Trang chủ    Đào tạo - Bồi dưỡng    Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IIIvới công tác đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số
Thứ sáu, 27 Tháng 9 2013 14:18
3371 Lượt xem

Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IIIvới công tác đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số

(LLCT) - Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III là một tổ chức giáo dục chính trị được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể cấp huyện, thị, thành phố và các sở, ban, ngành cấp tỉnh thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Hơn 60 năm hình thành và phát triển, Học viện đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho khu vực, trong đó có công tác đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số.

 

Ngày 2-1-1983, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định 15/BBTTW “Về công tác các trường Đảng”, nêu rõ nhiệm vụ của các Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, trong đó có Trường Nguyễn Ái Quốc III (nay là Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III) “chuyên trách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp huyện thuộc dân tộc thiểu số. Từ năm 1983 đến nay, Học viện đã đào tạo được 25 khóa cho đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong khu vực với tổng số 1.513 học viên, trong đó 10 khóa chương trình trung cấp lý luận chính trị (LLCT): 596 học viên, 12 khóa chương trình cao cấp LLCT: 792 học viên, 3 khóa chương trình cao cấp LLCT - hành chính: 125 học viên. Qua thống kê theo đơn vị hành chính đối với cả những tỉnh đã tách (bảng1), cho thấy, học viên đi học phần lớn tập trung ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc là những địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Thực tế, so với một địa bàn rộng lớn do Học viện đảm trách đào tạo với 11 tỉnh, thành vùng Duyên hải miền Trung và 5 tỉnh Tây Nguyên thì số lượng đào tạo trong khoảng thời gian nói trên chưa nhiều, song với những kết quả đạt được đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức, trình độ LLCT, nâng cao năng lực quản lý trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng cho đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong bối cảnh đất nước hiện nay.

                                                Bảng 1: Số lượng học viên các tỉnh cử đi học từ năm 1983 đến nay

Ch. trình

đào tạo

Quảng

Bình

 Quảng

Trị

T.T

Huế

 Đà

 Nẵng

 Quảng

Nam

 Quảng

Ngãi

Bình

Định

Phú

Yên

 Khánh

Hòa

Gia

Lai

Kon

Tum

Đăk

Lăk

Đăk

Nông

Lâm

Đồng

Ninh

Thuận

Bình

Thuận

 - Trungcấp LLCT

11

17

31

0

62

67

63

16

11

67

73

114

0

34

5

25

- Cao cấpLLCT

21

43

43

0

193

101

47

20

7

116

90

101

8

2

0

0

- Cao cấp  LLCT-HC

1

10

12

0

23

11

8

8

4

18

9

13

8

0

0

0

Tổng số

33

70

86

0

278

179

118

44

22

201

172

228

16

36

5

25

Việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ LLCT cho đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số đã, đang là vấn đề cấp thiết mà Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội đặc biệt quan tâm. Nhiệm vụ hiện nay đối với Học viện trong công tác đào tạo là phải xây dựng kế hoạch đào tạo cho đội ngũ này trong hiện tại và cho các năm tiếp theo đáp ứng được yêu cầu đặt ra, trong đó cần đặc biệt chú trọng cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, có cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi nhằm khuyến khích công tác giảng dạy và học tập đi vào chiều sâu.

Hằng năm, căn cứ nhu cầu đào tạo và tỷ lệ đơn vị hành chính của từng tỉnh, thành Học viện phân bổ chỉ tiêu đào tạo và tuyển sinh trung bình từ 50 - 60 học viên là cán bộ người dân tộc thiểu số khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Trong những năm gần đây, số lượng học viên tuyển sinh đối với đội ngũ cán bộ này có giảm đi do nhiều nguyên nhân khác nhau, một mặt do việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực nên việc bố trí một lớp học không thể quá đông, mặt khác do tiêu chuẩn quy định đầu vào đối với cán bộ người dân tộc thiểu số như hiện nay là tương đối cao vì đa phần có trình độ văn hóa trung học phổ thông và trung cấp LLCT. Do đó, việc cử cán bộ theo đúng tiêu chuẩn đi học đối với các địa phương là rất khó khăn.  

Cán bộ được cử đi đào tạo được tuyển sinh theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương. Ngoài các tiêu chuẩn chung khác, phải có bằng đại học, trung cấp LLCT hoặc trung học chuyên nghiệp. Đối với các khóa đào tạo trước đây, mặc dù căn cứ theo tiêu chuẩn quy định song số lượng học viên đủ điều kiện đầu vào về trình độ chuyên môn chỉ đảm bảo khoảng 50%, số còn lại xét tuyển theo nhu cầu đào tạo cán bộ của địa phương, sau khi ra trường nhận giấy chứng nhận học xong chương trình. Từ 2005 trở lại đây, học viên có trình độ đại học ngày càng tăng (bảng 2) khóa học 2005-2006: 27,4%; 2006-2007: 33,3%; 2007-2008: 49%; 2008-2009: 69%; 2009-2010: 66%; 2010-2011: 90,6%, số còn lại có bằng trung cấp LLCT và cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp, điều này đã giúp cho quá trình đào tạo đối với cán bộ người dân tộc thiểu số có được những thuận lợi nhất định.

                        Bảng 2: Tổng hợp trình độ đầu vào của học viên các khóa học từ 2005-2011

Khóa học

Số lượng

Trung cấp LLCT

Trình độ học vấn

Thạc sỹ

Đại học

Cao đẳng

THCN

2005-2006

62

43

0

17

4

14

2006-2007

60

34

0

20

2

17

2007-2008

55

28

0

27

2

17

2008-2009

42

20

1

28

0

12

2009-2010

47

28

1

30

1

13

2010-2011

32

11

1

28

0

3

Về cơ bản, chương trình đào tạo hiện nay cho cán bộ người dân tộc thiểu số tại Học viện là chương trình cao cấp LLCT được ban hành theo Quyết định số 79/QĐ-HVCTQG, ngày 27-12-1999 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có bổ sung phần khoa học hành chính vào giảng dạy. Học viên được trau dồi những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những tri thức cơ bản của khoa học chính trị, khoa học quản lý, khoa học xã hội nhân văn. Những nội dung lý luận cơ bản ở trên, qua quá trình giảng dạy và học tập sẽ gắn với thực tiễn, nhất là thực tiễn địa phương, đơn vị công tác của người học, từ đó bằng trình độ và năng lực tư duy của mình, họ có thể vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể từng công việc, từng lĩnh vực công tác khác nhau. Điều bất cập ở đây là hiện nay việc áp dụng chương trình đào tạo nói trên cho đối tượng là người dân tộc thiểu số là quá nặng. Mặc dù, trình độ học vấn của đối tượng này khi xét tuyển đa số đã có bằng đại học, song góc độ tiếp thu kiến thức, khả năng tiếp cận phương pháp biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo nhằm phát huy tính độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học viên vẫn còn những hạn chế nhất định. Phương pháp giảng dạy hiện nay đối với đối tượng là người dân tộc thiểu số đòi hỏi người thầy không chỉ có năng lực truyền thụ mà phải am hiểu đối tượng, có kinh nghiệm trong việc chuyển hóa kiến thức vào hoàn cảnh thực tiễn, nhất là thực tiễn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Điều này không phải giảng viên nào cũng đáp ứng được đòi hỏi nói trên. Mặt khác, nội dung chương trình hiện nay chưa thể hiện tính đặc thù cho đối tượng là cán bộ người dân tộc thiểu số, những nội dung về dân tộc và các vấn đề dân tộc còn quá ít, v.v..

Về nội dung nghiên cứu thực tế trong chương trình đào tạo cho đối tượng này trong thời gian qua đã được Học viện triển khai tương đối tốt. Kết hợp với nghiên cứu, khảo sát, học viên có cơ hội đi tham quan một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước, giao lưu, học hỏi những kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở một số vùng, địa phương có nhiều đồng bào dân tộc anh em sinh sống... Những kết quả và nội dung thu hoạch được qua đợt thực tế đã giúp cho học viên tự hào và tin tưởng hơn vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng tích lũy được một số kinh nghiệm về thực tiễn trong quá trình vận dụng vào địa phương, đơn vị công tác sau khi ra trường.

Đối với hệ đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số, công tác quản lý học viên cũng có vai trò quyết định đến chất lượng đào tạo. Dưới góc độ quản lý về mặt nội dung, liên quan đến các khoa giảng dạy, nếu khoa nào có đội ngũ giảng viên có phương pháp giảng dạy tốt, có thâm niên, kinh nghiệm trong giảng dạy, thấu hiểu tính đặc thù của hệ lớp này, tạo cho học viên tính chủ động trong học tập và nghiên cứu, nội dung bài giảng phong phú, sinh động, dễ hiểu, tư duy không quá trừu tượng, giải quyết tốt các vấn đề lý luận do thực tiễn đề ra trong quá trình giảng dạy, chất lượng truyền thụ của khoa đó được học viên đánh giá cao, đồng thời kết quả học tập của học viên cũng tốt hơn. Ban Quản lý đào tạo với chức năng, nhiệm vụ quản lý học viên về mặt hành chính đã bố trí những cán bộ có năng lực tham gia quản lý, xây dựng, tổ chức lớp chặt chẽ, quy củ từ đầu vào cho đến khi kết thúc khóa học, tạo cho học viên có tác phong, nền nếp, nghiêm túc trong việc thực hiện quy chế của nhà trường, nhất là tạo cho học viên niềm tin, ổn định tư tưởng và yên tâm trong học tập. Cái khó nhất trong quản lý hệ lớp này là ngoài việc tổ chức học tập tốt, làm sao học viên gia nhập tập thể một cách hòa đồng, do đó phải chú ý đến sử dụng đặc điểm tâm lý dân tộc để có những biện pháp quản lý thích hợp.

Có thể nói, công tác đào tạo LLCT cho đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ngoài những thành công đáng ghi nhận còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm giữa các cấp có thẩm quyền. Đây là hệ đào tạo mang tính “đặc biệt”, trong khuôn khổ tính đặc thù của đối tượng đào tạo, chúng tôi đề xuất một số vấn đề sau:

Một là, Ban Tổ chức Trung ương trên cơ sở điều tra, nghiên cứu nhu cầu đào tạo cán bộ, phối hợp chặt chẽ hơn với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh xây dựng chiến lược đào tạo nâng cao trình độ LLCT - hành chính cho đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số nói chung và từng khu vực nói riêng. Tăng quy mô đào tạo đối với đối tượng này cho các cơ sở đào tạo. Tiếp tục triển khai Công văn số 1611-CV/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về “một số vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”, trong đó có quy định về tiêu chuẩn xét cử vào học cao cấp LLCT - hành chính, song riêng đối với đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, cần quy định lại về trình độ cho phù hợp với thực trạng đội ngũ hiện nay, có như vậy mới tạo điều kiện cho cán bộ ở đối tượng này có cơ hội tiếp tục nâng cao trình độ LLCT ở cấp cao hơn.

Hai là, Ban Tổ chức Trung ương, phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh sớm hoàn thành và có kế hoạch triển khai nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số đến các cơ sở đào tạo. Nội dung, chương trình phải mang tính chọn lọc, sát với nhu cầu thực tiễn của đối tượng và mục tiêu đào tạo. Thực hiện phương châm đào tạo toàn diện, vừa đảm bảo tính khoa học, tính hiện đại, khả năng xử lý tình huống, trau dồi đạo đức, lối sống, vừa gắn lý luận với thực tiễn, nhất là thực tiễn mang tính đặc thù từng đơn vị, địa phương, khu vực nhất là khu vực miền núi.

Ba là, xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn trong công tác đào tạo đối với đối tượng này, nhất là về phương pháp giảng dạy. Có cơ chế, chính sách riêng cho giảng viên nghiên cứu thực tế đối với đối tượng là người dân tộc thiểu số trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên.

Bốn là, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, điều kiện và tình hình cụ thể về công tác đào tạo đội ngũ này có kế hoạch kiến nghị, đề xuất đối với Ban Tổ chức Trung ương, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số như chỉ tiêu, nội dung, chương trình, xây dựng đội ngũ giảng viên, chế độ chính sách,... nhằm đảm bảo công tác đào tạo ngày càng tốt hơn.

Năm là, các địa phương, đơn vị cần nắm bắt một cách cụ thể, chính xác thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn. Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ này trong từng giai đoạn đảm bảo các khâu quy hoạch, tạo nguồn cho đến đào tạo cán bộ có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu về đối tượng đào tạo cũng như đội ngũ cán bộ nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.

 Sáu là, tăng cường phối hợp lãnh đạo, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số nói riêng, giữa Ban Tổ chức Trung ương, các địa phương, ban, ngành và các cơ sở đào tạo, có kế hoạch phối hợp kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất nhằm có những điều chỉnh và định hướng kịp thời, phù hợp với thực tiễn nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Bảy là, ngoài chế độ chính sách hiện nay đối với cán bộ được đi học trong hệ thống các trường chính trị, Trung ương và Chính phủ cần có chế độ chính sách riêng cho đội ngũ cán bộ người các dân tộc thiểu số khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

 

ThS Trương Thị Như Yến

Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III

 

 

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền