Trang chủ    Thực tiễn    Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng Công ty Điện lực Than Khoáng sản Việt Nam
Thứ sáu, 30 Tháng 4 2021 19:42
1657 Lượt xem

Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng Công ty Điện lực Than Khoáng sản Việt Nam

(LLCT) - Văn hóa doanh nghiệp có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của một doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp đã phát huy vai trò trong sự phát triển của Tổng công ty Điện lực thuộc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam. Bài viết tập trung đề xuất giải pháp chủ yếu phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Điện lực đáp ứng yêu cầu phát triển đơn vị trong thời gian tới. 

 

Ảnh: Minh họa

1.Văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Điện lực Than Khoáng sản

Trong tiến trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóavà hội nhập quốc tế, văn hóadoanh nghiệp đang được xem là giá trị cốt lõi và là nền tảng của sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp. Văn hóadoanh nghiệp là các giá trị văn hóađược xây dựng trong quá trình phát triển của mỗi doanh nghiệp, thẩm thấu trong từng hoạt động của doanh nghiệp, tác động đến tư tưởng, tình cảm và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp trong quá trình theo đuổi và thực hiện các mục đích của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đã gắn liền thương hiệu với văn hóa doanh nghiệp,được xây dựng trên những cam kết về giá trị và các nguyên tắc phát triển bền vững. Văn hóadoanh nghiệp trở thànhyếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn và sứ mệnh tốt đẹp, biết hài hòa, cân bằng giữa lợi ích doanh nghiệp và người tiêu dùng, giữa lợi nhuận có được với lợi ích của cộng đồng, giữa các mục tiêu ngắn hạn với các phương châm phát triển bền vững. Chính nền văn hóaấy là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, là nguồn lực tạo nên sức mạnh vô hình cho doanh nghiệp, là tôn chỉ phương châm hành động cho mỗi doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh, lợi thế thương mại và bản sắc Việt Nam cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Nghị quyết Trung ương 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóaXI Về xây dựng và phát triển văn hóa,con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã xác định xây dựng văn hóadoanh nghiệp, văn hóadoanh nhân: “Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế. Con người thực sự là trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tạo lập môi trường văn hóa pháp lý, thị trường sản phẩm văn hóa minh bạch, tiến bộ, hiện đại để các doanh nghiệp tham gia xây dựng, phát triển văn hóa. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy ý thức và tinh thần dân tộc, động viên toàn dân, trước hết là các doanh nghiệp, doanh nhân xây dựng và phát triển các thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế”.Đại hội XIIIcủa Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn hóatrong lãnh đạo, quản lý. Chú trọng xây dựng môi trường văn hóacông sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn; đẩy lùi bệnh quan liêu, bè phái, mất đoàn kết, chủ nghĩa cơ hội và thực dụng. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, doanh nhân và kinh doanh”(1).

Tổng công ty Điện lựcthuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là: Vinacomin - Power Holding Corporation)đã và đang thực hiện nhiệm vụ chính là tổ chức quản lý và vận hành các nhà máy điện, sản xuất kinh doanh điện năng từ các nhà máy điện hiện có, đồng thời tập trung đầu tư xây dựng các dự án điện. Từkhi thành lập đến nay, Tổng công ty Điện lựcluôn coi việc xây dựng và phát triển văn hóadoanh nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết trong quá trình phát triểnbền vững. Ngay từ những ngày đầuthànhlập và phát triển theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ và các công ty con, Ban lãnh đạo Tổng công ty đã đặt trọng tâm vào việc xây dựng và phát triển văn hóadoanh nghiệp bằng những triết lý văn hóamang tính dân tộc, bằng các chính sách, biện pháp cụ thể tạo ra những nét văn hóamang đậm bản sắc doanh nghiệp.

Quá trình xây dựng văn hóadoanh nghiệp tại Tổng công ty cũng có lúc gặp những khó khăn, phải đối mặt với nhiều thách thức từ áp lực cạnh tranh và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay. Việc duy trì phát triển văn hoá doanh nghiệp bền vững là một tất yếu khách quan, mang tính chiến lược giúp Tổng công ty phát triển bền vững và khẳng định thương hiệu. Thực tế đó đòi hỏi Ban lãnh đạoTổng công ty Điện lựcphải quyết liệt hơn nữa trong việc xây dựng và triển khai văn hóa doanh nghiệp đến tất cả các đơn vị trực thuộc và các công ty con nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức cho nhân viên, công nhân của Tổng công ty thấy được tầm quan trọng của văn hóadoanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững của Tổng công ty trong thời gian tới.

Xây dựng và phát triển văn hóadoanh nghiệp luôn được lãnh đạo Tổng công ty Điện lực quan tâm, định hướng phát triển để góp phần qua trọng vào sự phát triển bền vững của Tổng công tyvà của Tập đoàn. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng Công ty Điện lực Than khoáng sản Việt Nam lần thứ I, nhiệm kỳ 2020 -2025 đề ra: “Phát huytruyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm’’; xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng Tổng công ty phát triển bền vững, có sức cạnh tranh cao, hoạt động vì mục tiêu bảo toàn, phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các cổ đông, người lao động.” Do đó, Tổng công ty đã xây dựng mục tiêu phát triển văn hoá Tổng công ty về xây dựng phong cách giao tiếp và ứng xử chuẩn mực của cán bộ công nhân viên, người lao động trong Tổng công ty; Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ công nhân viên, người lao động trong Tổng công ty, các đơn vị thành viên trong công tác phòng, chống tham nhũng; Xây dựng mối quan hệ hợp tác, tương trợ giữa các thành viên trong Tổng công ty dựa trên cơ sở tin cậy, đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau; Xây dựng uy tín của Tổng công ty với những ấn tượng tốt đẹp về giá trị văn hoá đặc trưng của Tổng công ty trong cộng đồng xã hội, tạo nên những lợi thế cạnh tranh cũng như quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Tổng công ty ở trong và ngoài nước.

2. Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Điện lực trong thời gian tới

Thứ nhất, đẩy mạnhtuyên truyền,giáo dục,vận động và nâng cao nhận thức về văn hoá doanh nghiệp cho cán bộ, nhân viên, công nhân và người lao động. Tuyên truyền, vận động cán bộ,công nhân viên, người lao động trong Tổng công ty hiểu biết sâu sắc về vai trò, ý nghĩa của phát triển văn hóadoanh nghiệp trong từng hoạt động của Tổng công ty, đơn vị để mọi người tích cực tham gia hơn nữa vào việc xây dựng và phát triển văn hóaTổng công ty.Lan tỏa triết lý kinh doanh và các giá trị văn hóadoanh nghiệp đến mỗi cán bộ bộ công nhiên viên, người lao độngđể thống nhất nhận thức và hành vi trong sản xuất kinh doanh.

Định kỳ hàng năm, hàng quý, hàng tháng có hình thức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và sự hiểu biết về văn hóaTổng công ty, đặc biệt là với nguồn nhân lực mới được tuyển dụng. Thực hiện thường xuyên hoạt động bồi dưỡng nâng cao nhận thức văn hóadoanh nghiệp góp phần duy trì, phát triển môi trường văn hóatrong doanh chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

Thứ hai,tuyển chọn nhân viên phù hợp với văn hoá doanh nghiệp của Tổng công ty.Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào sự phát thành công và phát triển bền vững của Tổng công ty. Việc xây dựng Tổng công ty vững mạnh cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên, người lao động giỏi, nhiệt huyết và hoà nhập với nền văn hóadoanh nghiệp của Tổng công ty và các đơn vị thành. Khi mỗi cán bộ công nhân viên, người lao động trong Tổng công ty, các đơn vị thành viên có sự hoà đồng chung vào văn hóacủa Tổng công ty thì khi làm việc tại cơ quan, đợn vị sẽ phát huy được hết khả năng và đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh cho Tổng công ty. Ngược lại, nếu cán bộ công nhân viên, người lao động trong Tổng công ty, các đơn vị thành viên không có sự hòađồng, đồng tâm xây dựng và thực hiện văn hóadoanh nghiệp sẽ gây ra rất nhiều tổn thất như sa thải nhân viên, tuyển dụng lạị,… Do đó, công tác tuyển dụng có vai trò rất quan trọng trong xây dựng và phát triển bền vững của Tổng công ty. Tuyển chọn cán bộ công nhân viên, người lao động gắn với định hướng giá trị của tổ chức là điều cần khẳng định. Sự tuyển chọn không chỉ là kiến thức và kỹ năng phù hợp với vị trí mà Tổng công ty cần, mà còn cần phải có sự phù hợp giữa định hướng giá trị của tổng công ty và người đượctuyển dụng. Nâng cao năng lực của mỗi cán bộ,công nhân viên, người lao động thông qua các hoạt động chia sẻ tri thức, hội thảo chuyên đề, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, các cuộc thi liên quan đến tri thức về chuyên môn, nghiệp vụ, những cuộc thi về ý tưởng sáng tạo góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Xác định chính xác mục tiêu của khen thưởng, về phương diện tinh thần hay vật chất đều phụ thuộc vào kết quả đánh giá con người, trên cơ sở đánh giá hiệu quả công việc. Việc ghi nhận thi đua, khen thưởng có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, với quy định đơn giản, dễ thực hiện để các đơn vị cấp dưới dễ dàng chủ động thực hiện, chẳng hạn treo bảng lao động của tháng, người được đồng nghiệp lựa chọn, lao động giảm chi phí nhiều nhất trong quý. Tăng cường đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, người lao động trong Tổng công ty. Trong đó, cán bộ công nhân viên, người lao động trong Tổng công ty phải vận dụng được những giá trị văn hóadoanh nghiệp của Tổng công ty vào trong sản xuất kinh doanh, trong các mối quan hệ trong Tổng công ty, đơn vị và trong quan hệ với đối tác, khách hàng.

Thứ ba,đổi mới, sáng tạo trongphát triển văn hóadoanh nghiệp trên cơ sởtiếp thu có chọn lọc tinh hoa giá trị văn hóadoanh nghiệp trên thế giới.Để doanh nghiệp phát triển bền vững cần thiết phải duy trì văn hóadoanh nghiệp để phát huy vai trò của tác dụng của nó trong quá trình phát triển đơn vị. Đối với mỗi doanh nghiệp, khi xây dựng văn hóadoanh nghiệp đều mong muốn duy trì những điểm mạnh trong vănh hoá doanh nghiệp của đơn vị mình và muốn xây dựng, phát triển hơn nữa để tạo thành nguồn nực nội sinh trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không quan tâm tới việc duy trì, phát triển văn hóa doanh nghiệp trở thành sức mạnh thì chính văn hóadoanh nghiệp lại là một cản trở đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, Tổng công ty Điện lực cần thiết phải duy trì những điểm mạnh trong văn hóaTổng công ty, ngày càng hoàn thiện hơn, phát triển nền văn hóađó trong Tổng công ty. Tổng kết đánh giá việc thực hiện quy chế văn hóaTổng công ty trong thời gian qua, tìm ra điểm mạnh và điểm yếu cụ thể trong văn hóaTổng công ty để tiến hành duy trì những điểm mạnh trong văn hóadoanh nghiệp, khắc phục những điểm yếu để tạo thêm sức mạnh của văn hóadoanh nghiệp.

Thứ tư,thường xuyên củng cố, phát triểnmôi trường làm việc lành mạnh, cởi mở, thân thiện. Môi trường làm việc cởi mở, thân thiện là nơi mà cán bộ công nhân viên, người lao động có thể chia sẻ thông tin, kiến thức một cách thoải mái sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Xây dựng các quy định cụ thể, rõ ràng hơn về công việc và quy trình thực hiện công việc cho từng đối tượng cán bộ công nhân viên, người lao động trong Tổng công ty, đơn vị. Khi cán bộ công nhân viên, người lao động nắm rõ các nhiệm vụ công việc và trách nhiệm của mình một cách rõ ràng trong việc xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp thì họ sẽ có ý thức thực hiện nghiêm túc các nội dung nhiệm vụ được giao. Đồng thời, trong lao động sản xuất mỗi người sẽ có cách thức kết hợp hài hoà để lan tỏacác giá giá trị văn hóađó. Khi phân công giao nhiệm vụ, cấp trên cần thống nhất nội dung và mục tiêu nhiệm vụ với cán bộ công nhân viên, người lao động. Những nội dung này cần ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn đầy đủ thông tin, giúp cán bộ công nhânviên, người lao động dễ nhớ và cán bộ lãnh đạo dễ quản lý. Điều này đòi hỏi phải có sự đồng thuận, nhất trí cao giữa các thành viên trong Tổng công ty.

Xây dựng hình tượng nhà lãnh đạo quản lý cởi mở, thân thiện với nhân viên trong Tổng công ty. Lãnh đạo Tổng công ty tùytheo vị trí lãnh đạo quản lý được giao nhiệm vụ thường xuyên giao tiếp, hòađồng với cán bộ công nhân viên, người lao động để có thể lắng nghe và kịp thời chia sẻ với nhân viên, nhân việc có thể đóng góp ý kiến vì mục tiêu phát triển của đơn vị, góp phần xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp nhưng cũng rất thân thiện giữa các thành viên trong Tổng công ty.

Xây dựng môi trường sáng tạo, tôn trọng và thúc đẩy cán bộ công nhân viên, người lao động đưa ra sáng kiến xây dựng và phát triển bền vững Tổng công ty, đơn vị. Tổng công ty cần xây dựng các hoạt động chuyên đề để thu hút sự tham gia đông đảo của cán bộ công nhân viên, người lao động trong Tổng công ty; thúc đẩy cán bộ công nhân viên, người lao động sáng tạo, tham gia trao đổi, thảo luận và đề xuất các ý kiến của mình để xây dựng và phát triển văn hóaTổng công ty. Trong các phòng, ban và các đơn vị sản xuất kinh doanh, lãnh đạo đơn vị cần khuyến khích nhân viên tham gia đóng góp ý kiến, nêu cao tình thần đoàn kết, tinh thần làm việc nhóm khi thực thi nhiệm vụ, công vụ.

Xây dựng mối quan hệ đồng thuận, tin tưởng và đoàn kết giữa các thành viên trong Tổng công ty, đơn vị từ lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên, người lao động. Nhằm loại bỏ những khúc mắc, những bất đồng trong khi thực thi nhiệm vụ, công vụ thì cần thiết phải xây dựng môi trường cởi mở, cho pháp có sự bất đồng ý kiến về một vấn đề nào đó, tập trung vào mục tiêu chính phát triển Tổng công ty và phát huy được sự đoàn kết, sự hòathuận trong tập thể đơn vị. Những lời phê bình mang tính xây dựng nên được sử dụng như một phương tiện cải thiện các vấn đề một cách thực sự và không biến thành vũ khí để trẻ thù, hạ gục hay cô lập người khác trong đơn vị. Bên cạnh đó, lãnh đạo Tổng công ty, đơn vị cần xử lý nghiêm những hành vi tạo sự hiểu nhầm, không tin tưởng lẫn nhau và gây mất đoàn kết trong nội bộ Tổng công ty, những hành vi làm ảnh hưởng đến hình ảnh và thương hiệu của đơn vị, ảnh hưởng đến uy tín của Tổng công ty với đối tác, khách hàng và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, sự phát triển bền vững Tổng công ty.

Nói tóm lại, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp giữ vai trò quan trong đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Văn hóadoanh nghiệp được xây dựng và phát triển có sức lan toả đến mọi thành viên trong doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao tinh thần tự giác, ý thức làm việc của từng thanh viên trong doanh nghiệp, đoàn kết nội bộ và trách nhiệm trong xây dựng, phát triển doanh nghiệp, tăng khả năng phát triển doanh thu sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, văn hoá doanh nghiệp góp phần thu hút và giữ nhân tài cho doanh nghiệp, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tổng công ty Điện lực than khoáng sản Việt Nam luôn quan tâm và xác định vai trò quan trọng của văn hóadoanh nghiệp trong phát triển bền vững của Tổng công ty.

__________________

(1) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021, tr.144.

Chu Thị Kim Dung

 

Tổng Công ty Điện lực Than Khoáng sản Việt Nam

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền