Nhận thức, chính sách và thực thi quyền con người ở Việt Nam

TS VI THỊ HƯƠNG LAN
 
Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
 

(LLCT) - Quyền con người là một giá trị phổ quát và là phạm trù chính trị gắn với tính giai cấp sâu sắc. Thực tế chứng minh, sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chính là quá trình xác lập và thực thi quyền con người trên quan điểm, cách tiếp cận mới của nhân loại. Cho đến nay, mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam đều xác định con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của phát triển. Việt Nam đang thực thi quyền con người một cách thực chất và góp phần định hình nhận thức mới cho nhân loại. Bài viết góp phần cung cấp luận cứ khoa học đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 

Hồ Chí Minh thâu thái, kết tinh, lan tỏa những giá trị dân tộc và thời đại

PGS, TS BÙI ĐÌNH PHONG

(LLCT) - Bài viết tập trung làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị dân tộc như bất khuất, kiên cường, tự chủ, sáng tạo, thích ứng hoàn cảnh và mọi biến đổi để giành thắng lợi; là sự thâu thái những giá trị của nhân loại là: hòa bình, độc lập dân tộc, hợp tác, tiến bộ, nhân văn và phát triển. Người đã lan tỏa những giá trị đó trên toàn thế giới, cống hiến vào phong trào giải phóng dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội.
 

Quảng Bình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới trong xây dựng đội ngũ cán bộ “dám đổi mới”

THS NGUYỄN VĂN GIANG
Trường Chính trị Quảng Bình

(LLCT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm công tác xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng. Đặc biệt, Người là hiện thân mẫu mực, cao đẹp của người cán bộ luôn đổi mới sáng tạo, trọn đời cống hiến vì nước, vì dân, vì sự nghiệp cách mạng. Trong bối cảnh hiện nay, tư tưởng, tấm gương của Người về đổi mới vẫn nguyên giá trị, là cơ sở để vận dụng vào xây dựng đội ngũ cán bộ “dám đổi mới” trong thực thi công vụ vì lợi ích chung, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. Bài viết làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về đổi mới và vận dụng vào xây dựng đội ngũ cán bộ “dám đổi mới” ở Quảng Bình hiện nay.
 

Giải pháp phát huy vai trò của báo chí, xuất bản trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

TS HÀ VĂN HẬU
 
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

 (LLCT) - Báo chí, xuất bản góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Bài viết khái quát những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp để phát huy vai trò của báo chí, xuất bản trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
 

Vĩnh Long thực hiện các chính sách, biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm bảo đảm phát triển bền vững

TS TRƯƠNG THỊ HỒNG NGA
 
Trường Đại học Xây dựng miền Tây

 (LLCT) - Vĩnh Long là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý giữa sông Tiền và sông Hậu, do vậy là địa phương bị tác động mạnh do biến đổi khí hậu, điển hình là khô hạn, xâm nhập mặn, ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, tỉnh đã chú trọng thực hiện các chính sách, biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
 

Vận dụng bài học về khơi dậy khát vọng, ý chí quyết tâm của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trong công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

 

PGS, TS PHẠM ĐỨC KIÊN
THS CAO THỊ HIỆU
 
Học viện Chính trị khu vực III

(LLCT) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến công lớn nhất, chói lọi nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Từ thắng lợi Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu đã được đúc rút, trong đó bài học về sự chủ động, sáng tạo, quyết tâm, quyết chí giành thắng lợi nhằm hiện thực hóa khát vọng độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Bài học kinh nghiệm đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
 

Lễ hội truyền thống và sự biến đổi nhân sinh quan của người Việt hiện nay

ThS PHAN VĂN THÁM
Học viện Chính trị khu vực III

(LLCT) - Việt Nam là đất nước có nhiều lễ hội. Lễ hội truyền thống là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt, có tác động cả tích cực và tiêu cực đến nhân sinh quan, là sợi dây kết nối tình đoàn kết gắn bó của người Việt trên mọi vùng miền đất nước và với người Việt Nam ở nước ngoài. Bài viết làm rõ vai trò của lễ hội truyền thống đối với việc hình thành nhân sinh quan; đề xuất giải pháp nhằm phát huy yếu tố tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực từ lễ hội truyền thống đến nhân sinh quan người Việt.
 

Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh ở tỉnh U Đôm Xay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

SYTHONG KHONESAVANH
NCS Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh         

(LLCT) - Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Lào, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh ở tỉnh U Đôm Xay đã đạt được những kết quả quan trọng, đội ngũ cán bộ đã có bước trưởng thành và tiến bộ, là lực lượng nòng cốt cùng với nhân dân tạo nên những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bài viết làm rõ thành tựu và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh ở tỉnh U Đôm Xay. 

Hội thảo khoa học “Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung,  nhà lý luận xuất sắc của Đảng”

THÚY THẢO

(LLCT) - Chiều ngày 10-5-2024, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng (20-5-1924 - 20-5-2024) - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ “Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng”
 

Ngoại giao kinh tế

(LLCT) - “Ngoại giao kinh tế” là một khái niệm được sử dụng với tần suất tương đối cao trong lĩnh vực quan hệ quốc tế ngày nay. Thế nhưng, tính đến thời điểm hiện tại, định nghĩa về “ngoại giao kinh tế” trong lĩnh vực học thuật vẫn rất mơ hồ. Người ta không thể phân biệt từ căn bản “ngoại giao kinh tế” với ngoại giao mang ý nghĩa thông thường. Xuất phát từ hiện thực quan hệ quốc tế, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đẩy mạnh chính sách ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, việc hiểu rõ nội hàm của “ngoại giao kinh tế”, các đặc điểm cơ bản của nó, sẽ rất có ý nghĩa trong xác định nội hàm chính sách đối ngoại nói chung của đất nước.

Thông tin tuyên truyền