Trang chủ    Tin tức    Toạ đàm khoa học: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội, quá trình tất yếu và lâu dài
Thứ hai, 21 Tháng 7 2014 14:46
2236 Lượt xem

Toạ đàm khoa học: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội, quá trình tất yếu và lâu dài

(LLCT) - Trong khuôn khổ đề tài nhánh Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thuộc Đề án “Nghiên cứu, tổng kết làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam” do Học viện là cơ quan chủ trì, ngày 12-7-2014, Ban Chủ nhiệm đề tài đã tổ chức Tọa đàm khoa học nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về thời kỳ quá độ lên CNXH.

Báo cáo đề dẫn tại Toạ đàm, PGS, TS Lê Kim Việt, Chủ nhiệm đề tài, khái quát những nội dung trọng tâm của Đề tài nghiên cứu và nhấn mạnh: các nhà nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin đều thống nhất rằng thời kỳ quá độ là tất yếu, có tính chất phức tạp và lâu dài, đan xen các thành phần kinh tế, giai cấp; vừa tồn tại yếu tố TBCN vừa có yếu tố mang đặc trưng của xã hội mới - XHCN. Những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độcần làm sáng tỏtrong bối cảnh và điều kiện mớigồm: Vấn đềmô hình chủ nghĩa xã hộitrong nhận thức cũng như trong lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn và trong các văn kiện của Đảng cần có sự phân biệt rõ mô hình của CNXH hướngtới và mô hình CNXHtrong thời kỳ quá độ mà chúng ta đang xây dựng; khẳng định tính nhất quán, rõ ràng của con đường đi lên CNXH ở nước ta; xác định rõ các giai đoạn phát triển, giai cấp chủ đạo và mô hình tổ chức Đảng, bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trong thời kỳ quá độ.

Phát biểu tại Toạ đàm, các nhà khoa học đều bày tỏ sự đồng tình về tính cấp thiết của đề tài, đồng thời gợi mở một số vấn đề để Ban chủ nhiệm đề tài tiếp tục nghiên cứu, bổ sung. PGS, TS Vũ Hoàng Công, Tạp chí Lý luận chính trị đặt vấn đề cần hiểu đúng và diễn đạt lại cho chuẩn xác quan điểm của Đảng về thời kỳ quá độ và các mối quan hệ lớn, trong đó chỉ nên đề cập những mối quan hệ mâu thuẫn, biện chứng, cần có sự xử lý khéo léo của chủ thể Đảng - Nhà nước, đó là: Mối quan hệ giũa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, giữa phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, giữa sự lãnh đạo của Đảng và việc xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Về quan điểm của Hồ Chí Minh đối với thời kỳ quá độ lên CNXH, PGS, TS Phạm Hồng Chương, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng đặt vấn đề nghiên cứu sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh một cách có hệ thống về nền dân chủ mới, không chỉ xét trên phương diện chính trị mà cần có cái nhìn bao quát, toàn diện. PGS, TS Phạm Quý Đức, Viện Văn hoá và phát triển nhấn mạnh xu hướng ảnh hưởng, tuỳ thuộc lẫn nhau của các mối quan hệ chính trị thế giới đương đại, đòi hỏi thực tiễn phải xử lý linh hoạt các mối quan hệ để đạt được lợi ích quốc gia - dân tộc chính đáng.

Buổi Toạ đàm đã nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, khách quan, có quan điểm lịch sử cụ thể. Đây là những đóng góp cho công tác lý luận của Đảng. Đến nay Đề tài đã thu được gần 50 báo cáo chuyên đề, nội dung của các chuyên đề đi sâu vào từng mảng như những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường đi lên CNXH, đồng thời nêu những vấn đề lý luận cần làm sáng tỏ trong bối cảnh thực tiễn hiện nay. Kết quả Đề tài góp phần vào tổng kết 30 năm đổi mới, xây dựng các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng sẽ diễn ra vào đầu năm 2016.

Lê Minh Ngọc

 

 

 

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền