Trang chủ    Tin tức    Hội thảo khoa học: “Văn hóa tôn giáo với phát triển bền vững ở Việt Nam”
Chủ nhật, 24 Tháng 5 2015 21:53
4041 Lượt xem

Hội thảo khoa học: “Văn hóa tôn giáo với phát triển bền vững ở Việt Nam”

(LLCT) - Sáng 13 - 5 - 2014, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Văn hóa tôn giáo với phát triển bền vững ở Việt Nam”.

GS,TS Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; PGS,TS Đỗ Lan Hiền, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Tín ngưỡng; TS Lê Văn Lợi, Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học đồng chủ trì Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có đại diện chức sắc và nhà tu hành của một số tổ chứctôn giáo ở Việt Nam như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật giáoHòa Hảo;đại diện lãnh đạo Ban Dân vậnTrung ương, Bộ Khoa học và công nghệ, Ban Tôn giáo Chính phủ,Uỷ ban đoàn kết công giáo Việt Nam; Viện Hànlâm Khoa học xã hội Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn(Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Sư phạm I, Trường Đại học Văn hóaHà Nội; đông đảo các nhà khoa học của Học viện.

Hội thảo được tổ chức là một diễn đàn để các nhà khoa học, các cán bộ lãnh đạo, quản lý, các chức sắc, nhà tu hành tôn giáotrao đổi làm rõ và thống nhất về vị trí, vai trò của văn hóa tôn giáo trong sự phát triển của nhân loại nói chung và sự phát triển bền vững ở Việt Nam nói riêng. Hội thảo còn là một hoạt động khoa học chào mừng 20 năm xây dựng và phát triển của Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Tín ngưỡng; tạo tiền đề để Viện mở rộng các quan hệ hợp tác trong và ngoài nước về nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo học.

Các báo cáo gửi đến và tham luận tại Hội thảo khẳng định rõ: Tôn giáo là một hình thái đặc thù của văn hoá. Mối dây liên hệ giữa tôn giáo với sự phát triển của kinh tế, chính trị, khoa học, đặc biệt là triết học là không thể không thừa nhận. Giải phóng con người khỏi sự đói nghèo, ách áp bức, bất công và phân biệt chủng tộc,là khát vọng và lý tưởng mà tôn giáo đưa ra từ rất sớm...Các tổ chức tôn giáo cũng đã nỗ lựctrong việc cải thiện các định chế xã hội, và những hệ lụy do các định chế kinh tế, chính trị, xã hội gây ra.

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, các tôn giáo ở nước ta trải qua những thăng trầm cùng lịch sử dân tộc đều đã có những biến đổi, thích ứng với văn hóa, phong tục của người Việt. Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và nhu cầu tâm linh của người dân. Các tôn giáo, tuy khác nhau về đức tin, nhưng đều hòa đồng, không xung đột, mối quan hệ Đạo - Đời hòa quyện.

Mấy thập niên trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, các tôn giáo ởViệt Nam cũng phát triển nhanh chóng,có nhiều tác động trực tiếp tới đời sốngkinh tế, chính trị, xã hội. Các tôn giáo đã và đang tích cực tham gia vào đời sống xã hội, làm giảm thiểu những tiêu cực và làm lành mạnh hóa các quan hệxã hội, góp phần phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, tôn giáo cũng có thể trở thành một trong những nhân tố đem lại các xung đột xã hội, mất an toàn chính trị, gia tăng các biến thái tôn giáo.

Giải pháp nào để tôn giáo thực sự trở thành một nguồn lực xã hội góp phần ổn định và phát triển bền vững đất nước đang là yêu cầu đặt ra cho nghiên cứu lý thuyết đương đại về tôn giáo...

Nhiều tham luận cho rằng, Việt Namđang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐHvà hội nhập quốc tếyêu cầu phát triển bền vững đặt ra cấp thiết. Sự phát triển đất nướccần bảođảm tính hài hoà và nhân văn, tăng trưởng kinh tế nhưng không bỏ qua các chỉ số về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Phát triển bền vững phải đặt nhân tố con người lên hàng đầu, tức là một xã hội phát triển bền vững phải là một xã hội nhân bản, một nền kinh tế nhân bản, một nền chính trị nhân bản, một nền văn hoá nhân bản,... Trên bình diện rộng hơn, một xã hội phát triển cũng không thể thờ ơ và vô cảm trước những thách thức, vấn nạn mà con người đang phải đối diện như: chiến tranh, khủng bố, giết người hàng loạt, bất bình đẳng, phân hóa giàu - nghèo, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, huỷ diệt môi trường sống, xuống cấp về đạo đức, luân lý, vv...

Các tổ chức tôn giáo cũng cần nỗ lực hơn nữa góp phần giải quyết các vấn nạn của xã hội, góp phần ổn định và phát triển bền vững đất nước.

Tại hội thảo,các nhà khoa học, các cán bộ quản lý, các chức sắcvànhà tu hành tôn giáođưa ra những đánh giá khách quan, khoa học và thẳng thắnvề vai trò của văn hóa tôn giáo trong sự phát triểnbền vững ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến việc coi tôn giáo là một nguồn lực góp phần vào việc giải quyết các vấn nạn của xã hội và góp phần ổn định, phát triển đất nước. Tuy nhiên, để thống nhất đánh giá về vai trò của văn hóa tôn giáo đối với phát triển bền vững ở Việt Nam và làm cách nào để các tổ chức tôn giáo thực sự trở thành một trong những nguồn lực xã hội góp phần phát triển bền vững đất nước, đòi hỏi một quá trình nghiên cứu công phu hơn về tôn giáo trong mối quan hệ với đời sống xã hội trên nhiều chiều cạnh khác nữa; dấn thân hơn nữa trong việcthực thi đường hướng hành đạo đúng đắn của mình, tiếp cận đúng những vấn đề về nhân bản, nhân văn, tự nhận thức lại những căn tính luân lý đạo đức của mìnhcho phù hợp với thời đại, nỗ lựcphát huyhơn nữa những giá trịtích cựccủa mình trướcyêu cầu phát triển đất nước. Bên cạnh đó, cộng đồng xã hội cũng cần tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Lan Hiền

 

 

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền