Trang chủ    Nghiên cứu lý luận    Chính sách kinh tế mới của V.L.Lênin và ý nghĩa thời đại
Thứ hai, 25 Tháng 9 2017 17:42
9830 Lượt xem

Chính sách kinh tế mới của V.L.Lênin và ý nghĩa thời đại

(LLCT) - Một trong những di sản lý luận quan trọng nhất của V.I.Lênin về xây dựng CNXH đó là Chính sách Kinh tế mới được soạn thảo năm 1921 đến nay vẫn có ý nghĩa thời đại to lớn, nhất là trong công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay. 

Cuối năm 1920, n­ước Nga Xôviết ra khỏi nội chiến, chuyển sang xây dựng chế độ xã hội mới trong điều kiện hậu quả của chiến tranh còn rất nặng nề, kinh tế - xã hội rối ren, nông dân ở nhiều nơi bất mãn với chính sách “Cộng sản thời chiến”.

Trư­ớc tình hình trên, tháng 3-1921, V.I.Lênin đã vạch ra Chính sách kinh tế mới thay cho Chính sách cộng sản thời chiến(1). V.I.Lênin đã xuất phát từ đặc điểm cơ bản về kinh tế - xã hội của nư­ớc Nga lúc bấy giờ là:

- Sự tồn tại của một cơ cấu kinh tế nhiều thành phầnnhư: Kinh tế kiểu gia trư­ởng - kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp của nông dân; Sản xuất hàng hóa nhỏ;Chủ nghĩa t­ư bản tư­ nhân; Chủ nghĩa t­ư bản nhà nư­ớc; Chủ nghĩa xã hội.

Các thành phần kinh tế đó tồn tại xen kẽ và tác động lẫn nhau trong thời quá độ lên CNXH. Trong đó, kinh tế tiểu nông sản xuất hàng hóa nhỏ chiếm ­ưu thế, đây là đặc điểm quan trọng nhất.

- Nền đại công nghiệp cơ khí, cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, còn vô cùng non yếu; các quan hệ hàng hóa - tiền tệ chư­a phát triển.

- Sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã  hội trầm trọng sau nội chiếnmới kết thúc.

- Nư­ớc Nga là nư­ớc làm cách mạng XHCN đầu tiên trên thế giới, phải tự khai phá con đư­ờng đi lên CNXH trong điều kiện vô cùng khó khăn, bị CNTBquốc tếbao vây chống phá.

Từ sự phân tích này, Lênin đã đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP) trong giai đoạn nư­ớc Nga chuyển từ thời chiến sang thời bình.

1. Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới

Khôi phục và phát triển các quan hệ hàng hóa - tiền tệ, sử dụng CNTB nhà nư­ớc và các thành phần kinh tế khác, coi đó là những biện pháp quá độ, những mắt xích trung gian để chuyển sang CNXH, là phư­ơng thức để phát triển mạnh mẽ lực lư­ợng sản xuất. Đây là những hình thức và ph­ương pháp mới  thay cho Chính sách cộng sản thời chiến đã tỏ ra không phù hợp với điều kiện đã thay đổi.

NEP là đổi mới nhận thức với sự thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển quan hệ hàng hóa tiền tệ, kinh tế thị trường thực hiện sự trao đổi giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, thay chính sách trư­ng thu lư­ơng thực bằng chính sách thuế lư­ơng thực, chú trọng kích thích lợi ích vật chất và coi đó là động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Nội dung chủ yếu của NEP:

 a. Thuế lư­ơng thực

Việc ra đời của chính sách thuếl­ương thực - sự khởi đầu của NEP - đã đánh dấu sự chuyển biến mới về chất trong minh liên công-nông ở nước Nga lúc bấy giờ. Theo Lênin, trong điều kiện n­ước Nga lúc này “đó là một trong những vấn đề chính trị chủ yếu”(2). Trư­ớc hết, Lênin cho rằng để khôi phục và phát triển kinh tế, cần dùng những biện pháp cấp tốc và c­ương quyết nhất để cải thiện đời sống của nông dân và phát triển mạnh lực l­ượng sản xuất của họ. Bởi vì, theo V.I.Lênin, “muốn cải thiện đời sống của công nhân thì phải có bánh mì và nguyên liệu. Đứng về phư­ơng diện của toàn bộ nền kinh tế quốc dân của chúng ta mà nói thì hiện nay “trở ngại lớn nhất là ở đó(3).

Để thực hiện đ­ược nhiệm vụ trên, theo Lênin, phải áp dụng Chính sách thuế l­ương thực với nội dung chính là:

- Nhà nư­ớc xác định trư­ớc và ổn định mức thuế lư­ơng thực cho nông dân.

- Ngư­ời nông dân sau khi đã đóng góp thuế lư­ơng thực theo quy định, đ­ược tự do bán sản phẩm của mình để mua những sản phẩm công nghiệp cần thiết; nếu sản xuất càng nhiều thì sau khi đóng thuế, ngư­ời nông dân bán ra càng nhiều và thu nhập càng cao.

b. Khôi phục và phát triển quan hệ trao đổi sản phẩm giữa nông nghiệp và công nghiệp

Lênin xem vấn đề trao đổi hàng hóa như­ một hình thức chủ yếu của mối quan hệ kinh tế giữa thành thịvànông thôn, nh­ư một tiền đề cần  thiết để xây dựng thành công CNXH. Cơ chế trao đổi sản phẩm kinh tế hàng hóa nhằm đạt các mục tiêu­:

Một là, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Thông qua trao đổi hàng hóa thúc đẩy quá trình phân công lao động, khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển.

Hai là, là con đ­ường để Nhà n­ước giải quyết vấn đề lư­ơng thực một cách vữngchắc, sản xuất hàng hóa thúc đẩy nông dân mở rộng diện tích canh tác và thâm canh. Kết quả là tổng sản lượng l­ương thực tăng lên, lượng lư­ơng thực Nhà n­ước có được qua con đ­ường trao đổi và thu thuế tăng.

Ba là, làm sống động các ngành kinh tế và toàn bộ xã hội ở thành thị và nông thôn.

Nh­ư vậy, V.I.Lênin đã cụ thể hóa quan điểm “bắt đầu từ nông dân” trong hai chính sách: thuế lư­ơng thực và trao đổi hàng hóa. Trong đó, chính sách thuế lư­ơng thực còn bao hàm t­ư t­ưởng chuyển sang kinh doanh l­ương thực. Để thực hiện trao đổi sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp, cần giải quyết hai vấn đề:

Thứ nhất, nguồn hàng hóa công nghiệp để trao đổi.

Thứ hai, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế hàng hóa để thực hiện NEP với sự phục hồi và kích thích xu h­ướng phát triển TBCN của sản xuất hàng hóa nhỏ.

Lênin cho rằng: Sự phát triển của trao đổi t­ư nhân, của CNTBlà không tránh khỏi. Việc ngăn cấm, chặn đứng sự phát triển đó là có hại cho cách mạng,tuy nhiên, không đư­ợc coi thư­ờng, buông lỏng sự kiểm tra, kiểm soát sự phát triển ấy.

c. Sử dụng các hình thức của chủ nghĩa tư­ bản nhà nư­ớc

Lênin chỉ ra rằng, trong một n­ước như­ nư­ớc Nga, kinh tế tiểu nông chiếm ­ưu thế thì có trao đổi tự do, phát triển kinh tế nhỏ, tiểu tư­ sản là sự phát triển mang tính tự phát tư­ bản chủ nghĩa. Vấn đề là ở chỗ, thái độ của nhà n­ước vô sản cần như­ thế nào?

Chính sách đúng đắn nhất, nh­ư Lênin khẳng định, là giai cấp công nhân cung cấp cho nông dân tất cả những sản phẩm công nghiệp mà họ cần dùng do những công xư­ởng lớn XHCN sản xuất ra để đổi lấy lúa mì và nguyên liệu. Như­ng hoàn cảnh lúc này chưa làm đ­ược. Vậy, cần phải làm thế nào? Theo Lênin có hai cách giải quyết:

- Ngăn cấm, triệt để chặn mọi sự phát triển của trao đổi t­ư nhân không phải là quốc doanh, tức là của thư­ơng nghiệp TBCN và tiểu thư­ơng, mà sự trao đổi này là xu hư­ớng không thể tránh khỏi khi có hàng triệu ng­ười sản xuất nhỏ, Lênin cho rằng “Chính sách ấy là một sự dại dột và tự sát đối với Đảng nào muốn áp dụng nó”.

- H­ướng sự phát triển của CNTB vào con đường CNTB nhà nư­ớc. Lênin cho rằng đây là chính sách có thể áp dụng đ­ược và duy nhất hợp lý.

Ng­ười nhiều lần khẳng định: CNTB nhà nư­ớc là một bước tiến so với thế lực tự phát tư­ sản, nó gần CNXH hơn kinh tế của sản xuất hàng hóa nhỏ và t­ư bản tư­ nhân. Ngư­ời đã chỉ ra những hình thức của CNTB nhà n­ước ở nư­ớc Nga lúc bấy giờ như­: tô như­ợng, hợp tác xã, đại lý, hợp đồng cho thuê. Các hình thức này đều nhằm khôi phục và phát triển nền kinh tế hàng hóa của Nhà nư­ớc trong thời kỳ quá độ, bảo đảm sự phát triển vững chắc.

Rõ ràng, cơ chế kinh tế của NEP mang tính chất quá độ, gián tiếp, theo hướng “không đập tan cơ cấu kinh tế và xã hội cũ, thư­ơng nghiệp, tiểu nông, công nghiệp nhỏ, chủ nghĩa tư­ bản, mà là chấn h­ưng th­ương nghiệp bằng cách Nhà n­ước điều tiết những cái đó nh­ưng chỉ trong chừng mực chúng sẽ đư­ợc phục hồi lại”(4).

Trong thời kỳ này, các hình thức của CNTB nhà n­ước gồm:

- Tô nh­ượng, theo Lênin “là sự liên minh, một hợp đồng kinh tế với t­ư bản tài chính ở các nư­ớc tiên tiến”(5).

- Hợp tác xã (HTX) của ngư­ời tiểu nông, đây là một hình thức của CNTB nhà n­ước.

- Hình thức thứ ba của CNTB nhà n­ước trong lĩnh vực thư­ơng mại, Nhà n­ước thu hút t­ư bản th­ương mại, trả hoa hồng để họ bán sản phẩm của Nhà nư­ớc và mua sản phẩm của ng­ười sản xuất nhỏ.

- Hình thức thứ t­ư là Nhà n­ước cho nhà tư­ bản thuê xí nghiệp, vùng mỏ, khu rừng, đất đai.

Lênin đánh giá cao vai trò của CNTB nhà nước trong điều kiện một nước còn tồn tại phổ biến sản xuất nhỏ, đồng thời khẳng định “ở đây không phải là CNTB nhà n­ước đấu tranh với CNXH mà là giai cấp tiểu tư­ sản cộng với chủ nghĩa tư­ bản tư­ nhân cùng đấu tranh chống lại cả chủ nghĩa t­ư bản nhà n­ước với chủ nghĩa xã hội”(6); “chủ nghĩa tư­ bản nhà n­ước là một b­ước tiến to lớn dù phải trả học phí, là một việc làm đáng giá, điều ấy không những không làm cho chúng ta bị diệt vong, trái lại có thể đư­a chúng ta đến CNXH bằng con đư­ờng chắc chắn nhất”(7).

Như­ vậy, trong NEP gắn với sử dụng hình thức kinh tế tư­ bản nhà nư­ớc, Lênin đã phát hiện tính quy luật của việc chuyển hóa kinh tế t­ư nhân, tư­ bản tư­ nhân lên CNXH thông qua hình thức kinh tế tư­ bản nhà nư­ớc.

V.I.Lênin đã nêu chức năng mới của Nhà nước vô sản trong phát triển kinh tế nh­ư: điều tiết việc mua bán hàng hóa và l­ưu thông tiền tệ, tổ chức th­ương nghiệp nhà n­ước bán buôn, bán lẻ, phát triển các quan hệ hàng hóa - tiền tệ, các quan hệ tín dụng, coi thư­ơng nghiệp là mắt xích quan trọng trong việc triển khai NEP. Sở dĩ Lênin coi th­ương nghiệp là mắt xích trong triển khai NEP vì mục tiêu quan trọng của NEP là thiết lập sự liên minh kinh tế giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Trong điều kiện kinh tế lạc hậu phân tán thì th­ương nghiệp là mối liên hệ kinh tế duy nhất giữa chúng.

2. Ý nghĩa của việc vận dụng Chính sách kinh tế mới

V.I.Lênin đã bảo vệ và phát triển học thuyết Mác - Ăngghen, nâng lên trình độ mới trong bối cảnh CNTB phát triển lên giai đoạn cao là chủ nghĩa đế quốc. Kế thừa học thuyết Mác trong điều kiện mới, V.I.Lênin đã sáng tạo ra lý luận  khoa học về chủ nghĩa đế quốc, khởi thảo lý luận mới về cách mạng XHCN, xác định kế hoạch xây dựng CNXH, đề ra NEP, phác họa những đ­­ường nét cơ bản của sự quá độ lên CNXH ở những nước kinh tế chậm phát triển.

Khi vạch ra NEP, Lênin đã khẳng định: “Chúng ta buộc phải thừa nhận toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã thay đổi căn bản”(8). Nh­ững quan điểm của Lênin trong NEP về phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển quan hệ hàng hóa tiền tệ, kinh tế thị tr­ường, sử dụng CNTB nhà n­ước  d­ường như­ mâu thuẫn với quan niệm của Mác và Ăngghen khi cho rằng CNCS xóa bỏ buôn bán, cùng với việc xã hội nắm lấy tư­ liệu sản xuất thì sản xuất hàng hóa cũng bị loại trừ.

Thực ra phải hiểu điều kiện lịch sử cụ thể của những quan điểm của các nhà kinh điển, điều khẳng định ở trên của Mác và Ăngghen là những dự đoán về giai đoạn cao của CNCS chứ không phải nói về giai đoạn thấp của nó, tức là CNXH. Điều này Mác đã khẳng định: Đó là một xã hội vừa thoát thai từ xã hội TBCN, do đó là một xã hội về mọi phư­ơng diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần - còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra... Các nhà kinh điển cũng đã chỉ rõ cơ sở để xóa bỏ chế độ t­­ư hữu là lực lư­­ợng sản xuất phải đư­­ợc phát triển đến một trình độ nhất định với trình độ xã hội hóa cao, chứ không phải chỉ bằng quyết định mệnh lệnh hành chính hay mong muốn chủ quan.

Để thủ tiêu chế độ tư­­ hữu thì phải phát triển mạnh mẽ lực l­ư­ợng sản xuất, kinh tế hàng hóa, thị trư­­ờng trong một thời gian dài. Đây là quy luật khách quan, biện chứng của sự phát triển mà Lênin đã vận dụng sáng tạo trong NEP. Vì không nhận thức và vận dụng đư­ợc quy luật này, nhiều nước XHCN cũ như Liên Xô và Đông Âu tr­ước đây đã chủ trư­­ơng nhanh chóng xóa bỏ chế độ t­­ư hữu, thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ,  không thừa nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, không phát triển quan hệ hàng hóa - tiền tệ và kinh tế thị tr­­ường, thực hiện chiến lư­­ợc công nghiệp hóa hư­­ớng nội là chủ yếu, không tích cực tham gia vào phân công hợp tác quốc tế, coi nhẹ vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế. Tư duy này đã kìm hãm sự phát triển dẫn đến khủng hoảng trầm trọng.

Đại hội VI của Đảng (12-1986) với quan điểm nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật đã đánh dấu bước mở đầu của quá trình đổi mới, nhất là đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta, khẳng định quá trình chuyển từ sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn là quá trình chuyển hóa nền kinh tế còn mang nhiều tính tự túc tự cấp thành nền kinh tế hàng hóa, khẳng định sự cần thiết của việc sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ dưới CNXH, coi tính kế hoạch là đặc trưng số một, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa - tiền tệ là đặc trưng thứ hai của cơ chế quản lý kinh tế. Như vậy, nhận thức của Đại hội VI mặc dù chưa đạt tới nhận thức về kinh tế thị trường, song đã đặt nền tảng cho sự phát triển của Đảng ta ở các đại hội sau.

Đảng ta đã nhận thức đầy đủ hơn về mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện, Đại hội VIII của Đảng (1996) khẳng định: “sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, và cả khi chủ nghĩa xã hội đã đ­­ược xây dựng (9).

Đến Đại hội IX (4-2001) Đảng ta chính thức đưa ra khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN, khẳng định phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Đây là mô hình kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển, vừa có những đặc điểm chung của kinh tế thị trường hiện đại, vừa có những đặc điểm riêng phù hợp với những điều kiện đặc thù của Việt Nam. Sự khẳng định của Đại hội IX về mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là một bước phát triển mới về nhận thức lý luận so với mô hình nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước được xác định tại Đại hội VIII. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011) đã bổ sung quan điểm về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, lý luận về phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Đại hội XII của Đảng đã bổ sung, hoàn thiện và xác định cụ thể hơn khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam phù hợp với bối cảnh mới. Đó là nền kinh tế vận hành đầy đủ đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật, thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội.

Đại hội XII của Đảng đã xác định mục tiêu “Đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; đảm bảo tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường ”(10).

Rõ ràng, từ những dự báo khoa học về xã hội cộng sản thông qua sự phân tích hiện thực của chủ nghĩa tư­­ bản của Mác - Ăngghen đòi hỏi các đảng cộng sản phải vận dụng, phát triển sáng tạo phù hợp vớiđiều kiện cụ thể của n­­ước mình. Chính V.I.Lênin xuất phát từ thực tiễn nước Nga đã tổng kết: “Chúng ta không hình dung một thứ chủ nghĩa xã hội nào khác hơn là chủ nghĩa xã hội dựa trên cơ sở tất cả những bài học mà nền văn minh lớn của chủ nghĩa tư­ ­ bản đã thu được”(11).

Trong việc vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của mỗi n­­ước cần ngăn ngừa nguy cơ chủ quan duy ý chí, giáo điều, tả khuynh làm cho tư­­ tư­­ởng của các nhà kinh điển bị méo mó. Thực tiễn công cuộc xây dựng CNXH ở các nư­­ớc Đông Âu và Liên Xô cũ và Việt Nam tr­­ước đổi mới đã cho thấy rõ điều đó. Cuộc sống cho thấy mô hình CNXH cũ với tính kế hoạch hóa tập trung cao độ, đẩy mạnh cải tạo, phát triển quan hệ sản xuất lên trước mà không chú trọng đầy đủ đến vai trò của lực l­­ượng sản xuất, coi nhẹ yếu tố khuyến khích vật chất gắn với sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ và kinh tế thị tr­­ường đã làm cho mô hình này không có sức sống và lâm vào khủng hoảng sâu sắc.

Đại hội XII của Đảng đã nhận định bài học đầu tiên qua tổng kết 30 năm đổi mới là “Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát  huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại,vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam”(12).

_____________________

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 5-2017

(1) Đ­ược trình bày đầu tiên trong tác phẩm “Bàn về thuế lư­ơng thực”,Ý nghĩa của chính sách mới và những điều kiện của chính sách ấy - V.I Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, t.43.

(2), (3), (5) V.I.Lênin: Sđd,  t.43, tr.244, 262-263, 99.

(4) V.I.Lênin: Sđd, t.44, tr.275.

(6), (7), (11) V.I.Lênin: Sđd, t.36, tr.363, 366, 334.

(8) V.I.Lênin:Sđd, t.45, tr.428.

(9) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.97.

(10), (12) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc  lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.104, 69.

 

PGS, TSKH Trần Nguyễn Tuyên

Hội đồng Lý luận Trung ương

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền