Trang chủ    Thực tiễn    Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ cơ sở hiện nay (Qua thực tế Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk)
Thứ năm, 04 Tháng 1 2018 09:50
1817 Lượt xem

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ cơ sở hiện nay (Qua thực tế Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk)

(LLCT) -Trường Chính trị tỉnh,thành phốlà đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy và UBNDtỉnh, đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;sự hướng dẫn, chỉ đạo thống nhất về nghiệp vụ chuyên môn,quản lý nội dung chương trình, giáo trình của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡnglý luận chính trịđược các tỉnh  uỷ, các cấp uỷ đảng quan tâm, trực tiếp và chủ yếu lànâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của trường chính trị; góp phần nâng caochất lượng cán bộ cơ sở. 

Đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh. Để lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, đội ngũ cán bộ cơ sở phải bao gồm những người thật sự tiêu biểu, có lập trường và bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực công tác tốt. Để có đội ngũ cán bộ tương xứng với vai trò đó, phải thực hiện tốt tất cả các khâu của công tác cán bộ, trong đó giáo dụclý luận chính trị (LLCT) là một nội dung đặc biệt quan trọng. Yêu cầu đặt ra là phảiluôn đổi mới,nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục LLCT,khắc phục sự lạc hậu của chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; bảo đảm tính cơ bản, hệ thống, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Đắk Lắk là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, có 47 dân tộc sinh sống(2).Tỉnh có 184 đơn vị hành chính cấp xã (152 xã, 20 phường, 12 thị trấn).Tính đến cuối năm 2016, tổng số cán bộ xã là 2.130 người,trong đó có 559 cán bộ xã là người DTTS(3)(chiếm 26%).Trong những năm qua, nhiều cán bộ cấp xã tỉnh Đắk Lắk được các cấp ủy đảng cử đi đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tại Trường Chính trị tỉnh. Qua đó, ngày càng được chuẩn hóa, nâng cao trình độ. Bên cạnh đó, đời sống vật chất và tinh thần xã hội, điều kiện giao thông ngày càng tốt hơn là điều kiện thuận lợi để cán bộ cấp xã thực hiện chủ trương của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Số lượng cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng từ 2012 đến 2016

         Cấp đào tạo

              (học viên)

 

Năm

Bồi dưỡng ngắn hạn

Trung cấp

Cao cấp

Tổng số

2012

897

700

150

1.747

2013

840

750

150

1.740

2014

912

986

178

2.076

2015

1631

1197

287

3.115

2016

1328

1256

358

3.942

 

Nguồn: Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk.

Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh Đăk Lăk tăng cả về số lượng và đối tượng. Trong đó, số lượng các lớp bồi dưỡng ngắn hạn như: công tác hội nông dân, công tác mặt trận cơ sở, công tác hội cựu chiến binh, công tác hội phụ nữ cơ sở, quản lý nhà nước, chương trình chuyên viên và chuyên viên chính, công tác xây dựng đảng cơ sở, kỹ năng giao tiếp hành chính và văn hóa công sở, kỹ năng giám sát công việc, kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo, nâng cao năng lực thực hiện cơ chế một cửa…. tăng nhanh, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ. Do vậy, đội ngũ cán bộ xã ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, cơ sở.

Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, năng lựcđội ngũ cán bộ cấp xãcònnhiềuhạn chế, khiếm khuyết, biểu hiện trên các mặt: nhận thứcvà lãnh đạo,tổ chức quản lý, chỉ đạo hoạt động thực tiễn còn yếukém, thiếu chủ động sáng tạo. Nguyên nhân chính là đội ngũ cán bộ xãtrong quá trình đào tạo chưa được trang bịkiến thức lý luận chính trị một cách hệ thống.Vì vậy, khi giải quyết công việcvà tình huốngtrong thực tế có lúc cònbị động,tùy tiện, làm theokinh nghiệm, dẫn đến dễ thiếu sót và sai phạm. Để khắc phục tình trạng trên, phải giải quyết nhiều khâu, song khâu cấp bách nhất là phải thực hiện khảo sát chính xácchất lượng, hiệu quảcông tác đào tạo, bồi dưỡng thông qua kết quả học tập và thực hiện nhiệm vụ chính trị củacán bộ cấp cơ sở.Từ đó, có các giải pháp thiết thực cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo,bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ cấp xã hiện nay. Trên cơ sở khảo sát thực tế, trước hết cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ xã ở Trường Chính trị tỉnh

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cán bộ, giảng viênvà học viênđối với hiệu quả, ý nghĩa của công tác đào tạo, bồi dưỡnglý luận chính trị. Mỗi chủ thể cần hiểu rõ đây là công việc hết sức hệ trọng, giúp xây dựng lập trường, quan điểm đúng đắn trong quá trình giải quyết công việc,tổ chức nhân dân thực hiệnđường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phải thống nhất nhận thức, để đội ngũ cán bộ cơ sở có đủ năng lực, trách nhiệm, sáng tạo, bản lĩnh và phẩm chất tốt cần đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về LLCT. Học tập LLCT không thể chỉ nhằm đáp ứng tiêu chuẩn bằng cấp.

Thứ hai, đổi mới nội dung, chương trình, phươngphápđào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

Thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trịhiện naycho thấy,cần không ngừng đổi mới theo hướng đa dạng hóa nội dung, chương trình cho phù hợp với các chức danh lãnh đạo, quản lývới yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của hoạt độnglãnh đạo, quản lý, tổ chức phong trào ở cơ sở. Vì vậy, nội dung, chương trình phải được đổi mới theo hướng thiết thực, sát với thực tếcơ sở; phảigắn chặt giữa nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡngvà phương pháp học tập trong khâu tổ chức thảo luận, xêmina và nghiên cứu thực tế.

Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Chính trị

Đểcông tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trịđạtchất lượng, hiệu quả cao, yếu tốđầu tiên là đội ngũ giảng viênphải có bản lĩnh chính trị. Đâylà yếu tố quan trọng hàng đầu đối với người giảng viên chính trị. Để đáp ứng tiêu chuẩnnày, các trường phải luôn quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ giảng viên vềbản chất giai cấp công nhân, lập trường tư tưởng, tuyệt đối không dao động trước những biến động thời cuộc. Người giảng viên chính trị phải có đạo đức cách mạngthể hiện ở sự say mê, nhiệt tình trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, biểu hiện bằng sự cống hiến.

Yếu tố quyết định là người giảng viên phải giỏi về chuyên môn,cập nhật tình hình, dự báo xu hướng phát triển. Không ngừngnâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học, tri thức ngoài chuyên ngành, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục, về lý luận dạy học. Giảng dạylý luận chính trịphải gắn liền với đời sống thực tiễn,gắnvới đặc thù địa phương, cơ sở. Giảng viên cần hoàn thiện phương pháp dạy học.Đặc biệt, phải tự trau dồi vốn kinh nghiệm thực tiễn. Đây chính là nhữngyêu cầu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡnglý luận chính trị.

Thứ tư, tăng cường sự phối hợp giữacác ban ngành trong đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ xã

Trên cơ sở nhận thức rõtầm quan trọng của vấn đề cán bộ cơ sởđối vớilãnh đạo phát triểnkinh tế - xã hội, giữ vữngan ninh - quốc phòng, đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới tại cơ sở,các cấp ủy, chính quyền, các ngành,đơn vị có sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm, tạo điều kiện phối hợp thực hiện để công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ cơ sở thực sự đổi mới. Mặt khác, Trường Chính trị cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan dưới sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy trong việc tổ chức các lớp.

Thứ năm, nâng cao ý thức, thái độ tự học tập, năng lực nghiên cứuvận dụng lý luận chính trịvào thực tiễn của đội ngũ cán bộ xã

Kiến thức trở nên bền vững khi mỗi người đạt được bằng sự nỗ lực, ý chíphấn đấu vànhững hoạt động tự giác của mình.Đây chính là một yêu cầu cơ bản trong phương pháp giáo dục hiện đại. Đối với việc học tập lý luận chính trị, cầntạo cho học viên khả năng tự học, tự rèn luyện,giúp học viên hình thành phong cách độc lập trong học tập và chủ độngxử lý tình huốngtrong công tác.Để khi trở về cơ sở, trước các tình huống, mỗi cán bộ với năng lực và kiến thức được đào tạo, kinh nghiệm thực tiễn sẽ chủ động giải quyết, xử lý hiệu quả mọi tình huống, vấn đề phát sinh tại cơ sở.

Thứ sáu, đầu tư xây dựng và thực hiện tốt chế độ, chính sáchđào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ xã; từng bước hiện đại hóacơ sở vật chất nhà trường

Trước yêu cầu thời kỳ mới, bằng sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, cơ sở vật chất phục vụcông tác đào tạo, bồi dưỡnglý luận chính trịđã được tăng cường một bước. Những điều kiện bảođảm cho giảng dạy, học tập cơ bản đáp ứng yêu cầu. Chế độ, chính sách đối với đội ngũ giảng viênvà học viênđược quan tâm hơn.Tuy nhiên, trong thực tế, trước yêu cầu phải nhanh chóng hiện đại hóa, bảo đảm tốt nhất điều kiện phục vụ giảng dạy, học tập,cần quan tâmđầu tưnhiều hơn. Đây là yếu tố không thể thiếu trong việcnâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Vìchỉ trên cơ sở môi trường sư phạm với những phương tiện giảng dạy hiện đại mới tạo điều kiện thuận lợi cho học viên nắm bắt được những thông tin khoa họccông nghệmới,mô hình làm kinh tế giỏi, tiếp cận các lĩnh vực khácphong phú,đa dạngcủa đời sống xã hội.

Trình độ lý luận chính trị là cơ sở nền tảng, phương pháp luận giúp cán bộ nâng cao trình độ,hiểu biết, năng lực lãnh đạo, chỉ đạotrong thực tiễnvà hiệu quả công tác chính là thước đo năng lực cán bộ.

__________________

Tài liệu tham khảo:

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 5, Nxb CTQG, H, 2000, tr.269.

(2) Địa chí Đắk Lắk, Nxb Khoa học xã hội, 2016, tr.1551.

(3) Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk: Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017.

 

Nguyễn Thị Vân Lam,

Đoàn Thị Kim Liên

Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk

 

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền