độngnày đều có sự tham gia của nhiều cựu chiến binh, trong đó có những đồng chí là chủ nhiệm, hoặc trong ban chủ nhiệm các chương trình, đề tài KX02; KX04/16-20. Nhiều cựu chiến binh tích cực viết bài triển khai Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị khóa XII “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”được đăng tải trên các tạp chí có uy tín, các trang mạng có số lượng bạn đọc, người theo dõi lớn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác nghiên cứu khoa họccủa cựu chiến binh Học viện, vẫn còn những hạn chế. Việc tham gia vào nghiên cứu khoa học của các cựu chiến binh Học viện còn chưa đồng đều. Một số cựu chiến binhvới khối lượng giảng dạynhiều, nên chưacó điều kiện đầu tư hoặc ngại nghiên cứukhoa học. Vẫn còn cóđề tài chậm tiến độ, chậm giải ngân mà lực lượng tham gia trong đó, thậm chí chủ nhiệm đề tài là cựu chiến binh. Về kết quả nghiên cứu khoa học, chất lượng vẫn chưa tương xứng với số lượng và điều này nhiều cựu chiến binhđã biết nhưng chậm được khắc phục. Có những cựu chiến binhtham gia vào các Hội đồng chấm, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học nhưng cũng có lúc có nơi chưa phát huy hết trách nhiệm của mình...

Trong thời gian tới, để tăng cường sự tham gia của cựu chiến binh Học viện đối với công tác nghiên cứu khoa học cần tập trung thực hiện tốt việc đổi mới, nâng cao nhận thức của cựu chiến binh Học viện về công tác nghiên cứu khoa học. Cựu chiến binh của Học viện là giảng viên, nghiên cứu viên tiếp tụcnhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn nữa nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của Học viện, đây là một trong hai nhiệm vụ chính trị then chốt của Học viện. Do vậy, các cựu chiến binh Học viện cầndànhnhiềuthờigian, công sứccho nghiên cứu khoa học. Nâng cao năng lực hoạt động nghiên cứu khoa học cho đội ngũ cán bộ khoa họclà cựu chiến binh thông qua việc thường xuyên nâng cao năng lực tư duy lý luận, trình độ học vấn, văn hóa, khoa học là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài đối với Học viện hiện nay. Việc cán bộ khoa học là cựu chiến binh muốn có được phương pháp nghiên cứu khoa học thực sự, nhất thiết phải chú trọng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, tạo cơ sởvững chắc để đổi mới phương pháp nghiên cứu khoa học.Động viên kịp thời những cán bộ khoa học có thành tích cao trong nghiên cứukhoa học, từ đó gắn nghiên cứu khoa học với các thành tích thi đua của cá nhân và đơn vị. Xác định rõtrách nhiệm của mỗi cựu chiến binh trong nghiên cứu khoa học,đồng thờicó chính sách đãi ngộ thỏađáng đối với cựu chiến binh có tâm huyết với công tác nghiên cứukhoa học. Hằng năm, Học viện cần sơ kết, tổng kết công tác nghiên cứu khoa học và tôn vinh,khen thưởng kịp thờiđối với các chi hội, các hội viên Hội Cựu chiến binh có nhiều thành tích, đóng góp thiết thực đối với hoạt động khoa học của Học viện.

__________________

Tham luận tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025

(1) Quyết định số 145-QĐ/TW ngày 8-8-2018 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Hội Cựu chiến binh
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

 

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền