Trang chủ    Diễn đàn    Tác động của nguồn vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Qua thực tiễn giai đoạn 2001-2010)
Thứ sáu, 19 Tháng 8 2016 09:23
10050 Lượt xem

Tác động của nguồn vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Qua thực tiễn giai đoạn 2001-2010)

(LLCT) -Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh kinh tế gay gắt, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn lực hỗ trợ hiệu quả cho sự tăng trưởng và phát triển của Việt Nam.Lợi ích mà nguồn vốn FDI mang lại trên nhiều khía cạnh như: tăng trưởng kinh tế, chuyển giao công nghệ, tri thức, kỹ năng quản lý…Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đổi mới cơ chế, chính sách, pháp luật…cho phù hợp để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.

Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới (năm 1986), Việt Nam đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI. Dòng vốn FDI bắt đầu vào Việt Nam từ năm 1988, nhưng đến năm 1991, số vốn FDI đầu tiên mới chính thức được giải ngân.Tổng vốn FDI thực hiện giai đoạn 1991-2000 là 19,5 tỷ USD; giai đoạn 2001-2010 tăng trưởng mạnh mẽ với tổng vốn FDI thực hiện lên đến 58,5 tỷ USD, gấp gần 3 lần giai đoạn trước đó. Chỉ trong vòng hai mươi năm (từ 1991 đến 2010), số dự án tăng từ 152 lên 1.237 dự án và vốn FDI thực hiện cũng tăng vọt từ 328,8 triệu USD lên 11 tỷ USD.

(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Việt Nam, GSO)

Bảng 1 - Tỉ lệ tăng trưởng bình quân của Việt Nam

 

Tỉ lệ tăng trưởng

 

Toàn bộ nền kinh tế

Chia ra

Nông, lâm ngiêp và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch

vụ

Giai đoạn 1991 - 2000

7.56

4.20

11.30

7.20

+ Giai đoạn 1991- 1995

8.18

4.09

12.00

8.60

+ Giai đoạn 1996 - 2000

6.94

4.30

10.60

5.75

 

 

 

 

 

Giai đoạn 2001 - 2010

7.26

3.58

9.09

7.35

+ Giai đoạn 2001 - 2005

7.51

3.83

10.25

6.96

+ Giai đoạn 2006 - 2010

7.01

3.34

7.94

7.73

Giai đoạn 1991 - 2010

7.41

3.89

10.02

7.28

 

(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Việt Nam, GSO)

 

Bảng 2 - GDP và GNI của Việt Nam giai đoạn 2001-2010

Năm

GDP ( Tỉ đồng)

GDP and GNI theo tỉ giá hối đoái bình quân

Giá

 hiện hành

Giá cố định

1994

GDP

( tỉUSD)

GNI

( tỉ USD)

GNIbình quân đầu người(tỉ USD)

2001

481,295

292,500

32.00

32.06

408

2002

535,762

313,300

35.00

34.52

433

2003

613,443

336,200

39.00

39.16

484

2004

715,307

362,400

45.00

44.50

550

2005

839,211

393,100

52.00

51.84

629

2006

974,266

425,400

60.00

59.42

713

2007

1,143,715

461,300

70.00

68.80

817

2008

1,485,038

490,500

89.00

86.69

1,018

2009

1,658,400

516,600

91.00

87.21

1,027

2010

1,980,900

551,600

101.00

97.40

1,114

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, GSO)

 

(Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê Việt Nam, GSO)

Bảng 1 cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001-2010 là 7,26%. Trong đó, giai đoạn 2001-2005 đạt 7,51%; giai đoạn 2006 - 2010 là 7,01%. Tỷ lệ tăng trưởng trong 20 năm (1991-2010) đạt 7,41%. Theo Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 10 năm (2001-2010) cao hơn Hàn Quốc, Thái Lan, Xinhgapo, Inđônesia, Malaysia và Philíppin, chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Nhờ đạt được tốc độ tăng trưởng cao nên GDP năm 2010 tăng gấp 2,32 lần so với năm 2000 (tính theo giá cố định năm 1994), tính theo giá thực tế thì tăng gấp 4,4 lần, tính theo tỷ giá hối đoái  thì tăng gấp 3,25 lần. Tổng thu nhập quốc gia (GNI) của Việt Nam tăng từ 30,8 tỷ USD năm 2000, lên đến 97,40 tỷ USD năm 2010, tương đương tăng gấp 3.15 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 396 USD năm 2000 lên đến 1.114 USD năm 2010 (Bảng 2). Theo phân loại của Ngân hàng thế giới về thu nhập tính theo GNI, từ năm 2008 Việt Nam đã thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp và bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp.

(Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê Việt Nam, GSO)

Biểu đồ 4:Tỉ trọng FDI theo khu vực giai đoạn 2000-2010

(Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê Việt Nam, GSO)

Trong giai đoạn 2001- 2005, số dự và vốn FDI đăng ký tăng gấp 2,5 lần so với giai đoạn 1996- 2000, vốn FDI thực hiện cũng tăng nhanh chóng, từ 2,45 tỷ USD năm 2001 lên  3,31 tỷ USD năm 2005 (Biểu đồ 4). Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 6,90%  năm 2001 lên 8,44 % năm 2005. Tổng vốn FDI thực hiện giai đoạn 2001-2005 là 13,9 tỷ USD, đạt trên 66,8%. Bên cạnh đó, việc cải cách thủ tục hành chính, sửa đổi Luật Đầu tư năm 2005, Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 đã tác động tích cực đến thu hút vốn FDI tại Việt Nam.

Giai đoạn 2006-2010 dòng vốn FDI của Việt Namtăng trưởng mạnh mẽ cả về số vốn FDI đăng ký, số dự án và vốn FDI thực hiện, với 44,6 tỷ USD, đạt 30,1% vốn FDI đăng ký. Mặt khác, việc gia nhập WTO thành công có ảnh hưởng mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư nước ngoài, dòng vốn FDI liên tục tăng. Năm 2007, số vốn FDI đăng ký tăng vọt lên 21,35 tỷ USD, vốn FDI thực hiện đạt 8,03 tỷ USD, gấp gần 2 lần năm 2006. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái  kinh tế toàn cầu xảy ra năm 2008, nhưng số vốn FDI đăng ký vào Việt Namđạt mức kỷ lục 71,0 tỷ USD, với vốn thực hiện đạt 11,5 tỷ USD. Bình quân trong giai đoạn 2008 - 2010, FDI thực hiện đạt 11,3 tỷ USD/năm.

Để tìm hiểu sự tác động mạnh mẽ và tích cực của FDI lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010, chúng ta sử dụng mô hình kinh tế lượng được xây dựng để kiểm định đánh giá vấn đề nghiên cứu dựa vào mô hình lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển (mô hình lý thuyết tăng trưởng mới) cũng như một vài mô hình phân tích thực nghiệm trước đây như Barro and Sala-i-Martin (1995, 2004), Lucas  (1990), Romer (1987) và Mankiw (1992, 2004). Hàm sản xuất Cobb- Douglas được viết dạng như sau.

Y = f (K, L)          (1)

Trong đó Y là sản lượng sản xuất haytổng sản phẩm xã hội, K là vốn đầu tư vật chất, L là nguồn vốn con người.

Theo lý thuyết tăng trưởng mới, việc mở rộng xuất khẩu sẽ cải thiện hiệu quả nền kinh tế trong việc phân phối các yếu tố đầu vào và dẫn đến tăng trưởng năng suất các nhân tố Mankiw (2004), đồng thuận với quan điểm này, Salvatore and Hatcher (1991) chỉ ra rằng định hướng xuất khẩu sẽ dẫn đến năng suất nhân tố cao hơn vì khai thác tốt hơn khả năng quy mô của nền kinh tế, mặt khác xuất khẩu sẽ làm giảm sự ràng buộc nghiêm trọng về ngoại hối và tạo điều kiện để tiếp cận lớn hơn với thị trường quốc tế, ngoài ra thương mại quốc tế sẽ dẫn đến một tỷ lệ đổi mới công nghệ cao hơn.

Theo Agosin (1999) and Boriss and Herzer (2006), xuất khẩu là một phương tiện của tăng trưởng thông qua việc mở rộng nhu cầu từ bên ngoài. Bên cạnh đó, Grossman and Helpman (1991) chỉ ra rằng xuất khẩu có thể đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế thông qua các phương tiện khác nhau như tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác quy mô của nền kinh tế, hoặc thúc đẩy sự khuếch tán (diffusion) về tri thức công nghệ. Do đó, hàm sản xuất có thể được mở rộng bằng cách thêm vào biến xuất khẩu.

Theo Romer (1989) and Mankiw et al (1992),đã chỉ ra rằng phát triển tài chính có tác động tích cực và quan trọng đến tăng trưởng kinh tế. King và Levine (1993) chỉ ra rằng mức độ của đầu tư trong nước cao hơn có tác động  tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và tích lũy vốn mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Hermes và Lensink (2003) tìm thấy ảnh hưởng tăng trưởng đầu tư tư nhân thông qua trình độ công nghệ, đặc biệt là liên quan đến việc nâng cấp công nghệ hiện có và áp dụng công nghệ mới, nó có thể sẽ tạo ra hiệu quả cạnh tranh, hiệu quả liên kết. Vì vậy, nền kinh tế của một quốc gia cần phát triển hệ thống tài chính trong nước.Do đó, mô hình (1) được mở rộng và có dạng như sau:

Y = f(I, GE, FDI, L,X)  (2)

Trong đó, I là đầu tư trong nước, GE là chi tiêu của chính phủ, X là xuất khẩu. Để trả lời các câu hỏi đặt ra cũng như căn cứ vào ý nghĩa của các biến giải thích, mô hình phân tích thực nghiệm tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010 như sau:

 (3)

Trong đó:  GDP: Tổng sản phẩm quốc nội- biến phụ thuộc

X:  Ma trận  Xβ= β1DMI +β2GEX +β3TRB + β4EXR + β5LGR

Các biến độc lập được định nghĩa ở bảng dưới đây (bảng 3)

Các biến GDP, XK, NK, GEX, DMI, EXR được lấy từ Niên Giám thống kê (Statistical Yearbook) của 64 tỉnh, thành phố được cung cấp bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) trong giai đoạn 2000-2010; biến FDI lấy từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư; biến LGR nhận được từ Bộ Lao động Thương binh - Xã hội. Tất cả các biến có nguồn gốc tiền tệ Việt Nam được quy đổi sang USD theo tỷ giá hối đoái bình quân hàng năm. Ngoài ra, để tiến hành phân tích thực nghiệm, nghiên cứu còn thu thập thêm một số thông tin từ website của 64 tỉnh thành, Bộ Khoa học và Công nghệ, “Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam mười năm 2001-2010" do GSO cung cấp.

Bảng 3: Định nghĩa biến

Biến

Định nghĩa

Nguồn

GDP

Tổng sản quốc nội theo giá hiện hành

GSO

FDI

Vốn FDI đăng ký

GSO, MPI

WTO

Biến giả: Nếu vốn FDI vào VN trước năm 2007

 WTO = 0 ; vào sau năm 2007, WTO = 1

-

LAW

Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư sửa đổi 2005:  Nếu FDI vào Việt Nam trước 2005, LAW = 0; sau năm 2005, LAW =1

-

PRR

Nếu tỉnh/thành phố có điều kiện kinh tế - xã hội thực sự khó khăn, PRR = 2, nếu tỉnh/thành phố có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, PRR = 1

MPI, GOV

DMI

Tổng vốn đầu tư trong nước theo giá thực tế

GSO

GEX

Các khoản chi thường xuyên và không thường xuyên của chính phủ

GSO

TRB

Cán cân thương mại

GSO

EXR

Tỷ giá hối đoái bình quân hàng năm

GSO

LGR

Tỷ lệ tăng trưởng của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của các tỉnh thành

GSO, MOLISA

(Nguồn: Tính toán theo Niên giám thống kê Việt Nam)

Sau khi ước lượng và thỏa mãn kiểm định (Hansen test), bằng việc sửdụng phương pháp fixed-effect estimationđể kiểm định câu hỏi đặt ra.Kết quả ước lượng ở cột 1 Bảng 5 cho thấy hệ số ước lượng của FDI có  ý nghĩa thống kê ở mức 1%, với điều kiện các nhân tố không đổi, việc tăng đơn vị vốn FDI sẽ làm mức tăng trưởng kinh tế tại 64 tỉnh, thành phố của Việt Nam tăng lên khoảng 0.1051446 USD. Điều này nói lên rằng FDI có tác động tích cực và mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế tại tại 64 tỉnh, thành phố của Việt Nam trong thời kỳ 2001-2010. Bên cạnh đó, các nhân tố ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế bao gồm cán cân thương mại, chi tiêu chính phủ, đầu tư trong nước, vốn FDI năm trước, tỷ giá hối đoái. Các hệ số kiểm định của các nhân tố này đều rất có ý nghĩa thống kê.

Để kiểm định giả thuyết sau khi Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp ra đời năm 2005, “Liệu việc gia nhập WTO có tác động như thế nào đến việc thu hút FDI tại Việt Nam nói chung và tại các tỉnh thành được xếp hạng khác nhau về điều kiện kinh tế - xã hội nói riêng?”

Kết quả ước lượng ở cột 3 Bảng 5 cho thấy, hệ số hồi quy của biến (WTO*FDI) là 0.2167664  có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, điều này nói lên rằng việc gia nhập WTO có tác động tích cực đến thu hút FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2010. Tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế sau khi gia nhập WTO là tích cực. Để xem xét ảnh hưởng này tại các tỉnh, thành phố được xếp hạng khác nhau, biến (WTO*FDI*Prcat) được cộng vào mô hình, kết quả kiểm định được thể hiện ở cột 4 Bảng 5 cho thấy, hệ số ước lượng của biến (WTO*FDI) là  0.272201, biến (WTO*FDI*Prcat) là - 0.1855055. Cả hai hệ số hồi quy này đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, điều này chỉ ra rằng tác động của việc gia nhập WTO đến việc thu hút FDI tại tỉnh, thành phố được xếp hạng hai thấp hơn tỉnh, thành phố được xếp hạng nhất là 0.1855055 USD.

Như vậy, sau khi gia nhập WTO, lượng vốn FDI tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam, tác động của việc gia nhập WTO đến việc thu hút FDI tại tỉnh, thành phố được xếp hạng hai thấp hơn các tỉnh, thành phố được xếp hạng nhất.

Tương tự đối với vấn đề luật pháp, biến (LAW*FDI) được cộng vào mô hình, kết quả kiểm định được thể hiện ở cột 5 Bảng 5; Hệ số ước lượng của biến (LAW*FDI) là 0.5675031 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, điều này cho thấy việc ban hành Luật Doanh nghiệp thống nhất và sửa đổi Luật Đầu tư của Việt Nam theo hướng không phân biệt nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đã có tác động tích cực mạnh mẽ đến thu hút FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 2005- 2010. Để xem xét tác động của yếu tố luật pháp đến thu hút FDI tại tại các tỉnh, thành phố được xếp hạng khác nhau, biến (LAW*FDI*Prcat) được cộng vào mô hình, kết quả kiểm định ở cột 5 bảng 5 cho thấy, hệ số ước lượng của biến (LAW*FDI) là 0.7014568, biến (LAW*FDI*Prcat) là - 0.1477234. Cả hai hệ số hồi quy này đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, điều này chỉ ra rằng sau khi ban hành Luật Doanh nghiệp thống nhất và sửa đổi Luật Đầu tư, thu hút FDI tại tỉnh, thành phố được xếp hạng hai thấp hơn các tỉnh, thành phố được xếp hạng nhất là 0.1477234USD.

Như vậy, sau khi ban hành Luật Doanh nghiệp thống nhất và sửa đổi Luật Đầu tư năm 2005, lượng vốn đăng ký FDI tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam và sự ảnh hưởng này tại các tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn yếu hơn các tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn.

Việc ban hành Luật Doanh nghiệp thống nhất và sửa đổi Luật đầu tư năm 2005 và gia nhập WTO năm 2007 có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ đến việc thu hút FDI tại Việt Nam, và sự tác động này tại các tỉnh, thành phố được xếp hạng nhất mạnh mẽ hơn tại các tỉnh, thành phố được xếp hạng hai (tỉnh/thành phố có điều kiện khó khăn hơn). So sánh sự ảnh hưởng của hai yếu tố trên đến thu hút FDI, chúng ta nhận thấy rằng yếu tố luật pháp có tác động mạnh mẽ tích cực hơn yếu tố WTO trong việc thu hút FDI ở Việt Nam và tác động của hai nhân tố này đến sự thu hút FDI tại các tỉnh, thành phố được xếp hạng hai thấp hơn (yếu hơn) tại các tỉnh, thành phố được xếp hạng nhất (tỉnh thành có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn).

Như trên đây đã phân tích, ảnh hưởng của nhân tố luật pháp mạnh mẽ hơn nhân tố WTO trong việc thu hút FDI. Để khẳng định rằng liệu vấn đề luật pháp có ảnh hưởng tích cực hơn việc gia nhập WTO trong việc thu hút FDI, mô hình được mở rộng bằng cách cộng cả 2 biến này vào mô hình. Kết quả thể hiện cột 7 bảng 4 cho thấy cả 2 nhân tố này đều đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của FDI tại Việt Nam, hệ số ước lượng của biến(LAW*FDI) là 0.5002864 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, biến (WTO*FDI) là 0.1145248. Điều này chỉ ra rằng tác động của yếu tố luật pháp trong việc thu hút FDI mạnh mẽ và tích cực hơn yếu tố WTO.

Như vậy, nhân tố chính sách có tác động tích cực trong việc thu hút FDI ở Việt Nam trong thời gian qua, các nhà hoạch định chính sách cần nghiên cứu để đưa ra các chính sách phù hợp nhằm thu hút mạnh mẽ FDI cho đất nước.

Bảng 4: Kết quả kiểm định tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Biến

độc lập

GDP –Biến phụ thuôc

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

FDI

0.1051446

(0.019088)***

0.2506076 (0.043463 )***

- 0.1144364   (0.093855)

- 0.0181626   (0.0955537)

- 0.463947   (0.154264)***

- 0.3298887   (0.159029)**

-0.512554   (0.159498)***

Lag FDI

0.046709   (0.020185)**

0.0436349   (0.019977)**

0.0395031   (0.020326)*

0.0379635   (0.020055)*

0.0385794   (0.020079)*

0.0372493   (0.019931)*

0.0357352   (0.020213)*

DMI

1.276979   (0.085911)***

1.333795   (0.086319)***

1.272167   (0.085579)***

1.327405   (0.085502)***

1.2754   (0.084954)***

1.328357   (0.086005)***

1.273045   (0.084945)***

GEX

3.371514   (0.226328)***

3.112535     (0.23441)***

3.35248   (0.225532)***

3.068524   (0.233144)***

3.23519   (0.226789)***

3.014259   (0.235984)***

3.24128   (0.226762)***

TRB

0.300623   (0.032057)***

0.3266614   (0.032465)***

0.3052816   (0.031984)***

0.3306565   (0.032160)***

0.2876137   (0.031892)***

0.312952   (0.032679)***

0.2916157 (0.032056)***

ER

-10.06535   (5.163017)*

- 8.080453   (5.133362)

- 10.63478   (5.147162)**

-8.476146   (5.105042)*

-7.987673   (5.135946)

- 6.474588   (5.119936)

- 8.534608   (5.154451)*

LBG

2.195451   (2.382563)

1.197242   (2.371284)

1.978103   (2.374442)

0.926008   (2.356486)

1.537586   (2.362631)

0.759684   (2.357907)

1.500674   (2.361948)

FDI*Prcat

 

- 0.179302   (0.048258)***

 

 

 

 

 

(WTO*FDI)   

 

 

0.2167664   (0.090732)**

0.272201   (0.090532)***

 

 

0.1145248   (0.0960007)

(WTO*FDI*Prcat)   

 

 

 

-0.1855055   (0.045542)***

 

 

 

(LAW*FDI)   

 

 

 

 

0.5675031   (0.152678)***

0.7014568   (0.157505)***

0.5002864   (0.162689)***

(LAW*FDI* Prcat)   

 

 

 

 

 

- 0.1477234   (0.047448)***

 

Constants

88974.96   (13808.27)***

82454.81   (14000.06)***

88926.18   (13751.11)***

81664.41   (13681.55)***

90504.35   (13660.47)***

84800.75   (13679.62)***

90297.43   (13656.45)***

No of groups 

64

64

64

64

64

64

64

No of  Observation

637

637

637

637

637

637

637

(Nguồn: Tính toán của tác giá, mức ý nghĩa thống kê: *α = 10%, **α = 5% và ***α = 1%)

Để đánh giá tác động của vốnFDI đối với tăng trưởng kinh tế tại các vùng,miền của Việt Nam, từsố liệu của 64 tỉnh,thành phố trong giai đoạn 2000-2010 được chia thành 6 khu vực:đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long

Theo số liệu thống kê (hình 4) cho thấy, giai đoạn 2000 -2010có sự phân bổ không đồng đều về FDI giữa các khu vực , tỷtrọng FDI lớn nhất thuộc khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung  39,74%, Đông Nam Bộ là 38,18%, đồng bằng sông Hồng 15,22%,  miền núi phía Bắc 1,30%, Tây nguyên 0,43% và đồng bằng sông Cửu Long  5,13%. Giả thuyết được đặt ra là khu vực tập trung nhiều vốn FDI hơn sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Kết quả ước lượng thể hiện ở cột 1 bảng 6 cho thấy FDI chỉ tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế tại các vùng kinh tế:  Trung du miền núi phía Bắc,Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Hệ số ước lượng có dấu hiệu tích cực và có ý nghĩa thống kêở mức 5% và 10% tại các vùng. Khu vực đồng bằng sông Hồng,Bắc Trung Bộvàduyên hải miền Trung là hai khu vực chiếm tỷtrọng lớn về vốn FDI nhưng kết quả lại cho thấy FDI không có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại 2 khu vực này, thậm chí FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại khu vực đồng bằng sông Hồng.

Bảng 5:Tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam theo khu vực

Khu vực

No. Obs

Const

GDP –Biến phụ thuộc

FDI

DMI

GEX

TRB

LGR

EXR

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Miền núi phía Bắc

154

53.720  (31.45)*

0.28753

(0.171)*

0.470 5  (0.084)***

1.3515  (0.125)***

- 0.1683   (0.077)**

- 1.1097   (0.7322)

- 0.3984 (1.803)

Đồng bằng sông Hồng

129

130.94   (50.7)***

- 0.0091   (0.059)

0.4469   (0.096)***

3.3674    (0.315)***

- 0.1600  (0.026)***

5.5777  (2.252)**

- 0.013   (6.87)

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

154

137.68   (30.12)***

0.0055   (0.010)

0.74921  (0.090)***

1.3910  (0.137)***

- 0.1023   (0.050)**

5.7794   (4.966)

3.6749  (4.640)

Tây Nguyên

55

9.3824   (22.44)

0.9562 (0.383)**

1.5972   (0.169)***

-0.2166  (0.351)

1.0127 (0.104)***

- 0.3405   (1.8910)

- 1.748   (3.83)

Đông Nam Bộ

 

66

24.1920  (177.45)

0.1434    (0.065)**

1.4604  (0.330)***

4.4729 (0.854)

0.6809  (0.045)***

-15.89 4  (14.729)

8.6176   (32.84)

Đồng bằng sông Cửu Long

143

84.1827  (40.82)**

0.1142   (0.053)**

0.8339    (0.097)***

3.0769    (0.230)***

0.4975  (0.144)***

0.0584  (2.5191)

3.7942  (4.150)

(Nguồn: Tính toán của tác giá, mức ý nghĩa thống kê: *α = 10%, **α = 5%  và ***α = 1%)

Bảng 6: Tác động của gia nhập WTO đến thu hút FDI của Việt Nam theo khu vực

Khu vực

No. Obs

Const

GDP - Biến phụ thuộc

FDI

DMI

GEX

TRB

LGR

WTO*FDI

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Miền núi phía Bắc

154

23490.0 (9037.3)***

-0.1962

(0.2244)

0.5261   (0.0835)***

1.6911   (0.2079)***

-0.1918   (0.0727)***

-1.2100   (0.6817)***

0.8613   (0.2946)***

Đồng bằng sông Hồng

129

-664.36   (18551.9)

0.0009   (0.1221)

0.6315   (0.1246)***

2.9351   (0.4268)***

-0.0788   (0.0355)**

6.4617   (2.2580)***

0.0269   (0.1244)

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

154

-70529.5  (9829.5)***

-0.1393   (0.0841)*

0.4739   (0.0779)***

1.0461   (0.1134)***

-0.1665   (0.0367)***

5.4036  (3.5001)

0.1416   (0.0832)*

Tây Nguyên

55

12433.9   (15563.2)

-0.4415   (1.5393)

1.11092   (0.1829)***

0.6448   (0.4436)

1.0292   (0.1686)***

-0.8844   (1.6550)

0.9876  (1.4534)

Đông nam bộ

 

66

-2858.1   (66796.9)

0.0129   (0.2123)

1.65061    (0.4381)***

(3.8496)  (0.9047)***

0.4058   (0.0895)***

-15.0705   (12.500)

0.1460   (0.1922)

Đồng bằng sông Cửu Long

143

-21072.4 4     (18339)

-0.8927   (0.4969)*

0.7420   (0.1121)***

2.6085   (0.3716)***

0.6062   (0.1646)***

-0.1183   (2.4939)

0.9928   (0.4905)**

(Nguồn: Tính toán của tác giá, mức ý nghĩa thống kê: *α = 10%, **α = 5%  và ***α = 1%)

Bảng 7:Tác động của luật pháp đến thu hút FDI của Việt Nam theo khu vực

Khu vực

No. Obs

Const

GDP - Biến phụ thuộc

FDI

DMI

GEX

TRB

LGR

LAW*FDI

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Miền núi phía Bắc

154

25517.6 (8684.7)***

- 0.5434   (0.3463)

(0.52634)   (0.0814)***

1.735088   (0.1970)***

- 0.201699   (0.0729)***

- 1.10534  (0.68275)

1.02507  (0.3796)***

Đồng bằng sông Hồng

129

- 1630.515   (17911.93)

- 0.4646  (0.5713)

0.6301198   (0.1087)***

2.900386   (0.3858)***

- 0.0798857   (0.03347)**

6.748159   (2.1469)***

0.473886   (0.55176)

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

154

- 68121.17   (9833.8)***

- 0.2721   (0.1480)*

0.4624839   (0.0776)***

1.073973   (0.1099)***

- 0.1802554   (0.0363)***

6.232982   (3.4723)*

0.273936   (0.1475)*

Tây Nguyên

55

15364.37   (15023.52)

0.5113  (2.3463)

1.147127   (0.1810)***

0.66364   (0.43742)

1.030615   (0.1676)***

-0.60734   (1.59848)

0.04419   (2.26741)

Đông Nam Bộ

 

66

- 27445.05   (66769.51)

0.28795  (0.2909)

1.638842   (0.4355)***

3.878305   (0.9024)***

0.3851766   (0.0830)***

- 13.96987   (12.6898)

- 0.12222   (0.29067)

Đồng bằng song Cửu Long

143

- 16723.15   (18445.38)

- 0.9088   (0.5445)*

0.7597539   (0.1119)***

2.738061   (0.3652)***

0.601571   (0.1651)***

0.00511   (2.50197)

1.002946   (0.5408)*

                             

(Nguồn: Tính toán của tác giá, mức ý nghĩa thống kê: *α = 10%, **α = 5%  và ***α = 1%)

 

Bằng phương pháp fixed-effect estimation đối với các mô hình kinh tế lượng, kết quả thực nghiệm cho thấy FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nhận thấy rằng tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành phố được xếp hạng nhấtmạnh mẽ hơn tại các tỉnh, thành phố được xếp hạng hai (tỉnh/thành phố có điều kiện kinh tế xã hội kém hơn).

Việc ban hành Luật Doanh nghiệp thống nhất và sửa đổi Luật đầu tư năm 2005 có tác động tích cực đến thu hút FDI tại Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh thành phố có điều kiện kinh tế - xã hội tốt hơn. Cùng với đó, việc gia nhập WTO có ảnh hưởng tích cực trong việc thu hút FDI và xuất khẩu. So sánh tác động của yếu tố luật pháp và WTO đến việc thu hút FDI, kết quả nhận thấy yếu tố luật pháp có tác động tích cực hơn trong việc thu hút FDI ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010. Điều này đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam  cần chú ý hơn nữa trong việc cải thiện môi trường đầu tư, sửa đổi thể chế nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.

 

ThS Phan Việt Châu

Học viện Chính trị khu vực IV

ThS Nguyễn Đình Chiến

 Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế

 

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền