Trang chủ    Tin tức    Lý luận Mác-Lênin về hình thái kinh tế - xã hội và những luận điểm cần bổ sung, phát triển
Thứ năm, 21 Tháng 8 2014 15:24
2456 Lượt xem

Lý luận Mác-Lênin về hình thái kinh tế - xã hội và những luận điểm cần bổ sung, phát triển

(LLCT) - Triển khai đề tài nghiên cứu cơ bản khoa học xã hội và nhân văn: “Lý luận mác xít về hình thái kinh tế - xã hội được vận dụng trong thế kỷ XX và con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay”, ngày 26-6-2014, tại Hà Nội, Ban Chủ nhiệm đề tài phối hợp với Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề:“Lý luận mác xít về hình  thái kinh tế - xã hội. Tính khoa học của những nguyên lý và những luận điểm đã bị lịch sử vượt qua”.

 

Một trong những nhiệm vụ cơ bản của đề tài là phải nghiên cứu một cách có hệ thống các quan điểm Mác-Lênin trong học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội nói chung, lý luận về hình thái kinh tế - xã hộicộng sản chủ nghĩa (CSCN)nói riêng; luận giải, làm rõ những giá trị mang tính khoa học -thực tiễn bền vững,làm cơ sở phương pháp luận nhận thức đúng đắn, phù hợp về CNXH và về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Cũng giống như bất cứ học thuyết nào, lý luận Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội vốn không thể là chìa khóa vạn năng, bất biến và đúng đắn tuyệt đối. Do những hạn chế lịch sử,cónhững dự báo của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về hình thái kinh tế - xã hội CSCN nói chung, xã hội XHCN nói riêng đã bị lịch sử vượt qua, cần được bổ sung, phát triển, cụ thể hóa. Đây cũng chính là đòi hỏi của bản thân các nhà kinh điển Mác-Lênin đối với hậu thế.

Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 13 tham luận của các nhà khoa học.Các tham luận tập trung vào 2 nội dung chính:

Giá trị bền vững phản ánh tính khoa học, cách mạng, thực tiễn trong những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về hình thái kinh tế - xã hội nói chung, lý luận về hình thái kinh tế - xã hội CSCN nói riêng.

Một số luận điểm cụ thể mang tính dự báo do hạn chế lịch sử đã bị lịch sử vượt qua cần được bổ sung, phát triển cho phù hợp với điều kiện mới của thế giới đương đại.

Ở nội dung thứ nhất, nhiều tham luận đã tiếp tục khẳng định chân giá trị của những nguyên lý Mác-Lênin về các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử, đặc biệt là hình thái kinh tế - xã hội CSCN với haigiai đoạn phát triển làhình thái kinh tế - xã hội khác hẳn về bản chất so với các hình thái đã có trước đó.

Khẳng định tính khoa học, cách mạng và thực tiễn của sự ra đời tất yếu, bản chất ưu việt của xã hội XHCN, xã hội cộng sảntheo quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin hiện nay là việc làm có ý nghĩa thời sự, thực tiễn, phản ánh tính giai cấp, tính chiến đấu của học thuyết Mác nói chung. Hiện nay, sau khihệ thống XHCN ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, ở nhiều quốc gia, khu vực, cả ở nước ta cũng có những ý kiếnvề “sự kết thúc lịch sử” của học thuyết Mác-Lênin, của CNXHkhoa học. Họ cho rằng, những dự báo về mô hình xã hội XHCN và tương lai xã hội cộng sản mà các nhà kinh điển Mác-Lênin xây dựng chỉ đồng nghĩa với“mơ ước viển vông”, ảo tưởng vì CNXH đã sụp đổ ở chính quê hương của những người đề xướng ra nó (Cộng hòa dân chủ Đức, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết…).

Hiện nay, việc khẳng định giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác nói chung, của lý luận về hình thái kinh tế - xã hội CSCNnói riêng, phản ánh tính kiên định trong quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đổi mới dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng vào phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới, phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam.

Đối với những người nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị ở Việt Nam, việc khẳng định tính khoa học - thực tiễn của các nguyên lý trong học thuyết Mác-Lênin về hình thái kinh tế - xã hội CSCN là công việc thường xuyên,đòi hỏi thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, đánh giá, thẩm định mang tính phê phán chứ không thể là “tầm chương, trích cú”. Bản thân chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và lý luận về hình thái kinh tế - xã hội nói riêng, với việc khái quát thành các nguyên lý cơ bản có giá trị định hướng về phương pháp luận là chủ yếu. Không phải tất cả các vấn đề, các khía cạnh đều đã được giải đáp, trả lời đầy đủ.

Trong các bài viết tham gia Hội thảo, nhiều tác giả đã tiếp cận theo góc độ lịch sử - cụ thể và với quan điểm phát triển, đã làm rõ giá trị bền vững của lý luận mác xít về các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử và hình thái kinh tế - xã hội CSCN mà Mác-Ăngghendự báo là hình thái sau cùng,có bản chất ưu việt, tiến bộ, phù hợp, mang tính nhân văn và nhân đạo sâu sắc. Các nguyên lý có giá trị bền vững bao gồm:

Tính tất yếu của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử là một quá trình lịch sử tự nhiên.

Quan điểm biện chứng và quan điểm duy vật đã giúp các nhà kinh điển có được thế giới quan khoa học khi tiếp cận quá trình phát triển…

Các hình thái kinh tế - xã hội có trước hình thái kinh tế - xã hội CSCN đều có bản chất giống nhau, vì các hình thái này (chiếm hữu nô lệ, phong kiến, TBCN)đều dựa trên cơ sở kinh tế là chế độ chiếm hữu tư nhân. Còn hình thái kinh tế - xã hội CSCN sẽ là hình thái kinh tế đặc biệt gồm hai giai đoạn cao thấp khác nhau (CNXH và CNCS). Đây là hình thái kinh tế - xã hội ưu việt, tiến bộ nhất trong lịch sử. Quan hệ sản xuất đã thay đổi căn bản: chế độ công hữu về tư liệu sản xuất được xác lập và từng bước hoàn thiện. Vì vậy, quan hệ xã hội giữa các giai cấp, tầng lớp cũng đã hoàn toàn thay đổi: Xã hội phát triển mà sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người.

Giữa hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác đòi hỏi tất yếu có thời kỳ quá độ.

Thời kỳ quá độ lên CNXH là loại hình quá độ đặc biệt với các hình thức khác nhau tùy thuộc vào lịch sử phát triển của từng quốc gia dân tộc (quá độ trực tiếp với những nơi đã trải qua CNTB và quá độ gián tiếp với các nước tiền tư bản).

Con đường phổ biến từ hình thái kinh tế - xã hội TBCN lên hình thái kinh tế - xã hội CSCN chỉ có thể thông qua cách mạng, do giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản tổ chức lãnh đạo cách mạng. Giai cấp này phải liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác để tạo ra lực lượng lao động đồng minh, tiến hành cách mạng XHCN.

Xác lập, hoàn thiện hình thái kinh tế - xã hội CSCN là vấn đề mang tính quốc tế. Trong xã hội XHCN phải giải quyết mối quan hệ lợi ích phù hợp giữa quốc gia - dân tộc và quốc tế.

Xã hội chủ nghĩalà xã hội mà các dân tộc tất yếu sẽ tiến lên. Tuy nhiên, các dân tộc đi lên CNXH không phải theo con đường, phương cách giống nhau, theo những công thức có sẵn. Mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của mình vào mô hình xã hội XHCN của dân tộc, quốc gia mình.

Vấn đề quan trọng hàng đầu là các nguyên lý cơ bản về xã hội XHCN, xã hội CSCN phải được vận dụng sáng tạo, phù hợp thì hình thái kinh tế - xã hội CSCN mới được xác lập.

Những luận điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể, cần phải bổ sung, phát triển, hoàn thiện trên các phương diện thì lý luận về hình thái kinh tế - xã hội CSCN mới trở thành cơ sở lý luận và phương pháp luận định hướng đúng cho các mô hình xã hội XHCN phù hợp. Học thuyết Mác-Lênin là học thuyết mang bản chất khoa học, cách mạng và thực tiễn. Vì vậy, quán triệt và vận dụng đúng phải kết hợp với phát triển, bổ sung, cụ thể hóa các nguyên lý vào điều kiện của quốc gia, dân tộc và phản ánh tính thời đại trong phát triển.

Thực tiễn khủng hoảng, sụp đổ của hệ thống các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu đến nay đã và đang tiếp tục trả lời về những thành tựu, đóng góp, những kinh nghiệm, cả kinh nghiệm thành công và không thành công trong xây dựng CNXH, CNCS. Phải vừa kiên định với quan điểm, nguyên lý Mác-Lênin, vừa phải bổ sung, hiện đại hóa, dân tộc hóa các nguyên lý trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực cụ thể hóa mô hình xã hội XHCN trong từng quốc gia dân tộc và phương thức đi lên CNXH ở từng quốc gia, dân tộc.

Các nước đang định hướng XHCN, cải cách, đổi mới thành công là những minh chứng hùng hồn cho quá trình vận dụng đúng đắn nguyên lý lý luận và bổ sung, phát triển sáng tạo nguyên lý lý luận.

Ở nội dung thứ hai, phân tích, đánh giá, chỉ rõ những luận điểm cụ thể của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin do những giới hạn nhất định đã bị lịch  sử vượt qua, cần bổ sung, phát triển cho phù hợp.

Đây cũng là nội dung khoa học mới mẻ, phản ánh bản lĩnh, lập trường, tính chiến đấu của công tác tư tưởng lý luận của các Đảng Cộng sản trên thế giới theo yêu cầu, đòi hỏi của chính các nhà kinh điển Mác-Lênin.

Việc phân tích, thẩm định, chỉ ra chính xáccác luận điểm cụ thể về các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực dự báo triển vọng, tương lai của các quan hệ kinh tế, chính trị và xã hội trong xây dựng CNXH ở các quốc gia…là hoạt động khoa học vô cùng cần thiết.

Tính đặc thù vốn có của học thuyết Mác nói chung, của lý luận về hình  thái kinh tế - xã hội nói riêng là ở phương pháp tiếp cận dự báo. Đã là dự báo thì các triển vọng chỉ ở mức định tính, không thể định lượng được, kết quả dự báo chỉ đạt đến mức chính xác tương đối chứ không thể tuyệt đối.

Nhiều tác giả ở Việt Nam và các học giả nước ngoài trong những năm gần đây đã phân tích, luận giải, chỉ ra các luận điểm kinh điển cụ thể đã bị lịch sử vượt qua: về quan hệ giữa CNXH và CNTB hiện đại; về biến động của cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội giai cấp ở các nước XHCN và TBCN; về thời kỳ quá độ lên CNXH, các loại hình quá độ trực tiếp và gián tiếp, mối quan hệ giữa các phương pháp, hình thứctiến trình cách mạng (bạo lực, hòa bình…). Các con đường, giải pháp luôn luôn phải thay đổi linh hoạt để có thể hiện thực hóa mô hình xã hội XHCN thành công ở từng quốc gia.

Luận điểm nổi tiếng của C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra trong “Lời tựa”cho Tuyên ngôn của Đảng Cộng sảnsau 25 năm khởi thảo luôn luôn có giá trị định hướng, kim chỉ nam cho những người cộng sản nhìn nhận ra tính lỗi thời của nhữnggiải pháp, hình thức, tiến trình cách mạng nếu không thường xuyên tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận.

Các luận điểm phản ánh giải pháp hay vận dụng cụ thể hóa các nguyên lý, lý luận luôn luôn đòi hỏi phải bám sát vào bối cảnh, các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội cụ thể.

Trên tinh thần đó, một sốtham luậnđã phân tích một số luận điểm của các nhà kinh điển dưới ánh sáng của thời đại và luận giải về tính tất yếu phải bổ sung, phát triển, cụ thể hóa các luận điểm cho phù hợp với điều kiện hiện nay và điều kiện của từng quốc gia dân tộc.

Các bài viết đã bám sát chủ đề, phân tích, hệ thống hóa để tiếp tục làm rõ tính khoa học, cách mạng, thực tiễn của các nguyên lý lý luận về các hình thức kinh tế - xã hội CSCN; luận giải, chỉ ra những luận điểm kinh điển liên quan đã bị lịch sử vượt qua cần bổ sung, phát triển, cụ thể hóa để góp phần bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện hiện nay.

Tại Hội thảo, các nhà khoa họcđãtrao đổi, tranh luận tập trung làm sáng tỏ các khía cạnh:

- Các phương pháp tiếp cậngiúp đánh giá đúng về các nguyên lý lý luận về hình thái kinh tế - xã hội CSCNcủa chủ nghĩa Mác-Lênin.

- Nguyên lý đúng, có giá trị bền vững nhưng việc vận dụng các nguyên lý đó có những cách thức sai lầm; những bất cập đã dẫn đến việc đổ vỡ, thất bại của mô hình xã hội XHCN kiểu Xô Viết.

- Đánh giá, nhận thức đúng đắn nguyên lý lý luận, phù hợp, thỏa đáng về giá trị mang tính phương pháp luận với giá trị của các nội dung khoa học theo góc độ chính trị - xã hội của vấn đề.

- Các luận điểm cụ thể cần phân tích, chỉ ra tính hạn chế của nó đã bị lịch sử vượt qua trong việc dự báo về mô hình xã hội XHCN và CSCN theo quan điểm của các nhà kinh điển Mác-Lênin.

- Bổ sung, phát triển những đặc trưngphản ánh bản chất kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, các quan hệ đối nội, đối ngoại của xã hội XHCN, ngoài các đặc trưng mà các nhà kinh điển đã dự báo.

Một số luận điểm khác về thời kỳ quá độ, về giai cấp công nhân, vai trò của đảng cầm quyền v.v.. trong xây dựng CNXH.

Hội thảođã phản ánhnhiều thành quả trong nghiên cứu, góp phần bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác ở Việt Nam hiện nay.

________________

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 7-2014

(1)    C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập,t.18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995,tr.128.

 

PGS,TS Nguyễn Quốc Phẩm

Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền