Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị số 9 - 2015
Thứ sáu, 25 Tháng 9 2015 11:24
3527 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị số 9 - 2015

MỤC LỤC

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

3.   Lê Quốc Lý: Đổi mới tư duy về kinh tế - nhìn lại 70 năm 

8.   Hoàng Chí Bảo: Công nghiệp văn hóa đối với phát triển bền vững đất nước

14. Nguyễn Đăng Thành: Đổi mới bộ máy của Đảng và bộ máy của Nhà nước trong điều kiện mới

21. Nguyễn Trọng Phúc: Hồ Chí Minh từ thực tiễn đến tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

27. Đặng Thanh Phương: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quần chúng và vận động quần chúng

33. Trần Du Lịch: Cải cách nền hành chính và tài chính công để nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư

39. Phạm Đức Kiên: Quan điểm của Đảng về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội thời kỳ đổi mới

45. Nguyễn Đức Diện: Văn hóa truyền thống - động lực tinh thần của đổi mới và hội nhập quốc tế

Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ

50. Bùi Kim Đỉnh: Giáo dục hệ giá trị trong bối cảnh hội nhập

54. Tạ Thành Chung: Cần, Kiệm, Liêm, Chính - Chuẩn mực đầu tiên của người công an nhân dân

57. Phạm Văn Giang: Thực trạng liên kết đào tạo nhân lực ở các tỉnh duyên hải miền Trung

Thực tiễn - Kinh nghiệm

62. Cao Văn Thống - Đỗ Xuân Tuất: Nâng cao chất lượng giám sát, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

67. Nguyễn Thị Chinh - Phạm Tuấn Hòa: Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

71. Phạm Ngọc Đại: Một số vấn đề đặt ra đối vớicông tác nghiên cứu, đề xuất chính sách dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay

76. Lê Văn Đính: Để phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ

81. Đặng Thị Loan: Nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý bảo đảm quyền con người ở Việt Nam

Nhân vật - Sự kiện

86. Lê Duy Thắng - Trần Tuấn Sơn: Bước ngoặt lịch sử trong quan hệ Mỹ - Cuba 

Diễn đàn

91. Đỗ Lan Hiền: Ảnh hưởng của tôn giáo đến tư duy của người Việt về mối quan hệ con người và tự nhiên

95. Nguyễn Thị Báo: Bảo đảm quyền của phụ nữ nông thôn trong chiến lược xây dựng nông thôn mới

100.Trịnh Quang Bắc: Nhận diện thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước

104.Vũ Duy Tú: Về phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp theo Hiến pháp 2013

Quốc tế

108.Lê THỊ Thu Mai: Hai cách nhìn về dân chủ hóa ở phương Tây hiện đại

114.Thái Văn Long - Lương Công Lý: Tác động từ chính sách “ngoại giao năng lượng“ của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á

118.Ngô Phương Anh: Chiến lược quảng bá sức mạnh mềm của Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam

122.TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

TÓM TẤT MỘT SỐ BÀI

Lê Quốc Lý: Đổi mới tư duy về kinh tế - nhìn lại 70 năm 

Các chính thể cầm quyền quốc gia đều phải quan tâm giải quyết vấn đề thể chế kinh tế như là một tất yếu căn cốt nhất bảo đảm cho sự phát triển ổn định của chế độ chính trị và sự giàu mạnh của đất nước. Sự lựa chọn thể chế kinh tế của Việt Nam trong 70 năm qua là một quá trình lịch sử đầy khắc nghiệt và gian khổ. Đổi mới tư duy về kinh tế và lựa chọn nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã đưa nền kinh tế Việt Nam chuyển dịch mạnh mẽ, tăng trưởng cao, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Quá trình này vẫn đang tiếp diễn, đòi hỏi phải tiếp tục tìm tòi, đổi mới tư duy hơn nữa để thực sự có một thể chế kinh tế hiệu lực, hiệu quả và có khả năng đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, vững chắc. 

Hoàng Chí Bảo: Công nghiệp văn hóa đối với phát triển bền vững đất nước

Công nghiệp văn hóa là một ngành sản xuất công nghiệp đặc thù, vì ở đó sản phẩm được tạo ra là văn hóa và tạo ra những sản phẩm văn hóa bằng phương thức công nghiệp; vừa thuộc phạm trù kinh tế vừa thuộc phạm trù văn hóa; vừa thể hiện chức năng kinh tế vừa phải bảo đảm chức năng văn hóa. Để phát triển công nghiệp văn hóa cần: đẩy mạnh giáo dục nhận thức về công nghiệp văn hóa; tạo ra môi trường kinh tế - xã hội có văn hóa; tạo lập thị trường văn hóa; đổi mới và hoàn thiện thể chế văn hóa, thể chế phát triển công nghiệp văn hóa; đào tạo bồi dưỡng nhân lực văn hóa và nguồn nhân lực, chú trọng học tập kinh nghiệm các nước và tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển công nghiệp văn hóa.

Nguyễn Đăng Thành: Đổi mới bộ máy của Đảng và bộ máy của Nhà nước trong điều kiện mới

Từ những vấn đề của hiện tại và kinh nghiệm của gần 30 năm đổi mới tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, bài viết đề xuất những quan điểm, yêu cầu của quá trình đổi mới bộ máy đảng, nhà nước hiện nay: là sứ mệnh chính trị, là nhiệm vụ căn cốt xuất phát từ chính vai trò lãnh đạo của Đảng; có mục tiêu tối cao là vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh mới; để Đảng luôn vững mạnh và xứng đáng vị thế duy nhất cầm quyền là tiền đề, cơ sở, nguyên tắc và mục tiêu; cần rất thận trọng, tỷ mỷ, đồng bộ, nhất quán và quyết tâm chính trị cao; đề cao quan điểm vì sự nghiệp chung.

Lê Thị Thu Mai: Hai cách nhìn về dân chủ hóa ở phương Tây hiện đại

Có nhiều cách nhìn khác nhau về dân chủ hóa, trong đó nổi lên hai quan điểm: (1) tư tưởng về thể chế cạnh tranh của giới tinh hoa, nhấn mạnh vào tầng lớp thiểu số tinh hoa và (2) tư tưởng về đa trị, nhấn mạnh vào sự phân tán quyền lực ở đại chúng. Một số điểm tương đồng về cách nhìn dân chủ hóa có tính phổ quát được biểu hiện trong thực tế là: Hệ thống bầu cử và tham gia chính trị rộng khắp ngày càng có tính nhất quán và bình đẳng; sự kiểm soát và cân bằng quyền lực bằng thể chế; Chính phủ bị hạn chế và chủ nghĩa lập hiến; bình đẳng về quyền và cơ hội (đặc biệt là về thu nhập và giáo dục); Văn hóa bao dung, trước hết là bao dung sắc tộc và tín ngưỡng. 

 

Thông tin tuyên truyền