Trang chủ    Quốc tế    Công tác đối ngoại và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam
Thứ hai, 19 Tháng 9 2016 16:26
3706 Lượt xem

Công tác đối ngoại và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam

(LLCT) - Công tác đối ngoại và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc có mối quan hệ mật thiết gắn bó chặt chẽ, tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Yêu cầu, nội dung và sự thể hiện mối quan hệ này có sự khác nhau trong mỗi giai đoạn lịch sử. Trong công cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam, giữa công tác đối ngoại và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc càng trở nên chặt chẽ, khăng khít, đối ngoại ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc.

1.      Hoạt động đối ngoại là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp quốc gia, sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc

Đảng ta xác định, sức mạnh tổng hợp quốc gia là “sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninhm đối ngoại” là sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và hiện đại; biểu hiện trong sức mạnh vật chất, tinh thần của cộng đồng người Việt trong nước và nước ngoài; sự kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại, sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài, trong đó sức mạnh bên trong là quyết định.

Đối ngoại không những là bộ phận cấu thành quan trọng, mà còn góp phần phát huy các nguồn sức mạnh khác, làm gia tăng sức mạnh bên trong, hợp nên tính tổng thể của sức mạnh tổng hợp quốc gia. Trong thế giới toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, hoạt động và công tác đối ngoại càng trở nên quan trọng. Vì thế, trong chiến lược phát triển sức mạnh tổng hợp quốc gia, việc đẩy mạnh hoạt động đối ngoạiđể gia tăngsức mạnh; đồng thờitạo môi trường hòa bình, ổn định và lợi thế cho sự nghiệpxây dựng,bảo vệ Tổ quốcluôn là vấn đề đặc biệt quan trọng.

Cương lĩnh của Đảng xác định rõ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam XHCN giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Đó là quan điểm nhất quán phản ánh phương hướng, mục tiêu và cách thức trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta; thể hiện phương hướng, mục tiêu của công tác đối ngoại, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Mối quan hệ giữa mục tiêu đối ngoại với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Mối quan hệ giữa mục tiêu đối ngoại với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Đường lối đối ngoại là một bộ phận không thể tách rời đường lối cách mạng và phục vụ cho đường lối cách mạng; đường lối cách mạng quy định và đặt ra mục tiêu, yêu cầu, nội dung cho đường lối đối ngoại. Mục tiêu đối ngoại bao giờ cũng được xác định một cách rõ ràng, nhất quán, là một lĩnh vực hoạt động của cách mạng, không tách rời với mục tiêu cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, muốn làm gì cũng phải “vì lợi ích dân tộc mà làm”; mục tiêu đối ngoại là nhằm bảo đảm các quyền cơ bản cho đất nước, lợi ích quốc gia dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, đối ngoại vì hòa bình. Vì thế, hoạt động đối ngoại với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN là mối quan hệ phụ thuộc và trong chỉnh thể thống nhất. Theo đó, mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại chịu sự quy định và nhằm phục vụ thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc quy định, chi phối công tác đối ngoại.

Trên cơ sở nhận thức rõ mối quan hệ giữa mục tiêu đối ngoại với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng (1991) xác định: “Mục tiêu của chính sách đối ngoại là tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”(1[1]). Tới Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”(2[1]). Các nhiệm vụ đó của công tác đối ngoại trực tiếp phục vụ cho mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới: “Mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”([1]3). Công tác đối ngoại, rõ ràng không chỉ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước mà còn phục vụ trực tiếp, có hiệu quả cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Trên thực tế, đối ngoại ngày càng được kết hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh và với phát triển kinh tế, văn hóa trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc XHCN của Đảng và Nhà nước ta.

Những biến động chính trị của thế giới và khu vực: Đông Nam Á trở thành địa bàn cạnh tranh quyết liệt về thị trường và tài nguyên; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn biến phức tạp; xuất hiện một số loại hình chiến tranh kiểu mới (chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng, sử dụng sức mạnh mềm thông qua các hoạt động kinh tế, ngoại giao, văn hóa... cùng với những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế - xã hội, làm xuất hiện những vấn đề phức tạp mới, tác động tới việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trước thực tế đó,  Đảng và Nhà nước ta đã nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn bài học: “dựng nước đi đôi với giữ nước”; “giữ nước từ khi nước chưa nguy”; có kế sách ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa. Nghĩa là, làm sao cho kinh tế phải vững, quốc phòng mạnh, thực lực cường, lòng dân yên, chính trị - xã hội ổn định, cả dân tộc là một khối đoàn kết thống nhất”(4[1]). Vấn đề đó đặt ra cho công tác đối ngoại phải vươn lên đủ sức đáp ứng yêu cầu, đồng thời quy định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của mình trong bối cảnh lịch sử mới.

3. Đổi mới công tác đối ngoại để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia

Trước tình hình thế giới, trong nước tiếp tục có những diến biến phức tạp, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; vấn đề bảo đảm độc lập, chủ quyền quốc gia, thể chế chính trị đất nước của Đảng và nhân dân ta gặp nhiều khó khăn, thách thức to lớn, đòi hỏi phải có sự đổi mới trên nhiều phương diện, đặc biệt là trong công tác đối ngoại.

Để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế, công tác đối ngoại cần thực hiện nhiều nội dung, hình thức đồng bộ, trước hết cần đổi mới và thực hiện tốt những nội dung sau:

Một là, tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”([1]5). Thực hiện tốt phương châm “chủ động, tích cực” trong hội nhập quốc tế; góp phần “điều chỉnh” những nội dung, định chế, thúc đẩy phương hướng, mục tiêu hoạt động của tổ chức khu vực và quốc tế theo hướng có lợi nhất cho độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia dân tộc.

Hai là, đẩy mạnh công tác đối ngoại, kiến tạo và củng cố môi trường hòa bình, thuận lợi cho bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện tốt nhiệm vụ “giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”(6[1]). Công tác đối ngoại của nước ta phải cùng với các quốc gia và các dân tộc trên thế giới ngăn chặn chiến tranh, khủng bố, bạo lực. Quảng bá cho thế giới hiểu rõ và có tình cảm tốt đẹp về Việt Nam, “góp phần tạo ra thế và lực mới cho đất nước”([1]7).Đối với vấn đề Biển Đông, công tác đối ngoại phải nhất quán chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; bảo vệ lợi ích chính đáng của mình đồng thời vì lợi ích chung, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982, tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), các thỏa thuận khu vực và sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Ba là, xử lý tốt vấn đề đối tác và đối tượng, hợp tác và đấu tranh. Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo của Đảng về đối tượng và đối tác trong thời kỳ mới tại Hội nghị Trung ương 8 khoá XI: Những ai chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của chúng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh... Trong mỗi đối tượng vẫn có mặt cần tranh thủ, hợp tác... Đồng thời, thực hiện tốt phương châm đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương, đa dạng, thêm bạn bớt thù, kiên định về chiến lược, mềm dẻo về sách lược.

Công tác đối ngoại hướng mạnh vào thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng: “Trong bất kỳ tình huống nào, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đều quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giữ vững ổn định chính trị - xã hội, môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”(8[1]). Trong quá trình hội nhập quốc tế, dù có phải thực hiện sự điều chỉnh nào đó “sao cho phù hợp với quy định chung theo cam kết khi hội nhập”, nhưng phải kiên quyết giữ vững độc lập, tự chủ. Có giữ vững được độc lập, tự chủ thì mới củng cố và phát huy được vai trò của mình trong hội nhập, trong các tổ chức và thiết chế khu vực, quốc tế mà nước ta tham gia, tiếng nói của quốc gia mới trở nên “có trọng lượng” trong các quan hệ quốc tế.

Bốn là, công tác đối ngoại phải góp phần thực hiện tốt tư tưởng bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”. Bảo vệ Tổ quốc từ xa thực chất là tiến công nhằm dập tắt những mưu toan gây chiến tranh xâm lược Việt Nam từ xa, từ bên nước đối phương, từ nơi xuất phát âm mưu đó. Vấn đề phát hiện âm mưu gây chiến với nước ta, tìm mọi cách dập tắt âm mưu đó khi còn manh nha là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Xác định rõ phải  “chủ động, kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của Việt Nam”(9[1]), do đó, phải sử dụng tổng hợp các hình thức, biện pháp ngoại giao, trong đó đấu tranh bằng con đường chính phủ vẫn giữ vai trò chủ đạo, song đấu tranh bằng các hình thức phi chính phủ cũng có vai trò rất quan trọng, không thể xem nhẹ. Cần tranh thủ, tận dụng tốt các tổ chức và diễn đàn quốc tế, nhất là Liên Hợp quốc nhằm nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam, ngăn chặn những âm mưu phá hoại cách mạng nước ta. Tận dụng những nhân tố tích cực có lợi cho Việt Nam tại bên đối phương, tại các nước đồng minh của đối phương, của cộng đồng quốc tế, cộng đồng người Việt ở nước ngoài, cộng đồng xã hội tiến bộ ủng hộ Việt Nam, những nhân sĩ, các giới, nghị sĩ có thiện cảm với nước ta. Đồng thời, cần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đối ngoại quốc phòng, sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc.

____________________

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 11-2015

 (1) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.326.

(2), (3), (5), (6), (7) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.236, 81-82, 235-236, 236, 156.

(4) Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI ngày 9-10-2013, Báo Quân đội nhân dân, số ra ngày 10-10-2013, tr.4.

(8) Thông báo Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Báo Quân đội nhân dân, số ra ngày 10-10-2013, tr.5.

(9) Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình cao cấp lý luận Khối kiến thức thứ hai: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Giáo dục quốc phòng - an ninh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2014, tr.74.

 

TS Trịnh Thị Hoa

Viện Quan hệ quốc tế,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền