Trang chủ    Tin tức    Nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ công đoàn cơ sở trong bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động tại các doanh nghiệp FDI
Thứ ba, 26 Tháng 11 2013 15:43
2539 Lượt xem

Nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ công đoàn cơ sở trong bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động tại các doanh nghiệp FDI

(LLCT)- Ngày 21-11, tại Hà Nội, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) và Văn phòng Rosa Luxemburg tại Hà Nội (RLS) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: Cán bộ công đoàn bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong các doanh nghiệp FDI.

(Toàn cảnh Hội thảo, Ảnh: Thạch Anh)

Tham dự và chỉ đạo Hội thảo, PGS. TS Nguyễn Hoàng Giáp, Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, đánh giá cao kết quả nghiên cứu, công tác tổ chức nghiên cứu khoa học thời gian qua của hai đơn vị đồng tổ chức Hội thảo và cho rằng: Hội thảo đưa ra các vấn đề cấp thiết, mang tính thời sự, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, góp phần hỗ trợ cán bộ công đoàn cơ sở thực hiện chính sách và tư vấn chính sách, nhất là trong các doanh nghiệp FDI. 

Hội thảo là một phần trong chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện CNXH khoa học và Văn phòng Rosa Luxemburg tại Hà Nội, tập trung vào các vấn đề cơ bản: hiện trạng về căn cứ pháp luật cho hoạt động của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp FDI ở Việt Nam và kinh nghiệm của Đức; hiện trạng cán bộ công đoàn cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong các doanh nghiệp FDI và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở; mô hình tổ chức hoạt động; khuyến nghị, đề xuất với nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoạch định chính sách…

Hội thảo nhận được nhiều tham luận có giá trị: Khung pháp lý và cơ chế hoạt động của cán bộ công đoàn cơ sở ở Việt Nam - Hiện trạng và vấn đề đặt ra; Hiện trạng trình độ nghiệp vụ, năng lực của cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp FDI ở Hà Nội; Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp FDI ở Hà Nội; Kết quả nghiên cứu về vai trò, vị thế của cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp FDI tại Hà Nội, Hệ thống tổ chức và hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp của Đức và những bài học trong bảo vệ quyền lợi của người lao động, Những trợ giúp pahps lý cho hoạt động công Đoàn Đức, Các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ công đoàn cơ sở ở Đức hiện nay…do nhà nghiên cứu, quản lý, giảng dạy tại Viện CNXH khoa học, Viện nghiên cứu Công nhân và Công đoàn, Trường Đào tạo cán bộ Công đoàn Hà Nội và các chuyên gia Đức trình bày.

Theo đó, một số nội dung chính của Hội thảo đã được tập trung thảo luận làm rõ:

Về hiện trạng cơ sở pháp lý. Nhiều ý kiến cho rằng, ở Việt Nam, cơ chế hoạt động của công đoàn cơ sở đã có nhiều sửa đổi, bổ sung tích cực trong Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động năm 2012, Chiến lược hoạt động Công đoàn giai đoạn 2013-2018 và nhiều thông tư, nghị định hướng dẫn công tác công đoàn, bảo đảm hoạt động của công đoàn cơ sở nhưng cơ chế, chính sách cho hoạt động này vẫn chưa thực sự hiệu quả, nhất là trong các doanh nghiệp FDI. Điều này là do tồn tại nhiều bất cập pháp lý nhất là chưa có văn bản nào chỉ rõ hoạt động đặc thù của công đoàn trong loại hình doanh nghiệp này. Tại Đức, có nhiều đạo luật về lao động và xã hội: luật về hợp đồng thỏa ước, tổ chức xí nghiệp, thời gian lao động, bảo hộ lao động nhưng Luật Công đoàn không có. Công đoàn được pháp luật bảo hộ và hoạt động theo Luật cơ bản (Hiến pháp) với vai trò là các hội liên hiệp nhằm bảo đảm và hỗ trợ những điều kiện lao động và kinh tế. Công đoàn tự đưa ra điều lệ hoạt động của mình nhưng hoạt động hết sức hiệu quả trong việc bảo đảm quyền, lợi ích cho người lao động là công đoàn viên.

Về hiện trạng và công tác đào tạo cán bộ công đoàn. Theo PGS.TS Nguyễn Quang Thọ (Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Công nhân và công đoàn) trong các doanh nghiệp FDI tại Hà Nội, trình độ nghiệp vụ, năng lực dù được nâng cao trong nhiêu năm trở lại đây nhưng vẫn còn yếu kém, đặc biệt trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của của người lao động. Vấn đề này do nhiều nguyên nhân: công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn gặp nhiều khó khăn do tất cả cán bộ công đoàn đều là kiêm nhiệm, thiếu kỹ năng trong bảo vệ quyền và lợi ích người lao động; việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động, công đoàn cho người lao động còn hạn chế… Theo TS Vũ Minh Tiến (Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Công nhân và Công đoàn), cán bộ công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp FDI không chuyên trách vẫn còn ở tình trạng vừa thiếu, vừa yếu, chưa được đào tạo nghiệp vụ nên chưa làm tốt vai trò tổ chức đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Bên cạnh đó, hầu hết chủ tịch công đoàn đều giữ một chức vụ nhất định trong ban quản lý doanh nghiệp (giám đốc, Phó giám đốc, trưởng phòng, quản đốc phân xưởng…) cũng là một hạn chế lớn… Trong khi đó, theo GS.TS Bodo Zeuner (Nguyên GS Chính trị học Đức) các cán bộ công đoàn tại Đức hoạt động độc lập, chuyên trách, không có hợp đồng lao động với người sử dụng lao động nên không phục vụ lợi ích của giới chủ. Công đoàn có một chương trình giáo dục rộng lớn dành cho họ dưới hình thức các sự kiện buổi tối, các buổi tọa đàm ban ngày và các khóa học theo tuần. Do đó, thường xuyên được nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ.

Về mô hình tổ chức, hoạt động. Các chuyên gia cho biết, tại Đức, tự do thành lập và đa nguyên công đoàn dưới sự lãnh đạo của Liên đoàn Công đoàn Đức. Người lao động có quyền lựa chọn tham gia hoặc không tham gia công đoàn. Khi họ không tham gia vào tổ chức công đoàn vẫn có một tổ chức đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích của họ, đó là Hội đồng xí nghiệp. Hội đồng này được thành lập để đấu tranhvới giới chủ nhằm đưa ra được những thỏa thuận lao động có lợi nhất cho người lao động nhưng không có quyền kêu gọi và tổ chức đình công. Hoạt động đình công là dặc quyền của công đoàn. Các công đoàn viên khi tham gia đình công được công đoàn trả 60% lương. Tiền này trích từ 1% thu nhập họ đóng quỹ công đoàn hàng tháng. Đoàn viên hoặc đại biểu của họ bầu ra Ban chấp hành và các cơ quan có quyền quyền quyết định khác.

Tại Việt Nam, công đoàn tổ chức theo 4 cấp: Tổng liên đoàn; Công đoàn cấp tỉnh, thành phố, bộ ngành; công đoàn cấp trên cơ sở; công đoàn cơ sở. Hình thức tổ chức này có nhiều tích cực: hoạt động chỉ đạo, quản lý của công đoàn cấp trên, góp phần thống nhất về tổ chức hoạt động của toàn bộ hệ thống, tạo ra các trợ giúp về nhân lực, pháp lý, đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, cách thức tổ chức này cũng có những hạn chế nhất định: ít tính sáng tạo, chủ động; hoạt động theo phương thức: “trên chỉ thị, dưới chấp hành”, bầu chọn chỉ định, hoạt động chưa chịu sự giám sát từ phía tập thể người lao động…

Về các khuyến nghị. Nhà nước và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cần bổ sung các quy định rõ rang và có chế tài minh bạch về địa vị pháp lý của công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp FDI; xây dựng một số văn bản pháp luật đặc thù cho hoạt động của loại hình doanh nghiệp này; xây dựng và vận dụng mô hình công đoàn nghành kết hợp với mô hình 4 cấp hiện nay để nâng cao hoạt động hiệu quả hoạt động; tăng cường và đổi mới nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở theo hướng tập trung vào các kỹ năng thương lượng, đối thoại để xây dựng các thỏa ước lao động tập theeroqr doanh nghiệp và xử lý cá tình huống của quan hệ lao động; cải cách cơ chế kiêm nhiệm hiện nay để có một tỷ lệ thích hợp cán bộ công đoàn chuyên trách; hoàn thiện cơ chế bảo vệ cán bộ công ddaonf, theo hướng chỉ rõ hành vi phân biệt đối xử chế tài, thậm chí có thể banhanhf những quy định “miễn trừ” với cán bộ công đoàn khi họ đang bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Hoa Mai

 

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền