Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị số 7- 2015
Thứ tư, 22 Tháng 7 2015 10:42
3709 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị số 7- 2015

MỤC LỤC

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

3. Trần Văn Phòng - Lê Thị Hạnh: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh

8. Lê Văn Toan: Những đặc trưng của văn hóa Việt Nam

13.    Lâm Quốc Tuấn: Sự thống nhất giữa bản chất khoa học và cách mạng là đặc trưng của chủ nghĩa Mác

18.    Nguyễn Dương Nam: Điều kiện để đổi mới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu các cơ quan Đảng ở Trung ương đạt kết quả

Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ

22.    Đoàn Minh Huấn: Phòng ngừa, khắc phục những căn bệnh trong tư duy lãnh đạo, quản lý

28.    Nguyễn Thế Kiệt: Vai trò của giáo dục đạo đức trong xây dựng nhân cách sinh viên hiện nay

Thực tiễn - Kinh nghiệm

33.    Ngô Văn Vũ: Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước - Kết quả, thách thức và giải pháp

39.    Mai Việt Dũng: Vấn đề phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam hiện nay

43.    Ngô Văn Cương: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hiện nay

47.    Đỗ Trung Hiếu: Thực trạng công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam hiện nay

52.    Đinh Nguyên Mạnh: Thực hiện dịch vụ công trực tuyến ở Hà Nội và những vấn đề đặt ra

56.    Nguyễn Mạnh Thắng: Lối sống của công nhân ở khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay

60.    Nguyễn Văn Tuân: Một số kinh nghiệm từ thực hiện giảm nghèo bền vững ở tỉnh Hải Dương

Diễn đàn

65.    Bùi Tất Thắng: Môi trường đầu tư kinh doanh - Nhìn từ góc độ cải cách thủ tục hành chính

69.    Nguyễn Thanh Tuấn - Phạm Ngọc Hà: Kiện toàn, chuẩn hóa các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới

73.    Phạm Ngọc Anh: Ngoại giao văn hóa trong bối cảnh hội nhập

77.    Nguyễn Tuấn Anh: Vốn xã hội và việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ trẻ

82.    Trương Thị Kiên: Một số  giải pháp xây dựng và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay

86.    Phạm Hồng Phong: Một số nhận thức nhằm nâng cao đạo đức tư pháp

Thông tin Khoa học - Đào tạo

90.    Phạm Duy Đức: Nghiên cứu tổng kết những vấn đề lý luận cấp bách sau gần 30 năm đổi mới

96.    Lý Việt Quang: Hội thảo khoa học “Đồng chí Nguyễn Văn Linh với cách mạng Việt Nam và quê hương Hưng Yên”

Quốc tế

100.Trịnh Thị Xuyến: Những tác động của các thể chế quốc tế đến nhà nước quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa

104.Nguyễn Thị Lan: Tìm hiểu mô hình giáo dục đại học ở một số nước trên thế giới

109.NORKEO KOMMADAM: Một số kết quả đạt được trong thực hiện Luật khuyến khích đầu tư của  Lào

113.TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

Trần Văn Phòng - Lê Thị Hạnh: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội theo tư tưởngHồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiến bộ và công bằng xã hội thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc, biểu đạt những giá trị tương đồng của CNXH với truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc; điều này được Người coi là một đặc trưng bản chất của CNXH ở Việt Nam; được vận dụng để giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Bước phát triển mới về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội thể hiện ở nội dung: không chờ cho kinh tế phát triển mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; muốn thực hiện tốt công bằng xã hội thì phải bảo đảm công bằng về phân phối tư liệu sản xuất, công bằng về điều kiện và cơ hội.

Lê Văn Toan: Những đặc trưng của văn hóa Việt Nam

Văn hóa luôn mang hàm nghĩa tĩnh và động, có các đặc trưng cơ bản: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh. Văn hóa Việt Nam có những nét mang tính đặc trưng chung phổ biến và những đặc trưng riêng biệt đặc thù. Những đặc trưng cơ bản riêng biệt này được hình thành, đúc kết, bảo lưu, phát triển từ điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, chính trị - kinh tế - xã hội của Việt Nam. Năm đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam là: tính cộng đồng làng xã; tính trọng tâm; tính ưu hài hòa; tính kết hợp; tính linh hoạt; trong đó, phẩm chất, giá trị cốt lõi nhất là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, lòng nhân ái, thương người, tính cộng đồng làng xã, tính tinh tế.

Đoàn Minh Huấn: Phòng ngừa, khắc phục những căn bệnh trong tư duy lãnh đạo, quản lý

Năm nguyên tắc phương pháp luận duy vật biện chứng là khách quan, toàn diện - hệ thống, lịch sử - cụ thể, phát triển và thực tiễn. Tuy nhiên, 5 nguyên tắc này thường bị vi phạm. Những căn bệnh thường gặp trong trong tư duy lãnh đạo, quản lý là: chủ quan duy ý chí, thoát ly hiện thực, trông chờ ỷ lại, phiến diện, quan liêu đại khái, giáo điều,... Một số giải pháp để phòng ngừa, khắc phục là: nâng cao nhận thức lý luận thông qua đổi mới phương thức đào tạo cán bộ; cải tạo môi trường, điều kiện làm phát sinh, tồn tại các căn bệnh này; xây dựng cơ chế và chính sách phòng chống chủ nghĩa cá nhân; thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình; xây dựng hệ thống phản biện chính sách và kiểm soát quyền lực hiệu quả.

Ngô Văn Vũ: Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước - kết quả, thách thức và giải pháp

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã được triển khai thực hiện và đạt kết quả. Tuy vậy, đến nay chủ trương tái cơ cấu mới được thể hiện ở nghị quyết của Đảng, các văn bản dưới luật của Chính phủ, tính pháp lý chưa cao. Cần thực hiện một số giải pháp: hoàn thiện các cơ chế, chính sách;  đẩy nhanh sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp theo tiêu chí, danh mục đã phân loại; xây dựng và kiểm tra, giám sát việc tiết giảm chi phí; chủ động hơn vai trò nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ thông qua SCIC; tăng cường kiểm tra, giám sát các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp trong chỉ đạo và triển khai thực hiện tái cấu trúc.

Bùi Tất Thắng: Môi trường đầu tư kinh doanh - Nhìn từ góc độ cải cách thủ tục hành chính

Ngay từ đầu đổi mới, việc cải cách nền hành chính đã được đặt ra và thực hiện. Nhờ vậy môi trường kinh doanh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên cũng còn những hạn chế, như trong Dự thảo báo cáo kinh tế - xã hội trình Đại hội XII của Đảng đã nêu. Để khắc phục những hạn chế đó, cần: tập trung thực hiện tốt các mục tiêu định lượng nêu trong Nghị quyết 19 của Chính phủ (12-3-2015); khắc phục cơ chế sinh ra những thủ tục rườm rà; về dài hạn, chuyển trọng tâm nhiệm vụ sang việc nâng cao chất lượng chính sách. Giải pháp chính là nắm vững tinh thần cải cách: kinh tế thị trường đầy đủ và hội nhập; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, nhất là những người trực tiếp tham gia xây dựng chính sách.

Trương Thị Kiên: Một số giải pháp xây dựng và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay

Để nhìn nhận khách quan về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng thời kỳ mới, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra xã hội học về vấn đề năng lực xây dựng và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên các lĩnh vực tư tưởng lý luận, tổ chức cán bộ, phát triển kinh tế,...; Từ gợi ý một số giải pháp xây dựng và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ trả lời cho thấy, giải pháp có số người lựa chọn cao nhất là đảng viên rèn luyện bản lĩnh chính trị (38,3%), tiếp đó là đảng viên phải có ý chí phấn đấu vươn lên, tiên phong gương mẫu, rèn luyện đạo đức (20,6%), lãnh đạo phải làm tấm gương sáng (18,3%); đẩy lùi tham nhũng (15,2); có 7,2% đồng ý với giải pháp tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chính trị, học tập,...

Thông tin tuyên truyền