Trang chủ    Nghiên cứu lý luận    "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" và sự phát triển chủ nghĩa Mác ở Nhật Bản
Thứ hai, 25 Tháng 6 2018 15:40
1463 Lượt xem

"Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" và sự phát triển chủ nghĩa Mác ở Nhật Bản

(LLCT) - Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được xuất bản lần đầu trên báo Heimin Shinbun (Báo Nhân dân) ở Nhật Bản vào năm 1904, do Shusui Koutoku(2) và Toshihiko Sakai(3) dịch từ phiên bản tiếng Anh của Samuel Moore. Tuy nhiên, người dân Nhật Bản không thể đọc vì tờ báo này đã bị chính phủ quân phiệt cấm. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được xuất bản lần thứ 2 trên số đầu tiên của “Shakaishugu-Kenkyu (Nghiên cứu xã hội chủ nghĩa)” của Toshihiko Sakai vào năm 1906, nhưng cũng bị chính phủ cấm.  Tuy nhiên, vào thời điểm đó, giáo viên của ông là GS. Sinzo Koizumi từ Anh Quốc trở về Nhật Bản, đưa bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản bằng tiếng Anh cho Nosaka đọc. 

1. Hai nhà Mácxít tiền bối ở Nhật Bản và Đại học Keio

Hai nhà lý luận hàng đầu của Đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP) trong giai đoạn trước chiến tranh và là nhà lãnh đạo lâu nhất của đảng này trong giai đoạn hậu chiến đã nghiên cứu chủ nghĩa C.Mác tại Trường Đại học Keio. Đó là Eitaro Noro (1900-1934), tác giả bài báo “Lịch sử phát triển chủ nghĩa tư bản Nhật Bản” khi còn là sinh viên đại học và Sanzo Nosaka (1892-1993), Bí thư thứ nhất của JCP từ năm 1955 đến năm 1958(1), Chủ tịch đảng từ năm 1958 đến năm 1982. Cuốn sách có ảnh hưởng nhất, góp phần đưa Sanzuo Nosaka trở thành người cộng sản là Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được xuất bản lần đầu trên báo Heimin Shinbun (Báo Nhân dân) ở Nhật Bản vào năm 1904, do Shusui Koutoku(2) và Toshihiko Sakai(3) dịch từ phiên bản tiếng Anh của Samuel Moore. Tuy nhiên, người dân Nhật Bản không thể đọc vì tờ báo này đã bị chính phủ quân phiệt cấm. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được xuất bản lần thứ 2 trên số đầu tiên của “Shakaishugu-Kenkyu (Nghiên cứu xã hội chủ nghĩa)” của Toshihiko Sakai vào năm 1906, nhưng cũng bị chính phủ cấm.  Tuy nhiên, vào thời điểm đó, giáo viên của ông là GS. Sinzo Koizumi từ Anh Quốc trở về Nhật Bản, đưa bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản bằng tiếng Anh cho Nosaka đọc. 

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã gây sốc cho Nosaka: “Tôi chưa bao giờ đọc cuốn sách nào gây sốc như vậy trong số các tác phẩm xã hội chủ nghĩa. Và tôi có thể khẳng định về mặt lý thuyết rằng sự lựa chọn của tôi để đấu tranh giải phóng cho người lao động không phải là một sai lầm. Và khi tôi đọc những lời nổi tiếng ở cuối cuốn sách “Những người vô sản không có gì để mất ngoài xiềng xích. Họ có một thế giới để giành chiến thắng. Người lao động trên toàn thế giới liên hiệp lại”, trái tim tôi ấm lên”(4). Sau đó một năm, đến khi cuộc Cách mạng Nga nổ ra, ông hiểu sâu sắc hơn bản chất của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Có thể khẳng định: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã tạo ra giai đoạn mới của lịch sử Nhật Bản với đảng chính trị cách mạng đặc biệt: CPJ

Tại thư viện Đại học Keio có 2 phiên bản đầu tiên của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: bản 23 trang và 30 trang. GS. Naoki Hashimoto đã xác định rõ, bản 23 trang là phiên bản gốc, và chỉ có một bản ở châu Á nằm trong thư viện của Đại học Keio(5). Vì lý do này, Đại học Keio đã được chính thức yêu cầu mang bản gốc này tới triển lãm kỷ niệm 170 Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do Ban Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức.

2. Giá trị của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và những điểm cần bổ sung, phát triển trong điều kiện hiện nay

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản vẫn có giá trị ở Nhật Bản khi có sự thừa nhận nhiều khẩu hiệu trong Tuyên ngôn vẫn còn hữu ích, nhất là ba chính sách đầu tiên:

1. Bãi bỏ tài sản trên đất đai và áp dụng tất cả các khoản tiền thuê đất vào mục đích công cộng.

2. Một khoản thuế thu nhập tăng dần.

3. Bãi bỏ mọi quyền thừa kế.

Đảng Cộng sản đang chiến đấu chống lại các nhà tư bản Nhật Bản để thực hiện điều thứ hai. Tuy nhiên, điều đầu tiên và thứ ba nên được điều chỉnh cho xã hội Nhật Bản hiện tại.

Thí dụ, Nhật Bản cũng có thuế bất động sản cố định, bắt buộc chủ sở hữu đất nộp một khoản thuế cho chính phủ, ngay cả khi mức thuế này là quá thấp. Nếu mức thuế này đủ cao như tiền thuê, không có sự khác nhau giữa thuế và tiền thuê. Do đó, chúng ta có thể xác định lại khẩu hiệu đầu tiên là “thuế đất đai lớn”. Hệ thống thuế hiện nay của Nhật Bản chưa đủ để được coi là như vậy.

Cần có sự điều chỉnh khác về chính sách thứ ba chuyển từ “bãi bỏ tất cả các quyền thừa kế” thành “thuế thừa kế lớn”. Lý do thứ nhất là chính sách cân bằng thu nhập không nên chỉ giới hạn về vấn đề thừa kế mà còn cả về vấn đề trước khi cha mẹ chết. Chẳng hạn, ngay cả trước khi cha mẹ chết, con của gia đình giàu có có thể được hưởng điều kiện giáo dục đặc biệt. Đó là một loại thừa kế, và do đó, cần có chính sách thứ 10 được liệt kê trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, là: Giáo dục miễn phí cho tất cả trẻ em ở các trường công lập. Bãi bỏ lao động của nhà máy ở dạng hiện tại. Kết hợp giáo dục với sản xuất công nghiệp,... Hiện nay, lao động trẻ em về cơ bản đã được bãi bỏ tại Nhật Bản nhưng chi phí giáo dục các loại hình giáo dục tư nhân bên ngoài trường học là khá cao. Cần thay đổi nội dung giáo dục để khắc phục tình trạng này, và do đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã thêm vào những từ cuối cùng, là “kết hợp giáo dục với sản xuất công nghiệp”.

Lý do thứ hai là nhằm mục đích làm cho nó phù hợp với các nước tiên tiến hiện nay như Nhật Bản. Có thể điều chỉnh thành: áp dụng tỷ lệ thuế thừa kế lớn. Thí dụ như: 99% cho 1% các gia đình giàu có nhất, 50% cho các gia đình có thu nhập trung bình.

Một số khẩu hiệu trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản cần được xem xét lại hoặc thay đổi trong xã hội hiện đại như Nhật Bản là:

4. Tịch thu tài sản của tất cả người di cư và nổi loạn.

5. Tập trung tín dụng vào tay nhà nước, bằng một ngân hàng quốc gia có vốn nhà nước và độc quyền.

6. Tập trung hóa phương tiện thông tin, vận tải trong tay Nhà nước.

7. Mở rộng các nhà máy, thiết bị sản xuất thuộc sở hữu nhà nước; đưa vào canh tác đất hoang hóa và cải tạo đất đai nói chung theo một kế hoạch chung.

Chúng ta có thể tổng hợp chúng vào việc quốc hữu hóa các doanh nghiệp, và hoạt động tốt ở Liên bang Xô viết ít nhất là cho đến những năm 1970. Theo nghĩa này, chúng ta phải đồng ý rằng loại hình kinh tế tập trung có nền tảng kinh tế riêng, và nó cũng đúng ở các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Không có cơ sở kinh tế như vậy, các chính sách đó không thể thu hút được các nhà hoạt động.

Tuy nhiên, các chính sách như vậy không thu hút được người dân ở các nước tiên tiến, và có một xu hướng ngược lại trên thế giới, tức là tư nhân hóa. Nếu như vậy, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã sai? Không phải vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đúng về mặt: cơ bản theo nghĩa các phương tiện sản xuất phải được xã hội hóa trong giai đoạn CNXH. Lịch sử nhân loại đã tạo ra cơ hội mới để xã hội hóa các phương tiện sản xuất sau khi thế kỷ XIX kết thúc. Đó là, việc sử dụng hệ thống công ty cổ phần, đặc biệt là hệ thống cổ phần niêm yết.

C.Mác đã đề cập đến khả năng hình thành hệ thống công ty cổ phần khi cho rằng “bãi bỏ vốn là tài sản cá nhân”, “một giai đoạn chuyển đổi cần thiết hướng tới việc tái cơ cấu vốn... tài sản xã hội hoàn toàn”, và “chuyển đổi hướng tới việc chuyển đổi tất cả các chức năng trong quá trình tái sản xuất mà vẫn liên quan đến tài sản tư bản, chỉ trở thành chức năng của các nhà sản xuất liên quan, thành các chức năng xã hội”(6).

Đánh giá của Ph.Ăngghen được nhắc đến nhiều “kể từ năm 1885,... sự thay đổi (của hệ thống giao dịch chứng khóan - theo Onishi) đang diễn ra ngày hôm nay đã tạo ra một vai trò gia tăng và ngày càng tăng trên thị trường chứng khoán, và khi nó phát triển, có xu hướng tập trung tất cả sản xuất, công nghiệp cũng như nông nghiệp và toàn bộ hoạt động thương mại, các phương tiện truyền thông cũng như các chức năng trao đổi, trong tay các nhà khai thác chứng khoán, để cho thị trường chứng khoán trở thành đại diện nổi bật nhất của chính sản xuất tư bản”(7).

Nội dung này được Ph.Ăngghen viết vào năm 1885 bổ sung cho Tập 3 của Bộ Tư bản, nên C.Mác đã không thể đọc nó. Nhưng Ph.Ăngghen nghĩ rằng, ngay cả khi C.Mác không thể xác nhận nội dung, thì nội dung đó nên được viết ở đó. Nghĩa là sự công nhận này rất quan trọng.

Nếu có, chúng ta có quyền và nghĩa vụ phát triển lý thuyết xã hội hóa các phương tiện sản xuất trong thế kỷ XXI. Bây giờ chúng ta có thể thấy một hệ thống công ty phát triển rất mạnh và phong trào xã hội tiến bộ để cải cách hệ thống đó và sử dụng nó để cải cách xã hội. Bằng cách trở thành cổ đông, chúng tôi có thể can thiệp vào quá trình ra quyết định của các công ty và theo cách này đã trở thành một phong trào xã hội ở Nhật được gọi là “thanh tra cổ đông”(8). Nếu áp lực lên các công ty trở nên mạnh mẽ hơn, các công ty có thể được xã hội hóa hơn.

Tuy nhiên, hệ thống quan trọng như vậy lại được xây dựng trong các công ty kinh doanh cổ phần đại chúng trên thị trường chứng khoán. Để hoạt động hiệu quả, công chúng cần có thông tin chính xác về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, và nếu điều kiện này có thể được đáp ứng, tất cả thành viên cấu thành xã hội có thể mua và bán cổ phần trong các công ty như các cổ đông tiềm năng. Điều này rất quan trọng bởi vì giá cổ phiếu giao dịch tăng cao nếu công ty hoạt động tốt và giảm nếu hoạt động kém. Những xu hướng này đôi khi trực tiếp phản ánh khả năng của các nhà quản lý và vì lý do này, đôi khi họ mang lại sự cải tổ. Đây là lý do tại sao các nhà quản lý phải làm việc hết sức để cải thiện hiệu suất của công ty. Nghĩa là, sự quản lý phải đặt dưới sự giám sát chặt chẽ hàng ngày của tất cả các thành viên cấu thành của xã hội. Xã hội hóa doanh nghiệp có thể được và nên được thực hiện theo cách này ít nhất ở các nước tiên tiến, và có thể cũng ở các nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam và Trung Quốc(9).

Tuy nhiên, hệ thống cổ phần hiện tại tồn tại nhiều vấn đề, có rất nhiều vụ tai tiếng và những hành động sai trái, bao gồm cả Nhật Bản. Nhưng tại sao có rất nhiều tin tức về các vụ tai tiếng như vậy? Vì mọi người nghĩ rằng: họ có quyền buộc tội những hành động sai trái như vậy. Có các công ty đã trở thành một thực thể xã hội hóa. Do đó, ngay cả khi vẫn còn nhiều vấn đề và tồn tại, chúng ta phải làm gì để cải cách nó và hoàn thành quá trình xã hội hóa(10).

Trong lĩnh vực chính trị, có hai chủ đề khác có thể thay đổi. Một là vai trò quan trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với cách mạng, và hai là sự không thể xảy ra của cuộc cách mạng hòa bình. Bởi vì những vấn đề này rất quan trọng đối với các nhà cách mạng, có rất nhiều cuộc thảo luận. Thí dụ như, Fuwa (2015), cựu chủ tịch JCP, giải thích rằng sự phát triển của con người trong quá trình phát triển lâu dài của CNTB quan trọng hơn nhiều so với các cuộc khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ. Khẳng định của ông có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà Mácxít Nhật Bản. Không cần phải giải thích tầm quan trọng để thảo luận về khả năng có hoặc không thể thực hiện được của cuộc cách mạng hòa bình.

Một điểm quan trọng của các cuộc thảo luận này là tất cả các lý thuyết mới được cung cấp bằng cách đọc lại văn bản của C.Mác và Ph.Ăngghen. Điều chúng ta phải biết là Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã được xuất bản vào năm 1848 khi C.Mác chỉ mới 30 tuổi và Ph.Ăngghen mới chỉ 28 tuổi. Vào thời điểm đó, họ còn quá trẻ và do đó, suy nghĩ của họ đã bị thay đổi nhiều lần, nhưng thông điệp chính không thay đổi. Theo nghĩa này, ngày nay phải đọc Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản như là một văn bản có nội dung sẽ được phát triển sau đó.

3. Khả năng mới của Liên minh với các nhóm không cộng sản

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là cuốn sách cho các nhà hoạt động chính trị, phân biệt chủ nghĩa cộng sản với các loại CNXH khác, như: CNXH tiểu tư sản và CNXH phong kiến bao gồm cả CNXH Kitô giáo. Ý nghĩa quan trọng của sự khác biệt này là một biểu hiện của chính đảng chính trị XHCN mới.

Tuy nhiên, những người cộng sản hình thành liên minh với một số đảng phái chính trị truyền thống khác. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản khẳng định: “Sự khác biệt và sự phản đối giữa các dân tộc ngày càng biến mất” trong chương 2, sự công nhận này đã không đúng trong thời đại đế quốc, và theo nghĩa này, những người cộng sản đã hình thành một liên minh rất quan trọng với những người theo chủ nghĩa dân tộc ở các nước phát triển. Việt Nam là nước tốt nhất. Theo nghĩa này, chúng ta phải thảo luận nhiều hơn về điều kiện và lực lượng có thể là đối tác của các liên minh. V.I.Lênin đã xác định đúng tình hình trong bước ngoặt của thế kỷ là “chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn cao nhất của chủ nghĩa tư bản” và xác định đối tác của các liên minh. Thành công của Mao Trạch Đông tại Trung Quốc cũng có thể được hiểu là sự thành công của việc xác định đối tác của các liên minh.

Tuyên ngôn Đảng Cộng sản chỉ trích đối tác tiềm năng của liên minh: CNXH sinh thái tương tự như CNXH tiểu tư sản hoặc CNXH phong kiến bao gồm cả CNXH Kitô giáo. Nhóm này than phiền về xã hội mới và muốn quay trở lại xã hội cũ bởi vì họ thích “phát triển” hơn là “không đau”. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản cho rằng: “Không có gì dễ dàng hơn việc đeo cho chủ nghĩa dưỡng sinh Kitô giáo một cái mặt nạ chủ nghĩa xã hội”. “Chủ nghĩa xã hội Kitô giáo” đã cáo buộc cái ác của CNTB là một loại chủ nghĩa sản xuất, và khẳng định thóat khỏi nó như là một hành động khổ hạnh. Quan điểm cơ bản này hoàn toàn giống với chủ nghĩa sinh thái. Theo nghĩa này, chủ nghĩa Mác phải được xác định rõ ràng.

Tuy nhiên, giống như những người theo chủ nghĩa dân tộc, tình hình hiện nay ở các nước tiên tiến đã tạo ra khả năng cho các nhà Mácxít liên minh với các nhà sinh thái học. Đó là bởi vì các quốc gia tư bản tiên tiến không có khả năng tiếp tục tăng trưởng kinh tế, ngừng tích tụ vốn đã trở thành cách duy nhất để duy trì năng suất. Quan hệ này đã được làm rõ bởi Yamashita và Onishi (2002). Không có điều kiện nào cho liên minh như vậy ở các nước đang phát triển vì các nhà sinh thái học chống lại sự phát triển kinh tế không bền vững. Nhưng sau khi đạt được trạng thái ổn định, khi kết thúc CNTB ở các nước tiên tiến, cả các nhà Mácxít và các nhà sinh thái học có thể chống lại việc tích lũy vốn. Tình hình mới trong giai đoạn tiên tiến tạo ra một khả năng mới của cuộc cách mạng bằng cách cung cấp các điều kiện của liên minh chính trị rộng lớn hơn. Nó cũng giống với Cách mạng Nga, Cách mạng Trung Quốc và Cách mạng Việt Nam đã được thực hiện trong thời kỳ đế quốc.

Theo nghĩa này, khả năng cách mạng có nghĩa là khả năng liên minh rộng hơn. Đây là một chủ đề quan trọng được làm rõ bởi khoa học chính trị Mácxít.

________________

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 3-2018

(1) Khi ông 100 tuổi, JCP đã trục xuất vì tội phản bội các đồng đội.

(2) Nhà báo, nhà tư tưởng, CNXH và vô chính phủ trong thời Meiji. Sinh năm 1871, bị chính phủ quân phiệt giết chết năm 1911.

(3) Nhà xã hội học, sử gia, nhà tư tưởng và nhà báo. Ông thành lập Đảng Xã hội vào năm 1906, Đảng Cộng sản đầu tiên ở Nhật năm 1921, và sau đó là Đảng Vô sản Tokyo vào năm 1922.

(4) Nosaka, Sanzo, Fusetsu no Ayumi (Dấu chân của gió và tuyết), Nxb Shinnihon, 1971, bằng tiếng Nhật, tr.303.

(5) Hashimoto, Naoki: Lịch sử giới thiệu về ảnh hưởng mở rộng của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Hassaku-sha, 2016, tiếng Nhật.

(6), (7) C. Mác: Bộ Tư bản, Q.IIIV (ấn bản Dietz), tr.452-453, 917, về những điểm trên, Oguri (2005) đã rất có tính hướng dẫn.

(8) Một trong những người sáng lập ra phong trào xã hội này là Koji Morioka, Xem Morioka, Koji: Tài khoản gian lận, Iwanami-shoten, 2000, bằng tiếng Nhật.

(9) Nhật Bản có một số nhà lý thuyết về quan điểm này. Onishi (2007) là ấn phẩm đầu tiên giải thích quan điểm này.

(10) Theo Fuwa, Tetsuzo: Tư bản: Khai thác/ theo đuổi/ yêu cầu thông tin, Nxb Shinnihon, 2015, bằng tiếng Nhật: suy nghĩ của C.Mác đã thay đổi nhiều lần, ngay cả khi suy nghĩ cơ bản nhất của ông không thay đổi.

 

Hiroshi ONISHI

Đại học Keio

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền