Trang chủ    Diễn đàn    Nhận diện hành vi gây rối, chống phá ở nước ta hiện nay và những giải pháp phòng, chống
Thứ tư, 19 Tháng 9 2018 14:47
1938 Lượt xem

Nhận diện hành vi gây rối, chống phá ở nước ta hiện nay và những giải pháp phòng, chống

(LLCT) - Trong thời gian gần đây, trước sự lôi kéo, kích độngcủa các thế lực thù địch,nhiều cuộc biểu tình, gây rối, đập phá trụ sở, hủy hoại tài sảncác cơ quan công quyền, chống người thi hành công vụđã diễn raở một số tỉnh, thành phố, làm mất an ninhchính trị, trật tự an toànxã hội. Do đó, cần nhận diện rõ âm mưu của các thế lựcthù địch để có các giải pháp phòng,chống. 

1. Nhận diện hành vi gây rối, chống phá

Sau khi xuất hiện những lời kêu gọi biểu tình phản đối Dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu)và Luật An ninh mạng, một số người dân do bị kích động hoặc thiếu hiểu biết đã tham gia tuần hành, tụ tập trái phép ở nhiều nơi, gây ảnh hưởng xấu tới an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Ngày 10 và 11-6-2018, tại một số tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt là ở Bình Thuận và Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra cảnh nhiều người tụ tập trái phép, biểu tình bày tỏ thái độ không đồng tình với Dự luật đang được Quốc hội xem xét, gây ách tắc giao thông, thậm chí ở nhiều nơi trụ sở chính quyền bị đập phá, để lại hình ảnh xấu về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. 

Điển hình là tối ngày 10-6-2018, hàng trăm người quá khích đã xô cổng, đập vỡ cửa kính vọng gác, tấn công lực lượng bảo vệ và ném bom xăng, đốt một số xe máy, ôtô bên trong trụ sở UBND tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận. Những người này tiếp tục dùng mảnh kính, đá ném làm một số cảnh sát bị thương. Trụ sở của Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng bị đập phá. Đến 22h, hàng trăm người manh động, tháo bảng hiệu, ném bom xăng gây cháy nhiều phòng làm việc, phá hoại tài sản nhà nước tại trụ sở UBND tỉnh. Nhiều người quá khích đã chia thành nhiều tốp đi từ thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong để chặn xe trên đường quốc lộ 1. Nhiều người lấy đá ném vào xe tuần tra của công an, gây hư hỏng nặng. Giao thông trên quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Bình Thuận bị tê liệt từ 17h ngày 10-6 đến 0h ngày 11-6.

Trưa ngày 11-6, hàng nghìn công nhân Công ty Pouyuen, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh đã đình công, tràn ra đường, hò hét yêu cầu bỏ Luật đặc khu. Sự việc khiến giao thông qua khu vực cổng công ty này bị ùn tắc,v.v...

Hai cuộc biểu tình, tụ tập đông người, chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản nhà nước trên gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh và thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Khẩu hiệu của những người biểu tình là phản đối Dự án Luật An ninh mạng, Luật Đặc khu (Dự luật đã được xem xét qua nhiều kỳ họp Quốc hội, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến chưa đồng thuận. Do đó Quốc hội đã lùi việc thông qua Dự thảo Luật này từ kỳ họp thứ năm sang kỳ họp thứ sáu để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện).

Trước tình trạng trên và với sự tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các tầng lớp nhân dân và cử tri, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cân nhắc và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý dự thảo luật, đặc biệt không quy định trường hợp thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu là 99 năm như đã nêu trong Dự thảo Luật.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội giao Chính phủ chủ trì phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, chỉnh lý dự thảo luật và hoàn chỉnh các dự thảo nghị quyết, đề án về thành lập các đặc khu, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp sau; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có liên quan quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất tại các địa bàn dự kiến thành lập đặc khu, tích cực triển khai các công việc chuẩn bị về nguồn lực, điều kiện bảo đảm để khi luật và các nghị quyết được Quốc hội thông qua có thể thực hiện được ngay; đồng thời, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, làm rõ những vấn đề được đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm để tạo sự đồng thuận cao đối với các nội dung của dự thảo luật.

Như vậy, có thể thấy, Đảng, Nhà nước ta đã tích cực tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân và nhanh chóng có những sửa đổi phù hợp với thực tiễn. Tinh thần trọng dân, lắng nghe dân luôn được Đảng và Nhà nước ta đề cao và đã được khẳng định trong thực tế, hoàn toàn không phải như các thế lực thù địch cho rằng “Đảng đã quyết, mọi chuyện đã rồi”. Chắc chắn trong thời gian tới, Quốc hội sẽ thảo luận kỹ lưỡng hơn, các dự án luật sẽ được xem xét chặt chẽ hơn, tiếp thu kịp thời ý kiến của đông đảo tầng lớp nhân dân, không để phương hại đến an ninh quốc gia.

2. Nguyên nhân của hành vi gây rối, chống phá

Các sự việc trên cho thấy, việc bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là việc đáng hoan nghênh, thể hiện trách nhiệm công dân đối với việc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, việc thể hiện ý kiến, quan điểm bằng các hành vi gây rối, chống phá người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản của cơ quan nhà nước lại không mang tính xây dựng, tích cực mà còn ảnh hưởng đến trật tự - an ninh xã hội và là cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng nhằm xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lôi kéo, kích động người dân gây ra sự bất ổn trong xã hội, đặc biệt là những bất ổn chính trị, tạo những kẽ hở để các thế lực thù địch bên ngoài can thiệp, thực hiện âm mưu chống phá, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó lật đổ chính quyền nhân dân, làm thay đổi chế độ chính trị. Do đó, cần tìm ra những nguyên nhân sâu xa của tình trạng trên để có những biện pháp giải quyết triệt để.

Trước hết, chúng ta cần khẳng định rằng, các tầng lớp nhân dân quan tâm góp ý, thảo luận, trong đó có việc phản biện xã hội đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước là rất cần thiết, là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước ta rất trân trọng. Văn kiện Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: "Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn thể. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội"(1). Tại Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp, vận động nhân dân, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"(2). Tuy nhiên, những hành vi quá khích vẫn diễn ra. Theo chúng tôi nguyên nhân của tình trạng này là do:

Thứ nhất, đại đa số người tham gia biểu tình, gây rối là do sự hiếu kỳ vànhận thức hạn chế về pháp luật. Qua điều tra cho thấy, nhiều đối tượng không nghề nghiệp, có tiền án, tiền sự được cho tiền để đi gây rối. Số khác như người già, người thiểu năng trí tuệ, thanh niên, sinh viên, học sinh bị xúi giục cũng tham gia biểu tình. Khi đến nơi sự việc xảy ra, do bị ảnh hưởng tâm lý đám đông, họ đã có những hành động quá khích, thậm chí phá hoại tài sản nhà nước, chống đối lực lượng công an. Trước tình trạng này, các cơ quan chức năng đã vào cuộc để điều tra, đưa những kẻ quá khích, những kẻ “ném đá giấu tay” ra trước pháp luật nhằm giữ nghiêm kỷ cương, phép nước. Trong thực tế, đã có những đối tượng bị bắt giữ đã khai nhận hành vi xúi giục theo sự chỉ đạo của các tổ chức phản động.

Thứ hai, do âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Trong những sự việc quá khích, gây rối vừa qua, nhiều tổ chức, cá nhân được sự “tiếp sức” của các phần tử phản động ở nước ngoài đã nhanh chóng “vào cuộc”, tìm chọn “hạt nhân” kích động biểu tình, phá rối an ninh trật tự. Chúng lợi dụng, thổi phồng những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ của chúng ta để lôi kéo, bôi nhọ, nói xấu nhằm mục đích cao nhất là lật đổ chế độ

3. Một số giải pháp khắc phục tình trạng gây rối, chống phá

Thứ nhất, về phía các cơ quan chức năng của Quốc hội, Nhà nước cần sớm soạn thảo, hoàn thiện và thông qua Luật Biểu tình để thể chế hóa quyền của công dân được hiến định từ năm 1946; để người dân có thể bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân đúng nơi, đúng chỗ, đúng mức độ và có chế tài xử lý đối với những người quá khích như Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc phát biểu: “Điều quan trọng nhất là chúng ta có được một bộ luật để khắc phục những sai sót để xảy ra những rủi ro mà mối quan tâm của nhân dân là xác đáng”. Vì thực tế có không ít người dân rất thành tâm tham gia việc đóng góp ý kiến, bày tỏ quan điểm đối với những vấn đề hệ trọng của đất nước rất tích cực, đúng với quy định của pháp luật và phù hợp với văn hóa đất nước. Tuy nhiên, đối với việc người dân bày tỏ quan điểm bằng biểu tình, bạo động vũ trang thì chúng ta chưa có hệ thống pháp luật để xử lý.

Thứ hai,nâng cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội trong việc tuyên truyền, tiếp nhận, định hướng thông tin. Việc thể hiện nguyện vọng, mong muốn và kiến nghị đề xuất của công dân với công tác điều hành của Chính phủ, hoạt động của Quốc hội, thậm chí đối với một đại biểu Quốc hộc, hoặc đối với chương trình, nội dung mà Quốc hội đang bàn thảo là nguyện vọng chính đáng. Hiện nay, hình thức thể hiện nguyện vọng được Đảng, Nhà nước quy định có rất nhiều kênh, ví dụ: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể như: Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên... Người dân có thể thể hiện nguyện vọng của mình thông qua các kênh này. Người dân khi có chính kiến cũng có thể gửi trực tiếp đến dại biểu Quốc hội do mình bầu ra hoặc gửi tới các cơ quan như cơ quan dân nguyện của Quốc hội. Các cơ quan sẽ có trách nhiệm tiếp thu ý kiến, nguyện vọng chính đáng của người dân và truyền đạt tới Quốc hội hoặc tới các cơ quan có thẩm quyền.

Thứ ba, các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm khắc những hành vi quá khích, manh động, bạo động, côn đồ như những sự việc đã nêu ở trên. Với những đối tượng vi phạm pháp luật, thực hiện các hành vi tán phát thông tin, kích động người dân, lôi kéo tụ tập, biểu tình, các cơ quan pháp luật cần sớm điều tra, làm rõ, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh từ gốc, không để tái diễn những kịch bản phá hoại phức tạp như chúng đã thực hiện trước đây. Hệ quả của các cuộc biểu tình, bạo động vũ trang chống phá các cơ quan công quyền gây ra rất nhiều thiệt hại về kinh tế và những bất ổn chính trị - xã hội. Do đó, chúng ta cần rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc để tránh lặp lại tình trạng trên.

Thứ tư, mỗi người dân, đặc biệt là các cán bộ, đảng viên cầnnâng cao tinh thầncảnh giác, không để cácthế lực xấu lợi dụng tình cảm yêu nước chân chính để kích động các hoạt động tập trung đông người, gây mất trật tự công cộng, vi phạm pháp luật;không để bị lợi dụng, kích động, vô hình trung vi phạm pháp luật, tiếp tay cho các thế lực xấu chống phá. Lòng yêu nước phải dựa trên cơ sở có hiểu biết pháp luật, nắm vững được bản chất của vấn đề phản biện xã hội. Mỗi người dân, mỗi cán bộ, đảng viên cần đề cao trách nhiệm chính trị-xã hội, nói không với việc tụ tập, tuần hành trái phép,biểu tình dưới mọi hình thức,thực hiện đúng quyền dân chủ, giám sát và phản biện xã hội theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ năm, nâng cao vai trò trách nhiệm của công đoàn cơ sở tại các cơ quan, đơn vị , tổ chức doanh nghiệp, đặc biệt là các khu chế xuất, khu công nghiệp trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và người lao động; trong phối hợp với các cơ quan chức năng về các vấn đề liên quan đến các hoạt động gây rối, chống phá chính quyền, Đảng và Nhà nước. Các tổ chức doanh nghiệp, các khu công nghiệp, các chế xuất có đặc điểm là tập trung đông công nhân, người lao động có trình độ và nhận thức còn hạn chế,  dễ dẫn đến đình công, tụ tập đông người biểu tình, bạo động. Các tổ chức công đoàn cần giúp công nhân, người lao động nâng cao ý thức cảnh giác; tuyên truyền cho từng đoàn viên công đoàn, người lao động nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, hiểu đúng chủ trương của nhà nước, không tiếp tay, không tham gia vào các hoạt động chống phá để họ không bị lôi kéo, lợi dụng bởi các thế lực thù địch bên ngoài và một số phần tử xấu lôi kéo, tác động từ bên trong. Đồng thời, các cấp công đoàn cũng cần tăng cường nắm bắt dư luận trong công nhân, người lao động để tránh xảy ra tình trạng công nhân bị kích động, xúi giục đình công, lãn công, tuần hành biểu tình tại các doanh nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp.

__________________

(1) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 87.

(2) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.166.

 

TS ĐÀO ĐÌNH THƯỞNG

Viện Tôn giáo và tín ngưỡng

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 

 

 

 

 

 

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền