Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị số 10 - 2015
Thứ tư, 21 Tháng 10 2015 17:35
3595 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị số 10 - 2015

MỤC LỤC

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

3.   Tạ Ngọc Tấn: Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ vì hòa bình, thịnh vượng

6.   Song Thành: Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - nền tảng tinh thần, động lực phát triển

14. Nguyễn Văn Huyên: Bản lĩnh chính trị của cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị trước yêu cầu mới

19. Nguyễn Minh Tuấn: Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo quan điểm của V.I.Lênin

24. Nguyễn Hữu Đổng: Vấn đề xác định mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và cách thức thực hiện ở nước ta

28. Nguyễn Minh Hoàn: Chủ nghĩa Mác và triết học Mác qua sự đánh giá của các học giả phương Tây

Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ

33. Lê Quốc Lý: Học viện thực hiện Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, vì sức khỏe cộng đồng

35. Đinh Quốc Thị: Trường Chính trị Trần Phú thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh

38. Nguyễn Trọng Tứ: Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị

43. Nguyễn Đình Tường: Một số trao đổi về giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

Thực tiễn - Kinh nghiệm

50. Trần Sỹ Phán: Nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ công chức hiện nay

55. Đoàn Triệu Long: Một số giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở miền Trung

60. Nguyễn Thị Vân Hạnh: Sự tham gia của phụ nữ vào hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay

65. Phạm Đi: Nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

70. Trần Văn Thạch: Chất lượng lao động ngư nghiệp ở các tỉnh duyên hải miền Trung và những vấn đề đặt ra

77. Sền Thị Hiền: Hà Nội gắn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa và bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội

83. Trần Thị Hạnh: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Diễn đàn

88. Trần Văn Phòng: Có phải kinh tế thị trường thì không thể hòa hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa?

93. Nguyễn Quốc Phẩm: Thực chất của luận điệu “Chủ nghĩa Mác - Lênin đối lập với nội dung đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh”

99. Đỗ Thị Ngọc Phương: Vai trò của các tổ chức xã hội và một vài khuyến nghị

105.  Lừ Văn Tuyên: Quyền của các dân tộc thiểu số trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

111.  Nguyễn Thị Mai Phương: Phát triển nhân lực tại tập đoàn kinh tế: Khái niệm, nội dung và chỉ tiêu đánh giá

Quốc tế

115.  Preeti Saran: Hợp tác phát triển Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ: Thực trạng và triển vọng

119.  Phạm Thị Túy: Chiến tranh tiền tệ - căn nguyên và tác động

124.  Đinh Ngọc Giang - Lê Thị Minh Hà: Hợp tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý giữa Việt Nam và Lào

128.TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

Tạ Ngọc Tấn: Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam, ASEAN- Ấn Độ vì hòa bình, thịnh vượng

ASEAN có tầm quan trọng đối với Ấn Độ trên nhiều mặt. Ấn Độ coi trọng nhân tố ASEAN trong chính sách đối ngoại của mình. Quan hệ chính trị tốt đẹp đã mở đường cho ASEAN - Ấn Độ hợp tác phát triển thành một trong những đối tác phát triển nhanh nhất, năng động nhất và toàn diện nhất. Nhưng những gì đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có và kỳ vọng của mỗi bên. Trong khu vực, Việt Nam có quan hệ hữu nghị truyền thống với Ấn Độ và sẽ là nhân tố thúc đẩy tích cực cho mối quan hệ hợp tác ASEAN - Ấn Độ.

Song Thành: Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - nền tảng tinh thần, động lực phát triển

Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, với các đặc trưng: tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất vì độc lập tự do của Tổ quốc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ; niềm tự hào về dân tộc; yêu nước gắn liền với yêu dân, đoàn kết, nhân ái, khoan dung và hòa hiếu với các dân tộc lân bang. Hồ Chí Minh là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại. Trong bối cảnh mới của thời đại, chủ nghĩa yêu nước là nền tảng tinh thần, động lực phát triển của Việt Nam.

Nguyễn Minh Tuấn: Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo quan điểm của V.I.Lênin

Nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác xây dựng Đảng gồm các nội dung cơ bản: thiểu số phục tùng đa số; cơ quan tối cao của đảng là đại hội; bầu cử cơ quan trung ương của đảng phải trực tiếp và tại đại hội; phải tuyệt đối phục tùng đại hội của đảng và phục tùng tổ chức tương đương ở trung ương hay địa phương. Trung thành với quan điểm của Lênin, Đảng ta đã nhất quán trong nhận thức rằng tập trung dân chủ là một nguyên tắc thống nhất, không tách rời, càng không thể đối lập giữa tập trung và dân chủ. Nguyên tắc này được cụ thể hóa tại điều 9 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Thị Vân Hạnh: Sự tham gia của phụ nữ vào hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay

Sự tham gia của phụ nữ trong bộ máy lãnh đạo, quản lý được coi là thước đo cơ bản về vai trò của phụ nữ trong nền chính trị hiện đại. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội nói chung, trong hệ thống chính trị nói riêng. Từ sự nghiên cứu, phân tích thực trạng và nguyên nhân tỷ lệ nữ trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý các cấp, bài viết đề xuất phương phướng giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia chính trị của phụ nữ là hướng tới việc giúp phụ nữ khắc phục, vượt qua các rào cản từ định kiến xã hội, trở ngại từ gánh nặng gia đình và khắc phục tâm lý tự ti của bản thân phụ nữ.

Trần Văn Phòng: Có phải kinh tế thị trường thì không thể hòa hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa?

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những thành tựu lý luận của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới. Kinh tế thị trường được sử dụng như là công cụ, phương tiện để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Tính hướng đích trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa rất rõ ràng, đó là thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước để phát huy tối đa mặt mạnh và hạn chế, khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường.   

Nguyễn Quốc Phẩm: Thực chất của luận điệu “Chủ nghĩa Mác - Lênin đối lập với nội dung đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh”

Đối lập chủ nghĩa Mác - Lênin với nội dung đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh là mánh khóe hòng lôi kéo, thuyết phục những người ngây thơ về chính trị hoặc cơ hội, bất mãn với chế độ, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực chất đây là luận điệu sai trái, mang tính chụp mũ, bằng định kiến, ngụy biện, bất chấp cả lý luận và thực tiễn, hòng phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học đồng thời tuyệt đối hóa tư tưởng Hồ Chí Minh để phủ định gián tiếp tư tưởng Hồ Chí Minh. Ý đồ sâu xa của luận điệu này là phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, gây hoang mang, dao động, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về định hướng xã hội chủ nghĩa, làm suy yếu niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ; tuyên truyền tư tưởng phi mácxít.

Preeti Saran: Hợp tác phát triển Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ: Thực trạng và triển vọng

ASEAN và Ấn Độ là đối tác tự nhiên. Quan hệ chính trị và kinh tế Ấn Độ với các nước ASEAN ngày càng đi vào chiều sâu, hoạt động giao lưu nhân dân cũng diễn ra rất năng động, tác động tới việc định hình chính sách quốc gia của mỗi thành viên trong khi vẫn đáp ứng được nhu cầu chung về tăng trưởng kinh tế, duy trì môi trường khu vực hòa bình và ổn định. Từ chính sách hướng Đông, Ấn Độ chuyển sang thực hiện chính sách hành động hướng Đông, hợp tác Ấn Độ - ASEAN càng được đẩy mạnh toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, an ninh, quốc phòng. Ấn Độ đã đánh giá cao quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Ấn Độ và vai trò của Việt Nam trong thực thi chính sách hành động hướng Đông của Ấn Độ.

 

 

 

Thông tin tuyên truyền