Trang chủ    Thực tiễn    Công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xóa nghèo bền vững tại Thanh Hóa: kết quả, kinh nghiệm và giải pháp
Thứ hai, 16 Tháng 12 2019 17:03
2173 Lượt xem

Công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xóa nghèo bền vững tại Thanh Hóa: kết quả, kinh nghiệm và giải pháp

(LLCT) - Phát huy truyền thống anh hùng trong chiến tranh cách mạng, trong công cuộc đổi mới, phụ nữ Thanh Hóa đã góp phần quan trọng trên các lĩnh vực, đặc biệt là trong các phong trào thi đua, các hoạt độngvận động, hỗ trợ phụ nữ trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Công tác này đạt nhiều kết quả song còn nhiều bất cập, cần quan tâm giải quyết.

 

 

(Thường trực Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa thăm, tặng quà cho gia đình hội viên thuộc hộ chính sách huyện Hoằng Hóa, nguồn: baothanhhoa.vn)

1. Kết quả vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trịVề công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 1-12-2009vềChương trình hành động của Chính phủ đến năm 2020. Chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đặt ra mục tiêu:Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ sẽ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế; phụ nữ có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn vào công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình.

Thực hiện công tác phụ nữ trong thời kỳ mới, ngày 20-11-2012, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉthị 11-CT/TUVề tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bình đẳng giới, giai đoạn 2012-2020. Chỉ thịđề ra mục tiêu chung trong việc thực hiện công tác bình đẳng giới góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2012-2020. Cụ thể:Tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia bộ máy lãnh đạo các cấp, các ngành: giới thiệu nguồn cán bộ nữ tham gia cấp ủyĐảng nhiệm kỳ 2015-2020 đạt từ 25% trở lên, 100% huyện, thị, thành ủycó nữ tham gia Ban Thường vụ, 30% trở lên nữ tham gia HĐND các cấp.Phấn đấu 100% nữ ứng cử viên lần đầu tham gia ứng cử Quốc hội, HĐND tỉnh, huyện được tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng nhằm giúp nữ ứng cử viên tự tin và thành công trong quá trình ứng. Nhờ đó, công tác hỗ trợ phụ nữ đạt nhiều kết quả.

Nhằm thực hiện khâu đột phá “Tăng cường các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập”, Hội phụ nữ các cấp đã tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên về công tác giảm nghèo; phát huy nội lực của từng hội viên chủ động vươn lên thoát nghèo; tích cực khai thác các nguồn vốn; chỉ đạo các cấp Hội củng cố, xây dựng, phát triển các loại hình tiết kiệm trong hội viên; tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi; nghiên cứu Đề tài khoa học, xây dựng mô hình phát triển kinh tế tập thể nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho hội viên phụ nữ. Phong trào “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Thực hành tiết kiệm giảm nghèo bền vững” cùng với cuộc vận động hỗ trợ xây/sửa “Mái ấm tình thương” được triển khai sâu rộng, đem lại hiệu quả thiết thực, tạo nên phong trào rộng lớn trong phụ nữphụ nữ giúp nhau về ngày công, con giống, phân bón. Trong 5 năm (2011-2015), đã có 276 nghìnlượt hộ nghèo được các cấp Hội giúp bằng nhiều hình thức, với tổng trị giá trên 196 tỷ đồng.

Các cấp Hội chủ động mở rộng hoạt động tín chấp Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, tranh thủ nguồn vốn quốc gia tạo việc làm, Quỹ TYM, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo tạo điều kiện phụ nữ tiếp cận vốn vay, phát triểt kinh tế. Tính đến năm 2015, tổng dư nợ các nguồn vốn là6.856 tỷ đồng, cho 387.179hội viên, phụ nữ vay(tăng 3.517 tỷ đồng so với năm 2011). Hoạt động vận động tiết kiệm tạo nguồn vốn phát triển sản xuất thông qua tổ/nhóm phụ nữ tiết kiệm, tín dụng... thu được số tiền 334 tỷ đồng cho 139nghìnhội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vay để phát triển kinh tế(xem Bảng 1).

Bảng 1.Kết quả Hoạt động vay vốn của phụ nữ Thanh Hóa 2011-2016

TT

Nguồn vốn (triệu đồng)

 

 

 

Tổng số vốn cho vay (triệu đồng)

Số hộ đang được vay vốn

Năm 2011

Năm 2016

Tăng/Giảm

 

1

Ngân hàng CSXH

- Tổng dư nợ

- Thành viên

 

2.324.880

185.991

 

3.212.400

123.092

 

887.520

-62.899

123.092

2

Ngân hàng NN&PTNT

- Tổng dư nợ

- Thành viên

 

914.622

59.688

 

2.920.256

62.143

 

1.005.634

2.455

62.143

3

QHT phụ nữ nghèo

- Tổng dư nợ

- Thành viên

 

28.000

10.425

 

201.462

18.593

 

173.462

8.168

18.593

 

4

Tổ chức tài chính quy mô nhỏ TNHH 1 thành viên tình thương (TYM)

- Tổng dư nợ (triệu đồng)

- Thành viên

 

 

 

23.700

3.949

 

 

 

105.000

12.900

 

 

 

81.300

8.951

 

12.900

5

Quỹ vệ sinh quay vòng

 - Tổng dư nợ

- Thành viên

 

6.110

336

 

8.680

1.605

 

2.570

1.269

1.605

6

Vốn tự vận động (tổ PNTK, TD-TK, Tổ hùn vốn…)

- Tổng dư nợ (triệu đồng)

- Thành viên

 

 

 

39.301

58.512

 

 

 

390.265

729.771

 

 

 

350.964

671.259

729.771

Nguồn: Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XV, nhiệm 2006-2011;

Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2011-2016

Để có được kết quả đó, trên thực tế, các cấp HộiPhụ nữ tỉnh Thanh Hóađã tăng cường phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp, Trung tâm giáo dục cộng đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 452.585lượt hội viên, phụ nữ,góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh của phụ nữ.Công tác dạy nghề có bước chuyển quan trọng với việc triển khai thực hiện Đềán“Hỗ trợ phụ nữ Thanh Hóa học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2013 - 2017”.Các cấp Hội đã tổ chức, phối hợp, liên kết dạy nghề cho 38.230 phụ nữ (vượt chỉ tiêu 10.730 phụ nữ), trong đó, Trung tâm dạy nghề phụ nữ Thanh Hóa tổ chức được 199 lớp sơ cấp các nghề cho 6.300 phụ nữ, góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn. Sau học nghề, 80% phụ nữ tự tạo việc làm hoặc tìm kiếm được việc làm,có thu nhập ổn định (vượt chỉ tiêu 10%).

Điểm nổi bật trong giai đoạn 2011 đến nay là Hội đã tập trung chỉ đạo kết nối giữa hoạt động hỗ trợ phụ nữ học nghề, tư vấn nghề với hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp, vận động hội viên tham gia các mô hình kinh tế tập thể, thành lập các doanh nghiệp nữ do phụ nữ làm chủ. Hội LHPN tỉnh đã xây dựng, bảo vệ thành công Đề tài khoa học “Xây dựng mô hình Hợp tác xã do nữ làm chủ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm”. Năm 2015, toàn tỉnh đã chỉ đạo xây dựng được 146 mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ, trong đó có 18 HTX, 128 tổ hợp tác, tổ liên kết tại 23 huyện/thị/thành Hội, thu hút 2.540 thành viên tham gia, bước đầu đã khắc phục được phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thúc đẩy sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo quy trình chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông thôn mới. Tiêu biểu như HTX “Sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn do phụ nữ làm chủ” (Đông Sơn, Nga Sơn, Triệu Sơn, Thành phố), HTX “Sản xuất lúa lai F1” (Yên Định), HTX “Dịch vụ nông nghiệp Thành Hưng” (Thạch Thành), Tổ hợp tác “Chăn nuôi bò sinh sản” tại xã Giao Thiện (Lang Chánh) và Sơn Thủy (Quan Sơn)... Năm 2018,  2019, để giúp hội viên kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm, Hội LHPN tỉnh đã tiếp tục đẩy mạnh mô hình tổ chức “Ngày phụ nữ sáng tạo” gắn với chủ đề hằng năm, thu hút đông đảo người tiêu dùng tham quan và mua sắm; xây dựng gian hàng giới thiệu sản phẩm sau học nghề để giới thiệu, quảng bá sản phẩm sạch, bảo đảm chất lượng của hội viên, phụ nữ đến với người tiêu dùng.

Quan tâm hỗ trợ Hiệp hội Doanh nhân nữ và các câu lạc bộ nữ doanh nhân hoạt động ngày càng hiệu quả, thành lập mới 4 câu lạc bộ Doanh nhân nữ; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về giới và kinh doanh cho các nữ chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn; tổ chức các hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm, tôn vinh, khen thưởng nữ doanh nhân thành đạt. Hiệp hội đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nữ doanh nhân trong sản xuất, kinh doanh; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện; hỗ trợ và giải quyết việc cho trên 15.000 lao động nữ trên địa bàn; liên kết dạy nghề, kết nối theo chuỗi giá trị, góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ. Thành công đó, khẳng định được tính liên hiệp, khả năng tập hợp và phát huy vai trò của nữ doanh nhân, vận động phụ nữ đóng góp hiệu quả hơn vào phong trào phụ nữ và hoạt động Hội.

Với nỗ lực không ngừng và bằng nhiều giải pháp, các cấp Hội đã giúp 44.660 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ phát triển kinh tế (đạt chỉ tiêu đề ra), trong đó 16.720 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ đã thoát nghèo (vượt chỉ tiêu 10.020 hộ), hỗ trợ xây dựng và sửa chữa được 639 “Mái ấm tình thương” (vượt chỉ tiêu đề ra 439 nhà), đóng góp thiết thực vào thành tựu phát triển kinh tế, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống còn 11%.

2.   Kinh nghiệm và một số giải pháp

Từ kết quả đạt được về vận động, hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế, xóa nghèo bền vững, có thể đúc kết một số kinh nghiệm:

Một là, coi trọng công tác phụ nữ, phát triển kinh tế, xóa nghèo bền vữnglà một nội dung trong chủ trương, chiến lược phát kinh tế- xã hội của Đảng bộ.Các cấp ủy đảng chú trọng chỉ đạo chính quyền, các cơ quan, ban ngành đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở phối hợp thực hiện công tác phụ nữ: Chính quyền các cấp thực hiện quy chế phối hợp với Hội LHPN cùng cấp, tạo điều kiện thuận lợi phát huy vai trò, trách nhiệm các cấp hội, hội viên hội phụ nữ tham gia hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua tại địa phương, cơ sở. Chú trọng công tác sơ, tổng kếtcông tác nữ, nắm rõ tình hình, đúc kết những thành công và hạn chế, những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động công tác phụ nữ. Từ đó bổ sung, hoàn thiện chính sách, đề ra các giải pháp và chỉ đạo thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho phụ nữ. Trong công tác phụ nữ, đặc biệt chú trọng chăm lo hỗ trợ, động viên các đối tượng là phụ nữ ở vùng nông thôn, phụ nữ khuyết tật, nữ công nhân, phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo làm chủ hộ. Cần có những biện pháp thích hợp để hỗ trợ phụ nữ được thụ hưởng quyền lợi bình đẳng giới, về cơ hội thụ hưởng các dịch vụ, tham gia hoạt động xã hội và gia đình. Các cấp ủy Đảng cần tăng cường chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện để tạo điều kiện cho phụ nữ được bình đẳng, tiến bộ và phát triển.Phụ nữ phải nêu cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập, phấn đấu, xoá bỏ tự ti để cố gắng vươn lên cả trong lao động và học tập như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn, “Phải quyết tâm học tập, phát huy sáng kiến, tin tưởng ở khả năng mình, nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau để giải quyết mọi khó khăn của phụ nữ trong công tác chính quyền”.

Hai là, phát huy trách nhiệm của các cấp bộ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác phụ nữ. Thực hiện vai trò lãnh đạo toàn diện đối với xã hội và hệ thống chính trị trong tỉnh, các cấp bộ Đảng đã nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong lãnh đạo thực hiện công tác phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN các cấp. Phụ nữ - một lực lượng to lớn chiếm trên 51% dân số và lao động xã hội, trong giai đoạn mới với nhiều thuận lợi, thời cơ cùng như những khó khăn, thách thức tác động đến tâm tư, tình cảm của phụ nữ, Tổ chức Hội là tổ chức đặc thù riêng về giới với vai trò chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của hội viên, phụ nữ, là tổ chức đoàn thể nhân dân có số lượng hội viên đông đảo nhất. Vì vậy, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh phải tăng cường đổi mới công tác lãnh đạo đối với công tác phụ nữ và hoạt động của tổ chức Hội phụ nữ. Xuất phát từ nhận thức đó, từ chủ trương, kế hoạch đến quá trình tổ chức thực hiện công tác phụ nữ đều được nghiên cứu cụ thể, chi tiết với mục tiêu rõ ràng, giải pháp phù hợp, sát thực, chú ý đến phân công nhiệm vụ, gắn trách nhiệm cho người đứng đầu, các đơn vị có liên quan, thậm chí chỉ rõ nguồn lực, lộ trình thực hiện. 

Trong quá trình thực hiện, các cấp ủy đảng thường xuyên lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp quan tâm, chăm locông tác phụ nữ, tổ chức và hoạt động của Hội LHPN. Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm bảo đảm cho các cấp Hội tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; giám sát, phản biện xã hội; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 21-CT/TW của Ban Bí thư và Chương trình hành động thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, các chế độ, chính sách liên quan đến phụ nữ, bình đẳng giới và hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp. Tổ chức thực hiện thường xuyên ở tất cá các cấp, ngành và địa phương với hình thức dân chủ, góp phần hoàn thiện các chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ.Với những nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh tới cơ sở, tiềm năng của phụ nữ Thanh Hóa đang ngày càng được phát huy mạnh mẽ, vị trí, vai trò của người phụ nữ ngày càng được khẳng định trong gia đình và xã hội, góp phần vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Ba là,Thường xuyên quan tâm củng cố và phát huy vai trò của Hội Phụ nữ, chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ nữ. Là một tổ chức chính trị xã hội, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ nữ. Bước vào thời kỳ CNH,HĐH và hội nhập quốc tế, bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, sự chỉ đạo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, nhu cầu nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ, Hội LHPN tỉnh đã năng động, sáng tạo, đổi mới nội dung phương thức hoạt động, hài hòa giữa công tác vận động với chăm lo lợi ích thiết thực của phụ nữ. Phong trào thi đua yêu nước “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các cuộc vận động rèn luyện phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”, “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” đã được đông đảo phụ nữ trong tỉnh tham gia, có sức lan tỏa, trở thành phong trào hành động cách mạng rộng lớn của phụ nữ trong tỉnh. Tổ chức Hội phụ nữ luôn là nơi để phụ nữ các dân tộc trong tỉnh tập hợp sức mạnh, trao trọn niềm tin, đoàn kết một lòng theo Đảng, phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Bốn là, tạo môi trường thuận lợi, động viên phụ nữ phát huy vai trò trong phát triển kinh tế- xã hội tự tin, tự trọng vươn lên. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, những thời cơ và thách thức đang đặt ra, đòi hỏi phải thực hiện tốt hơn nữa công tác phụ nữ. Để phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội, bên cạnh sự nỗ lực của chính bản thân, phụ nữ  rất cần được sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực từ phía gia đình và xã hội. Vì vậy, một mặt, mỗi người phụ nữ cần tự tin tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại; Một mặt, các thành viên trong gia đình và xã hội cần tạo điều kiện để phụ nữ có thời gian học tập, tham gia các hoạt động xã hội, có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe để vừa thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình, vừa đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội; từng bước nâng cao vị thế của bản thân cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, góp phần thực hiện tốt công tác phụ nữ, công tác xóa nghèo bền vững, đặc biệt trong các hộ gia đình nữ  trong những năm tiếp theo.

Từ thành công bước đầu, cùng với những kinh nghiệm đã đúc rút, trong giai đoạn tiếp theo, để thực hiện công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ Thanh Hóa làm kinh tế, xóa nghèo bền vững, cần thực hiện một số giải pháp căn bản:

Thứ nhất, nâng cao nhân thức và quyết tâm thoát nghèo của chính phụ nữ trong các  hộ nghèo, ngoài việc tuyên truyền các chủ trương chính sách xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, các cấp, cần nâng cao nhận thức của chính  phụ nữ nghèo

Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng về kinh tế để phụ nữ Thanh Hóa có điều kiện tham gia đầy đủ vào quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế -xã hội, xóađói giảm nghèo ở địa phương. Cần có cơ chế chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các đối tượng yếu thế, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có điều kiện đặc khó khăn để người nghèo, hộ nghèo, hộ phụ nữ độc thân, đơn thân có điều kiện phát triển và thực sự được hưởng thụ thành quả của quá trình tăng trưởng kinh tế, xoá bỏ mặc cảm tự ti, vươn lên thoát nghèo.

Thứ ba, tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở xã phường, thị trấn, ở thôn bản trong cộng đồng người nghèo, để phụ nữ, hộ nghèo nắm được các chính sách và mục tiêu xóađói,giảm nghèo của địa phương, đồng thời có trách nhiệm tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các chính sách trợ giúp của Nhà nước và mục tiêu xóađói,giảm nghèo của địa phương.

Thứ tư, tổ chức thực hiện đầy đủ các chính sách trợ giúp cho người nghèo, hộ phụ nữ nghèo hiện đó là các Chính sách giao đất, giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình, chính sách định canh định cư ổn định sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc sinh sống ở miền núi; tạo điều kiện để các hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về: Giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình…Tiếp tục hoàn thiện các chính sách xoá đói giảm nghèo hiện có, đẩy mạnh việc trợ giúp phụ nữ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhà nước tiếp tục hỗ trợ vốn tín dụng, tạo điều kiện về mặt bằng kinh doanh, tạo cơ hội làm ăn và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho phụ nữ phù hợp. Rà soát, bổ sung chính sách đối với nhóm phụ nữ đơn thân, có con tàn tật, mắc bệnh nan y, hiểm nghèo, bị thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn…giúp họ có cơ hội tạo việc làm,ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu

Những kết quả, những kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa trong công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay, cho thấy, đây là nhiệm vụ rất quan trọng của các cấp, các ngành, các địa phương trong thời kỳ xây dựng đất nước, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Trong quá trình này cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, phát triển lý luận của Đảng về xóa đó giảm nghèo, phát triển kinh tế, thực hiện bình đẳng giới cho phù hợp tình hình mới và yêu cầu mới.

_________________

Tài  liệu tham khảo:

  1.  Ban Thường vụ Tỉnh ủy (2005), Chỉ thị 16-CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ nữ trong thời kỳ mới, Thanh Hóa.
  2.  Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa (2007), Chương trình hành động số 34 - CTr/TU về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,Thanh Hóa.
  3. . Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2015), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Thanh Hóa.
  4.  Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Thanh Hóalần thứ XVI, nhiệm kỳ 2011-2016, Thanh Hóa.
  5. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa (2015),  Kỷ yếuHội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa 85 năm xây dựng trưởng thành” (1930-2015), Thanh Hóa.
  6. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa (2016), Kỷ yếu “Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa 5 năm một chặng đường đổi mới”(2011-2016), Thanh Hóa.
  7. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Thanh Hóalần thứ XVII, nhiệm kỳ 2016-2021, Thanh Hóa.
  8. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa (2019), Lịch sử phong trào phụ nữ Thanh Hóa (1930-2016),Thanh Hóa.

 

Lê Thị Nguyên

                                           Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa

 

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền