Đạo đức của Đảng, các yếu tố tác động và giải pháp bảo vệ, hoàn thiện

ThS PHẠM THỊ VĨNH HÀ
 
Tạp chí Lý luận chính trị,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
 

(LLCT) - Xây dựng Đảng về đạo đức là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, được Đảng ta đề cao, thường xuyên quan tâm và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bài viết làm rõ các yếu tố tác động đến đạo đức của Đảng; đề xuất một số giải pháp bảo vệ, hoàn thiện đạo đức của Đảng theo yêu cầu phát triển của thời đại. Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia mã số KX.02.11/21 - 25.
 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và vận dụng trong xây dựng đội ngũ trí thức trẻ Việt Nam hiện nay

ThS NGUYỄN TRUNG KIÊN
Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng. Ngày nay, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ thì đội ngũ trí thức, trong đó có trí thức trẻ càng khẳng định vị trí, vai trò tiên phong trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bài viết khái quát quan điểm của Hồ Chí Minh về trí thức trẻ và vận dụng trong xây dựng đội ngũ trí thức trẻ trong tình hình hiện nay.
 

Bồi dưỡng năng lực của đội ngũ cán bộ đơn vị quản lý học viên trong nhà trường quân đội

TỐNG MINH LƯƠNG
Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

(LLCT) - Đội ngũ cán bộ đơn vị quản lý học viên ở các nhà trường quân đội là một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục. Năng lực quản lý học viên của đội ngũ cán bộ này có vai trò rất quan trọng, là cơ sở để cán bộ hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ, đồng thời là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục, đào tạo của các nhà trường quân đội. Bài viết làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng năng lực của đội ngũ cán bộ đơn vị quản lý học viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong nhà trường quân đội hiện nay. Đây cũng là những kinh nghiệm đối với công tác quản lý học viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng.

 

Các cơ quan báo chí thực hiện công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên mạng xã hội

ThS LÊ NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
 
Đại học Khoa học Huế

(LLCT) - Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội làm công cụ đắc lực để lan truyền các luận điệu xuyên tạc đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ta. Vấn đề này đang đặt ra yêu cầu mới đối với công tác báo chí trong việc tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Các cơ quan báo chí cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cung cấp kịp thời thông tin chính thống, tạo dòng thông tin chủ đạo để công chúng nhận diện rõ bản chất các quan điểm sai trái, thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.
 

Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong giữ gìn bản sắc văn hóa  các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc hiện nay

ThS, NCS NGUYỄN TÚ ANH
Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự,
Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

(LLCT) - Tây Bắc là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, nơi cư trú của hơn 30 dân tộc. Tuy nhiên, nhiều di sản văn hóa vùng Tây Bắc đang bị mai một do chưa được quan tâm gìn giữ đúng mức và nguy cơ “Kinh hóa”. Bài viết làm rõ thực trạng thực hiện vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó đưa ra giải pháp phát huy vai trò này hiện nay.
 

Đồng chí Phan Văn Khải - người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo năng động, sáng tạo, hết lòng vì nước, vì dân

TS TRẦN THỊ HUYỀN
Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Đồng chí Phan Văn Khải, Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VII, VIII, IX; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII; Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ tháng 9-1997 đến tháng 7-2006), nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước. Đồng chí là nhà lãnh đạo năng động, sáng tạo, hết lòng vì nước, vì dân. Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí là tấm gương sáng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân học tập, noi theo.

Phát huy vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách

PGS, TS ĐỖ CHÍ NGHĨA
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội

(LLCT) - Ngày 21-3-2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 7/CT-TTg về tăng cường công tác truyền thông chính sách, trong đó xác định: Truyền thông chính sách là một nhiệm vụ, một chức năng quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Báo chí và các loại hình truyền thông khác là kênh thông tin, là phương thức cơ bản, quan trọng để thực hiện việc truyền thông chính sách. Bài viết làm rõ vai trò của hoạt động truyền thông chính sách và một số đề xuất nâng cao chất lượng truyền thông chính sách trên báo chí, truyền thông.
 

TS TRẦN THỊ QUANG HOA
 NGUYỄN DUY QUỲNH
 NGUYỄN THU TRANG

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội

NGUYỄN DUY HÀ NGÂN
Trường Đại học Luật Hà Nội

(LLCT) - Cùng với sự phát triển công nghệ, truyền thông chính trị trên môi trường mạng đang ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động này đạt nhiều hiệu quả trong việc tiếp cận được số đông người dân với tốc độ nhanh chóng hơn các hình thức tuyên truyền truyền thống. Bài viết đưa ra một số khái niệm về truyền thông chính trị và mạng xã hội, tìm hiểu hoạt động truyền thông chính trị trên môi trường mạng tại một số quốc gia, có thể tham khảo trong việc nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác này trong thời gian tới.

Ngoại giao kinh tế

(LLCT) - “Ngoại giao kinh tế” là một khái niệm được sử dụng với tần suất tương đối cao trong lĩnh vực quan hệ quốc tế ngày nay. Thế nhưng, tính đến thời điểm hiện tại, định nghĩa về “ngoại giao kinh tế” trong lĩnh vực học thuật vẫn rất mơ hồ. Người ta không thể phân biệt từ căn bản “ngoại giao kinh tế” với ngoại giao mang ý nghĩa thông thường. Xuất phát từ hiện thực quan hệ quốc tế, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đẩy mạnh chính sách ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, việc hiểu rõ nội hàm của “ngoại giao kinh tế”, các đặc điểm cơ bản của nó, sẽ rất có ý nghĩa trong xác định nội hàm chính sách đối ngoại nói chung của đất nước.

Thông tin tuyên truyền