Trang chủ    Thực tiễn    Đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước ở các quận trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thứ năm, 12 Tháng 12 2013 15:25
2399 Lượt xem

Đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước ở các quận trên địa bàn thành phố Hà Nội

(LLCT) - Cải cách hành chính (CCHC) là một khâu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới để phát triển đất nước; đẩy mạnh CCHC, nhất là thủ tục hành chính; giảm mạnh và bãi bỏ các loại thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Đại hội XI nhấn mạnh: “…đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; giảm mạnh và bãi bỏ các loại thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân…”[1].

Thực hiện Chương trình CCHC nhà nước, các quận tập trung lãnh đạo CCHC: các Quận ủylãnh đạo cải cách thể chế hành chính; cải cách, xây dựng tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quận, phường; cải cách tài chính côngvà thực hiện đại hóa nền hành chính, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động nhân dân tham gia vào việc xây dựng và thực hiện CCHCnhà nước.

1. Những kết quả đạt được

Về thể chế hành chính. Các thủ tục hành chính (TTHC) đã được cải cách một cách cơ bản theo hướng công khai, đơn giản, thuận tiện, nhất là các TTHC liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, giao, cho thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; thể chế quản lý nhà nước trên địa bàn theo luật định đã được hoàn thiện một cách cơ bản.

Loại bỏ các văn bản qui phạm pháp luật chồng chéo nhau, trùng lặp, không còn hiệu lực. Qui chế ban hành văn bản qui phạm pháp luật đã được xây dựng,bảo đảm đồng bộ giữa văn bản của UBND quận với hướng dẫn thực hiện của Thành phố và các sở, ngành. Số văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực CCHCđược rà soát là 8, trong đó văn bản còn hiệu lực: 3, hết hiệu lực: 6, cần được bãi bỏ, thay thế: 1 văn bản.

Các quận đã xây dựng, ban hành và đưa vào thực hiện qui chế kiểm tra cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết công việc của dân.Xác định quyền hạn, trách nhiệm đi liền với việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức.

Các quận tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn và đề xuất với UBND Thành phố những Quy định về tiếp nhận và giải quyết một số loại TTHC vào ngày thứ bảy hàng tuần từng... Các TTHC đã đơn giản hơn, cụ thể là: trong tổng số 304 TTHC thuộc thẩm quyền thực hiện của UBND cấp quận, đã đưa 245 TTHC vào phương án đơn giản hóa(80,6%). Trong đó, nội dung đơn giản hóa của 95 TTHC (95/245 TTHC), chiếm31,3%, đã đề xuất được các giải pháp thực tiễn nhằm cắt giảm các khoản chi phí.

Tổng số TTHC được tiến hành rà soát là 1.816 TTHC, 1.867 mẫu đơn, tờkhai (mẫu 2a), 586 yêu cầu, điều kiện (mẫu 2b). Số TTHC được thực hiện tại cấp quận là 304 TTHC, cấp phường là 155 TTHC. Số TTHCgiữ nguyên: 122 thủ tục (cấp quận: 58; cấp phường: 64). Số TTHC kiến nghị sửa đổi, bổ sung: 287 (cấp quận: 201; cấp phường: 86).Số TTHC kiến nghị thay thế: 29 (cấp quận: 28; cấp phường: 1). Số TTHC kiến nghị bãi bỏ là: 17 (cấp quận: 13; cấp phường: 4). Tỷ lệ đơn giản hóa đạt 71,2% .

Về tổ chức, bộ máy hành chính. Chức năng, nhiệm vụ của chính quyền các quận, phường đã được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn.Nhiệm vụcủa các đơn vị trong cơ quan hành chính quận đã rõ ràng hơn, sự phối hợp trong giải quyết công việc, nhất là những công việc liên quan đến nhiều bộ phận đã chặt chẽ, hiệu quả hơn trên cơ sở quy chế đã được ban hành. Phân tích rõ thẩm quyền và trách nhiệm của UBND, chủ tịch UBND quận với chủ tịch UBND phường, tập thể và cá nhân được phân định rõ hơn.

Tổ chức bộ máy hành chính ở các quận đã được sắp xếp, tổ chức lại theo hướng xác định rõ chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền,phù hợp với đặc điểm đô thị.Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận được sắp xếp, tổ chức lại theo hướng trách nhiệm rõ ràng, phân công rành mạch, bộ máy gọn nhẹ, tăng cường tính chuyên nghiệp trong thực thi công vụ.Ở 10quận,bộ phận quản lý tôn giáo vào Phòng Nội vụ; thành lập mới Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; đổi tên Phòng Giáo dục thành Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Văn hóa - Thông tin - Thể thao thành Phòng Văn hóa và Thông tin. Hiện tại các UBND quận có Văn phòng UBND, 12 phòng chuyên môn và một số đơn vị sự nghiệp trực thuộc, hoạt động có nề nếp và hiệu quả.

 Các quận đã chuyển một bộ phận công việc thuộc nhiệm vụ của UBND quận thực hiện hình thức dịch vụ hành chính công; chuyển một số công việc của các cơ quan sự nghiệp sang dịch vụ công và giao cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có khả năng đảm nhận.

Về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Qua thực hiện CCHCtừ năm 2001đến nay, trình độ mọi mặt và năng lực của cán bộ, công chức hành chính được nâng lên một bước khá lớn. Tổng số công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan hành chính các quận là 1.646 người. Trong đó, 120/1646 có trình độthạc sĩ, tiến sĩ, chiếm 7,2%; Đại học 1378/1646, chiếm 83,7%; 186/1646 có trình độ cử nhân và cao cấp lý luận chính trị, chiếm 11,32%; 539/1646 có trình độ trung cấp lý luận chính trị, chiếm 32,7%.

Công chức phường ở các quận là 1.493 người, trình độ mọi mặt đãđược nâng lên một bước: 27/1493 có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, chiếm 1,8%; 1131/1493 có trình độ đại học, cao đẳng, chiếm 75,7%; 268/1493 có trình độ trung cấp lý luận chính trị, chiếm 17,9%.

Đạisốcông chức, viên chức có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, sát dân, năng động, nhạy bén trong tiếp thu và tổ chức thực hiện công việc.

Về tài chính công. Thực hiện cơ chế khoán biên chế, chi phí hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước, đến nay toàn thành phố có 52/52 cơ quan đã thực hiện khoán chi,bao gồm các sở, ngành, quận, huyện; trong đó có 10/10 quận. Các đơn vị thực hiện khoán chi đều đã xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ, chủ động đề ra các biện pháp sử dụng tiết kiệm kinh phí trong khi đó vẫn đáp ứng nhiệm vụ ngày càng cao.

Quy trình cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cơ chế phân cấp ngân sách từ thành phố đến cơ sở hợp lý, tăng cường tính tự chủ và trách nhiệm của đơn vị thụ hưởng. Ngân sách được sử dụng hiệu quả và tiết kiệm.

Các quận đã đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách; bảo đảm tính thống nhất trong điều hành ngân sách, đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của các quận trong việc thu, chi ngân sách.

Các quận từng bước thực hiện chế độ khoán chi tài chính công gắn với chế độ tự chủ, chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các đơn vị; thực hiện tiết kiệm chi; đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách một cách thống nhất nhằm phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm.

Các khoản thu phí, lệ phí và vận động đóng góp từ nhân dân trên địa bàn đã được rà soát miễn, giảm. UBND các quận đã chỉ đạo các khoản thu này.

Vhiện đại hóa nền hành chính nhà nước. Từng bước hiện đại hóa công sở và công tác điều hành quản lý của các cơ quan hành chính: đầu tư xây dựng các trụ sở tiếp dân và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế "một cửa; Xây dựng địa điểm giao dịch một cửa hiện đại của quận; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, áp dụng phần mềm hỗ trợ cho cơ chế “Một cửa” điển hình như: Quận Long Biên, Tây Hồ, Cầu Giấy, Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm… hầu hết cán bộ công chức các quận được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học cơ bản.

 Việc quản lý hành chính tại các phòng, ban, đơn vị và UBND quận và các phường đã được tin học hóa. 10/10 UBND quận thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trên tất cả các lĩnh vực thuộc bộ phận "một cửa" của quận, 100% các đơn vị đã được cấp giấy chứng nhận. UBND các phường đang triển khai công việc này.

2.Những hạn chế, yếu kém

Về thể chế hành chính, chất lượng các văn bản hành chính được ban hành chưa cao. Nhiều quy trình, TTHC như: cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở, đặc biệt là bản vẽ khi yêu cầu cấp giấy phép xây dựng; việc nộp thuế vẫn còn phức tạp. TTHC còn thiếu thông tin cần thiết, không cập nhật kịp thời các quy định mới; ở nhiều nơi còn thiếu những biểu mẫu,…gây phiền hà và bức xúc nhất định.

Trong tổng số 155 TTHC thuộc thẩm quyền thực hiện của UBND phường, có 81 TTHC được đưa vào phương án đơn giản hóa, chiếm 52,3%; trong đó, số TTHC có nội dung đơn giản hóa gắn với cắt giảm chi phí khi thực hiện đạt tỷ lệ thấp (13/81 TTHC, 8,4%).

Về tổ chức,bộ máy hành chính, một số phòng, ban của UBND quận, phường chưa thật gọn nhẹ; chưa phân định rõ trách nhiệm của một số phòng, một số lĩnh vực nên trong thực thi công vụ còn chồng chéo, khi xảy ra vấn đề phức tạp rất khó quy trách nhiệm cá nhân và tập thể.

Về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nhìn chung còn chưa đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng nền hành chính thủ đô, văn minh, hiện đại, hội nhập có hiệu quả với khu vực và thế giới. Còn những biểu hiện tiêu cực như: không an tâm làm việc, trục lợi, nhũng nhiễu trong một bộ phận cán bộ, công chức. Kỷ luật, kỷ cương ở một số cơ quan còn lỏng lẻo, một bộ phận cán bộ, công chức còn đùn đẩy, sợ trách nhiệm; hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trên một số lĩnh còn yếu kém. Một bộ phận cán bộ, công chức hành chính còn thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ. Một bộ phận khác sa sút về phẩm chất đạo đức.

Còn số lượng lớn công chức, viên chức chưa chuẩn hóa theo đúng chức danh công chức.

Về tài chính công, một số đơn vị thực hiện chưa có hiệu quả quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước. Chưa chủ động đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao…Việc kiểm tra, giám sát các khoản thu phí, lệ phí và các khoản vận động đóng góp từ nhân dân trên địa bàn đã được ở nhiều nơi chưa được coi trọng và tiến hành thường xuyên, nên đã xảy ra những tiêu cực.

Về hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước ở quận còn chưa có bước đổi mới cơ bản về lề lối làm việc theo hướng hiện đại. Khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính của phần lớn cán bộ, công chức còn rất hạn chế, năng suất lao động, hiệu quả công tác của công chức thấp.

Để tiếp tục đẩy mạnh CCHC,các quận, phườngcần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, các cấpủy, chính quyềntừ quận đến phường cần nắm vững và nhận thức đầy đủ sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,các nghị quyết,quyết định,chương trình của Thành phố về CCHC nhà nước trong từng giai đoạn. Trên cơ sở đó,vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của quận đề ra và lãnh đạo thực hiện tốt CCHC.

Hai là, nhận thức sâu sắc và thường xuyên xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong tập thểcấpủy, chính quyền quận, coi đây là nhân tố rất quan trọng để phát huy trí tuệ, tính sáng tạo và sức mạnh trong lãnh đạo, điều hànhCCHC.

Ba là, xác định đúng, rõ vai trò,vị trí và tầm quan trọng của CCHC trong giai đoạn hiện nay, tuân thủ đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng về CCHCnhà nước trên cơ sở sáng phù hợp địa phương trong lãnh đạo CCHC, sẽ đem lại hiệu quả.

Bốn là, trong quá trình lãnh đạo,các quận uỷ cần xác định rõ và lựa chọn những nội dung, vấn đề trọng tâm, trọng điểm trong từng thời gian, giai đoạn để đề ra những giải pháp phù hợp tập trung lãnh đạo thực hiện.

Năm là, phát huy vai trò tích cực, chủ độngcủa Mặt trận Tổ quốcvà các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội huy động cả hệ thống chính trịvào thực hiện CCHC.

Sáu là, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt và trách nhiệm cao, nhân tố quyết định để các Quận ủy lãnh đạo CCHC đạt kết quả.

 


[1] ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.250.

 

  Nguyễn Minh HIển

                                                      Văn phòng UBND quận Cầu Giấy

 

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền