Trang chủ    Quốc tế    Đầu tư vào thanh niên: Lựa chọn chiến lược và tài sản quan trọng cho sự phát triển bền vững ở châu Phi
Thứ tư, 31 Tháng 5 2017 12:01
1617 Lượt xem

Đầu tư vào thanh niên: Lựa chọn chiến lược và tài sản quan trọng cho sự phát triển bền vững ở châu Phi

(LLCT) - Tiếp cận khái niệm "lợi tức dân số" theo nghĩa “lợi ích kinh tế có được từ việc gia tăng đáng kể tỷ lệ người trong độ tuổi lao động so với những người trong độ tuổi phụ thuộc". Trong thế kỷ XXI, các châu lục khác già hóa thì châu Phi đang trẻ hóa, đây là nguồn sức mạnh tiềm tàng để các quốc gia châu Phi phát triển kinh tế - xã hội. Bài viết đề cập kinh nghiệm từ Việt Nam trong phát huy hiệu quả "lợi tức dân số" thời kỳ đổi mới, như là một mô hình học tập tốt, là một đối tác thực sự của châu Phi với tầm nhìn, lợi ích chung.

Chương trình nghị sự 2063 của Liên minh châu Phi kêu gọi đầu tư vào thanh niên và phụ nữ trong quá trình thực hiện tầm nhìn về “Châu Phi– nơi thúc đẩy và giải phóng tiềm năng của phụ nữ và thanh niênđể phát triển”. Chương trình nghị sự đãcông nhận lợi tức dân số là một yếu tố quan trọng trong mô hình lấy con người làm trung tâm ở châu Phi nói chung tại Chương trình nghị sự về phát triển sau năm 2015. Điều này cũng dẫn đến kết luận về lợi tức dân số trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững. Đây là một trong những đóng góp quan trọng của châu Phi vào Chương trình nghị sự 2030.

Khái niệm về lợi tức dân số

Trong những năm qua, khái niệm về “lợi tức dân số”đã được các quốc gia, các chính trị gia, các nhà hoạchđịnh ở châu Phi thúc đẩy mạnh mẽ, như một cách thức quan trọng để đẩy mạnh và gia tăng sự phát triển kinh tế - xã hội.

Lợi tức dân số được định nghĩa là “lợi ích kinh tế có được từ việc gia tăng đáng kể tỷ lệ người trong độ tuổi lao động so với những người trong độ tuổi phụ thuộc, đây chính là hậu quả của sự sụt giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và tỷ lệ sinh sản”. Sự thay đổi về cấu trúc tuổi tác ở châu Phi mở ra cơ hội thực sự cho lợi tức dân số, khởi đầutừ tỷ lệ sinh sảncủaphụ nữ châu Âu có giảm xuống nhanh chóng.

Về mặt lý thuyết, sự chuyển đổi nhân khẩu học đặc trưng bởi sự gia tăng dân số trong độ tuổi lao động sẽ dẫn đến những lợi ích tiềm tàng.

Khai thác lợi tức dân số ở châu Phi - Thực trạng

Thanh niên châu Phi chính là tài sản quan trọng cho sự phát triển bền vững của châu lục này nếu được khai thác đúng mức. Việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và tuổi thọ tăng lên góp phần làm gia tăng dân số nói chung và quan trọng hơn là làm tăng tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động.

Các số liệu thống kê cho thấy châu Phi sẽ tăng 3,2 tỷ người trong tổng số 4 tỷ người tăng lên trên toàn cầu vào năm 2100. Dân số trong độ tuổi lao động ở châu Phi, đặc biệt là thanh niên, sẽ là 2,1 tỷ người vào thời điểm đó. Hơn nữa, với tỷ lệ tử vong và tỷ lệ sinh sảngiảm, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động ở châu Phi so với thế giới dự kiến sẽ tăng từ khoảng 54%  vào năm 2010 lên mức cao nhất khoảng 64% vào năm 2090.

Vào thời điểm khi hầu hết các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới phải đối mặt với tình trạng dân số già, dân số châu Phi có hơn 350 triệu người ở độ tuổi từ 10-24. Con số này dự kiến sẽ tăng gần gấp ba (lên đến 906 triệu người) vào năm 2100.

Các xu thế này cho thấy châu Phi sẽ được hưởng lợi nhờ việc tăng dân số ở độ tuổi lao động và cấu trúc lao động trẻ nếu được khai thác đúng cách sẽ là cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng trong khu vực.

Báo cáo kinh tế năm 2016 về châu Phi cho thấy tốc độ tăng trưởng của lục địa này là 3,7% và mặc dù con số này không thể hiện được hiệu quả ở từng quốc gia, nhưng tăng trưởng kinh tế không xảy ra ở những khu vực tập trung nhiều lao động. Thí dụ, hàng năm châu Phi chi khoảng 30 tỷ USD để nhập khẩu các loại thực phẩm đã qua chế biến và có thể tạo ra khoảng 5 triệu việc làm chỉ bằng cách tăng khai thác khoáng sản 5%.

Châu Phi đang tăng trưởng với tốc độ chậm hơn nhiều so với tiềm năng của mình, phần lớn là do chưa khai thác được tiềm năng của thanh niên. Thời điểm hiện tại chính là thời điểm để khai thác lợi tức dân số và bắt đầu đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là thanh niên.

Khai thác lợi tức dân số ở Việt Nam: Câu chuyện thành công ở châu Á

Về vấn đề này, châu Phi cần học hỏi nhiều từ kinh nghiệm của Việt Nam trong việc khai thác lợi tức dân số để phát triển kinh tế và xã hội. Có rất nhiềubiện pháp quan trọng bao gồm đầu tư mạnh vào thanh niên là một trong những động lực đứng đằng sau những thành công về kinh tế của Việt Nam.

Trong suốt một phần tư thế kỷ, Việt Nam đã nổi lên như một trong những câu chuyện thành công ở châu Á. Việt Namđã lột xác từ một quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh trong những năm 1970 thành một nền kinh tế công bố mức tăng trưởng bình quân đầu người hàng năm là 5,3% kể từ năm 1986. Việt Nam đã được hưởng lợi từ chương trình đổi mới trong nước, việc chuyển đổi từ nông nghiệp sang sản xuất và dịch vụ, và lợi tức dân số là điều mà Việt Nam đã và đang biến thành thực tế. Năm 1999, 34% dân số ở độ tuổi từ 5 đến 19. Kết quả là, 12 triệu người đã tham gia vào lực lượng lao động trong thập kỷ tiếp theo. Từ năm 2000 đến năm 2010, lực lượng lao động đã tăng lên với tỷ lệ 2,8% hàng năm, gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng dân số, đóng góp khoảng một phần ba vào tăng trưởng chung của Việt Nam. Trong những năm sắp tới, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động ở Việt Nam sẽ đạt mức cao nhất là 70%, thể hiện một mức lợi tức dân số đáng kể.

Ở một mức độ nào đó, nền kinh tế Việt Nam đã và đang được hưởng lợi rất lớn từ việc khai thác lợi tức dân số này, tạo ra cơ hội tuyệt vời để phát triển kinh tế và đóng góp một cách hiệu quả vào khoảng 15% tăng trưởng kinh tế của đất nước trong năm năm qua. Sự gia tăng mạnh mẽ tỷ trọng dân số ở độ tuổi lao động cũng góp phần làm tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người của Việt Nam. Một hiệu suất ấn tượng đạt được trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với suy thoái và khủng hoảng.

Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành công nhờ mở cửa hội nhậpvới thế giới bên ngoài, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 và xây dựng các mối quan hệ thương mại chiến lược với nhiều đối tác quan trọng như Nga, Trung Quốc, EU và Hoa Kỳ. Những bước đi này đã giúp bảo đảm nền kinh tế luôn được xếp vào một trong những điểm đến hấp dẫn nhất trong khu vực đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Khai thác tiềm năng dân số trẻ ở châu Phi để đóng góp vào sự phát triển của đất nước - Lựa chọn mang tính chiến lược

Các nước châu Phi có thể đi theo con đường mà Việt Nam đã đi trong việc khai thác lợi tức dân số và đầu tư vào thanh niên để phát triển kinh tế xã hội.

Để đạt được mục đích này, các quốc gia châu Phi cần phải đề ra các chính sách kinh tế lành mạnh và thực hiện một cuộc cải cách toàn diện, đồng thời đầu tư vào những lĩnh vực chủ chốt như: kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe, cải cách giáo dục và kinh tế. Việc đầu tư này là cần thiết để đẩy mạnh chuyển đổi nhân khẩu học và nâng cao năng suất của lực lượng lao động. Cải thiện chính sách nông nghiệp và quy hoạch đô thị cũng là các yếu tố thiết yếu bổ sung cho các hoạt động đầu tư này.

Do đó, quá trình chuyển đổi nhân khẩu ở châu Phi sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai, đóng góp vào sự thịnh vượng và giúp cho châu Phi trở thành một đối tác toàn cầu. Châu Phi cần tận dụng dân số trong độ tuổi lao động đang tăng lên của mình khi phần lớn lực lượng lao động ở các nơi khác trên thế giới đang ngày một giảm xuống.

Đáng chú ý là, nhiều nước châu Phi đã và đang đưa ra các biện pháp và chính sách nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi giúp họ gặt hái được lợi tức dân số. Đã có một số tiến bộ trong khu vực nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Con đường phía trước

Lực lượng dân số trẻ hùng hậu của châu Phi tiềm ẩn cả cơ hội lẫn thách thức trong quá trình tăng cường chuyển đổi kinh tế - xã hội của châu lục này. Nếu châu lục này không đầu tư vào các vấn đề phúc lợi cho thanh niên, tiềm năng to lớn của dân số trẻ sẽ bị lãng phí và lục địa này có thể sẽ gặp phải những khó khăn về mặt xã hội do có quá nhiều thanh thiếu niên không tham gia vào nền kinh tế. Triển vọng phát triển của châu lục có thể là rất lớn nếu như biết đầu tư một cách thông minh để biến dân số trẻ thành nguồn nhân lựcchất lượng cao được tạo ra từ những người trẻ có trình độ học vấn, có kỹ năng, sáng tạo, khỏe mạnh và có việc làm. Kinh nghiệm từ một số quốc gia châu Á về vấn đề này, trong đó có Việt Nam, có thể đem lại lợi ích to lớn cho các quốc gia châu Phi.

Tiềm năng về lợi tức dân số của châu Phi không thể được khai thác theo phương pháp tiếp cận một lần mà phải nằm trong khuôn khổ hợp tác Nam – Nam, thúc đẩy hợp tác khu vực và song phương giữa các quốc gia, như một công cụ để chia sẻ sự phát triển bền vững ở châu Phi thông qua việc đầu tư vào lợi tức dân số trẻ. Trong bối cảnh này, phải nhắc đến một số thành công, điển hình là dự án đường ống dẫn khí lớn nối giữa Nigeria và Morocco đi qua các nước Tây Phi, mang lại lợi ích cho hơn 350 triệu người châu Phi thông qua việc tạo việc làm cho thanh niên và mang lại cho các nền kinh tế và các doanh nghiệp địa phương cơ hội tăng trưởng và mở rộng sang các thị trường mới.Một í dụ thành công khác trong việc khai thác được đầy đủ tiềm năng của lợi tức dân số là Cộng đồng phát triển Nam Phi - SADC, đã thành công trong khuôn khổ hợp tác Nam – Nam, phá vỡ được vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói, kém phát triển và nằm ngoài sự phát triển vốn đã là đặc trưng của châu Phi trong một thời gian rất dài. SADC đã đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững để mọi người trong khu vực, nhất là nhóm dân số trẻ tuổi, có mức sống và nhiều cơ hội việc làm tốt hơn, thông qua hội nhập khu vực, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc dân chủ, phát triển công bằng và bền vững.

Những sáng kiến này là sáng kiến toàn diện của châu Phi do các quốc gia châu Phi thực hiện, là bằng chứng cho thấy châu Phi đang nắm giữ chìa khóa cho sự phát triển của chính mình thông qua việc đầu tư vào lợi tức dân số. Tuy nhiên, Việt Nam là một mô hình học tập tốt và là một đối tác thực sự của châu Phi với tầm nhìn, lợi ích chung và cùng cam kết đầu tư vào thanh niên để hướng tới tương lai.

                                                          H.E.Mr. Azzeddine FARHANE

                                                Đại sứ Vương quốc Morocco tại Việt Nam

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền