Trang chủ    Diễn đàn    Truyền thông đại chúng với quá trình xây dựng và thực thi chính sách công
Thứ bảy, 06 Tháng 5 2023 13:20
2178 Lượt xem

Truyền thông đại chúng với quá trình xây dựng và thực thi chính sách công

(LLCT) - Truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng xuyên suốt quy trình chính sách công. Với vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội nói chung và trong truyền thông chính sách nói riêng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng, phát triển hệ thống báo chí, truyền thông. Bài viết làm rõ vai trò của truyền thông đại chúng trong việc truyền thông chính sách công hiện nay.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về truyền thông chính sách - Ảnh: baochinhphu.vn

Chính sách công có vai trò quan trọng trong đời sống một quốc gia, là công cụ trong việc định hướng các chủ thể và các đối tượng tham gia hoạt động kinh tế,  xã hội. Nhà nước dùng chính sách để tạo lập các cân đối giữa hàng - tiền, cung - cầu, xuất - nhập khẩu, tiết kiệm - tiêu dùng; để điều tiết bảo đảm cho sự phát triển, kiếm soát, phân bổ cân đối giữa các lĩnh vực, khu vực, các vùng miền, địa phương của đất nước(1).

Nghiên cứu về khoa học chính sách và truyền thông chính sách công đã được tiến hành ở các nước từ nhiều năm nay, liên quan đến mối quan hệ giữa kiến ​​thức, hoạch định chính sách và quyền lực.

Theo Harold Lasswell - nhà khoa học chính trị, đồng thời là nhà lý luận truyền thông người Mỹ, được coi là người sáng lập lĩnh vực nghiên cứu chính sách công, thì dân chủ hóa là một quá trình liên tục và đối với nền dân chủ hiện đại thì cần phải bảo đảm rằng, việc hoạch định chính sách của nhà nước phải được thông báo giữa người lập chính sách và công chúng theo cách tương tác mới.

Để truyền thông chính sách hiệu quả, không thể tuyên truyền theo kiểu giáo điều, tức là cứ thông tin một chiều mà cần biết công chúng có hiểu và có quan tâm đến những dự thảo chính sách quan trọng tác động đến đời sống của từng cá nhân và sự phát triển của đất nước hay không. Người làm truyền thông chính sách công cần phải tìm cách thu hút công chúng quan tâm, chú ý và hiểu về những vấn đề chính phủ đang làm và lý do tại sao phải làm. Các nhà hoạch định chính sách cần đo được sự hưởng ứng của công chúng qua những phản hồi để tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện chính sách.

Vì vậy, chính phủ cần sử dụng các cách thức truyền thông phù hợp để thông tin về chính sách công đến được với công chúng và công chúng có thể tiếp nhận thông tin một cách tích cực.

Vai trò của truyền thông đại chúng trong quá trình xây dựng chính sách đã được nhiều học giả nghiên cứu. John Fischer, Trường đại học Athabasca (Mỹ), trong bài báo “Chức năng của báo chí trong việc hình thành chính sách”, cho rằng truyền thông đại chúng giúp các chính phủ lưu hành "thông tin quan trọng về các dịch vụ công cộng - và các thành tựu của chính phủ"(2).

Điều này cũng được hi tác giả Linz và Stephan khẳng định: “Truyền thông đại chúng đóng vai trò kết nối giữa chính phủ và công chúng. Đa phần những gì công chúng biết về quá trình xây dựng và áp dụng chính sách là thông qua những thông tin các kênh truyền thông đại chúng đưa về hành động của chính phủ”(3).

Rõ ràng, truyền thông đại chúng đóng một vai trò không thể thiếu trong việc định hình dư luận xã hội, trong đó các chính sách được phát triển. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, công dân tìm hiểu các chính sách của chính phủ sẽ tác động, ảnh hưởng đến họ như thế nào. Ngược lại, chính phủ sẽ nhận được phản hồi từ người dân về các chính sách và chương trình mà chính phủ áp dụng.

Hệ thống truyền thông hoạt động như các kênh cầu nối giữa chính phủ - những người hoạch định chính sách và công chúng - đối tượng thực thi các chính sách, để kiểm soát phạm vi của các cuộc thảo luận chính trị, điều tiết luồng thông tin và điều chỉnh nội dung các chính sách.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy truyền thông đại chúng không chỉ thực hiện việc truyền đạt thông tin một chiều, thụ động. Ngày nay, truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng, tác động sâu rộng đến toàn bộ quá trình xây dựng chính sách bởi vai trò, chức năng của truyền thông đại chúng định hình được vấn đề công chúng quan tâm.

Vai trò của truyền thông đại chúng tác động vào việc xây dựng chính sách đã được các tác giả Stuart Soroka, Andrea Lawlor, Stephen Farnsworthand Lori Young đề cập như sau:

Truyền thông đại chúng có thể thu hút và tạo sự chú ý của công chúng vào một vấn đề cụ thể;

Vai trò của truyền thông đại chúng tác động vào việc xây dựng chính sách đã được các tác giả Stuart Soroka, Andrea Lawlor, Stephen Farnsworth và Lori Young đề cập như sau:

  Tại Việt Nam, truyền thông đại chúng luôn được coi là kênh thông tin quan trọng để đưa thông tin chính sách của Nhà nước tới người dân, từ các quyết định chính trị, các giải pháp phát triển kinh tế, đến các chính sách bảo hiểm xã hội, các vấn đề về giáo dục, y tế, môi trường; và cũng là “diễn đàn” quan trọng của nhân dân trong việc phản hồi ý kiến, tâm tư, nguyện vọng.

Truyền thông đại chúng có thể thu hút và tạo sự chú ý của công chúng vào một vấn đề cụ thể;

Truyền thông đại chúng có thể thay đổi các cuộc thảo luận xung quanh cuộc tranh luận chính sách bằng cách xác định một vấn đề và sử dụng đối thoại hoặc hùng biện để thuyết phục hoặc không thuyết phục công chúng đi theo;

Truyền thông đại chúng có thể thiết lập chương trình nghị sự, nêu ra và phân tích bản chất, kết quả các vấn đề của chính sách, không những gây sự chú ý của công chúng về những vấn đề đó, mà còn đưa ra hàng loạt giải pháp chính sách khác nhau;

Truyền thông đại chúng có thể thu hút sự chú ý của các bên tham gia vào quá trình xây dựng chính sách. Truyền thông đại chúng có thể hỗ trợ, hoặc cản trở mục tiêu của việc làm ra cácchính sách bằng cách có ý kiến của các chuyên gia phân tích;

Truyền thông đại chúng cũng có thể đóng vai trò như một ống dẫn quan trọng giữa chính phủ và công chúng, thông báo cho công chúng về các hành động và chính sách của chính phủ, giúp truyền đạt phản hồi tới các quan chức chính phủ(4). Tại Việt Nam, truyền thông đại chúng luôn được coi là kênh thông tin quan trọng để đưa thông tin chính sách của Nhà nước tới người dân, từ các quyết định chính trị, các giải pháp phát triển kinh tế, đến các chính sách bảo hiểm xã hội, các vấn đề về giáo dục, y tế, môi trường; và cũng là “diễn đàn” quan trọng của nhân dân trong việc phản hồi ý kiến, tâm tư, nguyện vọng.

Bởi thế, truyền thông đại chúng được coi là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Điển hình là khi lấy ý kiến vào các dự thảo luật, hoặc những vấn đề về quốc kế dân sinh được thảo luận tại các kỳ họp Quốc hội đều đã được các báo đưa tin, nhằm phân tích, góp ý về những vấn đề liên quan đến các dự thảo luật, các chính sách, thể hiện qua ý kiến của các lãnh đạo, các nhà kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Các phương tiện truyền thông đại chúng cũng thu hút sự phản biện của người đọc. Sự đa dạng về nội dung thông tin cũng như tần suất bài đăng trên báo chí đối với những chính sách quan trọng, lôi cuốn độc giả quan tâm.

Những chính sách được báo chí và công chúng quan tâm, chú ý sẽ có được nhiều ý kiến đóng góp, góp phần vào xây dựng chính sách bảo đảm dân chủ, hiệu quả. Đồng thời cũng thể hiện rõ vai trò định hướng dư luận của báo chí.

Đây cũng chính là lý thuyết về thiết lập chương trình nghị sự của truyền thông đại chúng mà McCombs và Shaw nghiên cứu. Các tác giả này cho rằng báo chí ảnh hưởng tới những vấn đề công chúng bàn luận khi chỉ tập trung đưa về một số vấn đề chính, báo chí hoàn toàn có quyền chọn vấn đề, hướng đi của vấn đề và mối quan tâm của công chúng(5).

Những chủ đề mà truyền thông đại chúng quan tâm để phản ánh liên quan đến quá trình xây dựng chính sách không chỉ hướng mối quan tâm của công chúng đến vấn đề chính sách mà các bài viết, các chương trình được phát sóng trên phát thanh - truyền hình còn tác động mạnh đến cảm xúc, niềm tin của công chúng. Các kênh truyền thông đại chúng tác động đến công chúng rất nhanh chóng những vấn đề được nêu ra.

Chính vì truyền thông đại chúng có vai trò to lớn trong quá trình xây dựng chính sách mà những nhà hoạch định chính sách cần phải tham khảo ý kiến của công chúng thông qua báo chí, truyền thông trong mỗi giai đoạn của quy trình chính sách. Phát huy vai trò của báo chí, một chính sách ra đời sẽ đáp ứng tốt nguyện vọng của dân chúng, nhanh chóng được thực thi có hiệu quả và ổn định khi đi vào cuộc sống. Trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách, việc sử dụng truyền thông đại chúng có vai trò ở tất cả các giai đoạn, từ thông báo cho công chúng về lợi ích mà các nhóm bị tác động, ảnh hưởng của chính sách khi ban hành; thu hút sự đóng góp của công chúng vào xây dựng nội dung chính sách; cách thức quản lý chính sách;  đánh giá hiệu quả chính sách và góp ý bổ sung, hoàn thiện chính sách.

Tác động của truyền thông đại chúng trong giai đoạn đầu xây dựng một chính sách là rất lớn. Khi truyền thông nêu ra vấn đề, sẽ gây chú ý của công chúng, lắng nghe và quan tâm đến các vấn đề của chính sách.

Giai đoạn tiếp theo trong quá trình xây dựng chính sách là giai đoạn hình thành. Trong giai đoạn này, truyền thông đại chúng đóng vai trò trung gian, cung cấp thông tin chính sách mới tới công chúng và truyền đạt lại các thông tin phản hồi về chính sách tới các nhà hoạch định chính sách. Nhiệm vụ của các kênh truyền thông đại chúng cũng phải nghiên cứu những vấn đề phức tạp của chính sách và giải thích chúng một cách dễ hiểu và gần gũi nhất tới công chúng.

Giai đoạn hợp pháp hóa chính sách:chính sách có được thông qua hay không phụ thuộc rất nhiều vào việcchính sách đóđược truyền thông thế nào. Các phương tiện truyền thông đại chúng có thể chỉ ra các vấn đề và đề xuấtnhững thay đổi thông qua ý kiến phản hồi của công chúng.

Khi các chính sách đã được đưa vào cuộc sống và có hiệu lực, lúc này vai trò của các kênh truyền thông đại chúng lại có nhiệm vụ giám sátviệc thực hiện, cũng như sau đó cung cấp cho công chúng và các nhà hoạch định chính sách các bằng chứng về tính hiệu quả hoặc không hiệu quả của các chính sách.

Điển hình là việc mỗi kỳ Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua báo chí thông báo rộng rãi dự thảo văn kiện, vận động nhân dân tham gia góp ý vào các văn kiện Đại hội, tạo diễn đàn thảo luận và tiếp nhận ý kiến của nhân dân về văn kiện Đại hội. Văn kiện Đại hội Đảng là đường lối, chủ trương và hệ thống chính sách cơ bản của Đảng trong một nhiệm kỳ và tầm nhìn thời gian tiếp theo, là cơ sở chính trị để Nhà nước cụ thể hóa, thể chế hóa thành chính sách, pháp luật. Việc đăng tải các dự thảo văn kiện trên báo chí và phát động các tầng lớp nhân dân thảo luận, góp ý kiến, một mặt để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân, từ đó bổ sung, hoàn thiện làm cho đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước thể hiện được đầy đủ, toàn diện, đúng đắn lợi ích của các tầng lớp nhân dân. Mặt khác, đây cũng là cách thức, con đường, giải pháp để đưa đường lối, chủ trương của Đảng vào cuộc sống, thể hiện tinh thần dân chủ nhằm xây dựng sự đồng thuận xã hội, tạo điều kiện cho việc thu hút được sức người, sức của, xây dựng nguồn lực bảo đảm thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Như vậy, truyền thông đại chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạch định đường lối, chính sách của một quốc gia. Vai trò của truyền thông đại chúng không chỉ ở bước đầu của việc xây dựng chính sách mà có vai trò xuyên suốt trong quá trình xây dựng chính sách. Một chính sách có hiệu quả là một chính sách được công chúng chấp nhận và thực thi. Do đó, những phản hồi của công chúng qua các thông tin được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng giúp các nhà hoạch định chính sách nhận ra những điểm bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn để điều chỉnh chính sách, tạo sự đồng thuận xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước. 

_________________

Ngày nhận bài: 24 - 4 - 2023; Ngày bình duyệt: 28 - 4 - 2023; Ngày duyệt đăng: 06 - 5 - 2023.

 

(1) Văn Tất Thu: Bản chất, vai trò của chính sách công, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, http://tcnn.vn, truy cập ngày 10-10-2018.

(2) CJC- Canadian Journal of Communication, John Fischer, “news media functions in policy making”Vol 16, No 1 (1991), https://cjc-online.ca/index.php/journal/article/view/589/495.

(3) Juan J. Linz and Alfred Stepan, 2016, Problems of Democratic Transition and Consolidation, Johns Hopkins University Press.

(4) eM&P (Electronic Media and Politics),Stuart Soroka, Andrea Lawlor, Stephen Farnsworthand Lori Young 2012, "Event-Driven Environmental News in the US and Canada"; emandp.com.

(5) Maxwell McCombsand Donald L. Shaw,1972, "The agenda-setting function of mass media". Public Opinion Quarterly.

ThS ĐINH QUỲNH ANH

Báo Nhân dân

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền