Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị số 12 - 2015
Thứ sáu, 18 Tháng 12 2015 09:00
3436 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị số 12 - 2015

MỤC LỤC

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

3.      Vũ Ngọc Hoàng: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo dân tộc bằng văn hóa

6.      Bùi Đình Phong - Lê Thị Thanh Hoa: Phát triển tư duy lý luận về văn hóa qua 30 năm đổi mới

10.    Hà Quang Trường: Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay

16.    Nguyễn Hồng Sơn: Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong một số lý thuyết về kinh tế

22.    Nguyễn Thúy Thơm: Phật giáo và tín ngưỡng dân gian thời Trần    

Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ

27.    Lê Minh Quân: Bồi dưỡng theo chức danh, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới

33.    Nguyễn Thị Thu Hương: Sự điều chỉnh của pháp luật về viên chức trong trường đại học

38.    Đặng Kim Oanh - Nguyễn Thị Tuyết: Nữ trí thức Việt Nam làm công tác nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị hiện nay

Thực tiễn - Kinh nghiệm

43.    Nguyễn Văn Hậu: Về kinh tế xanh ở Việt Nam

47.    Lê Thị Thanh Hà: Vấn đề môi trường biển, đảo ở nước ta hiện nay

52.    Nguyễn Mạnh Trường: Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế

59.    Hoàng Đình Trung: Kiểm tra, giám sát của nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị ở cấp xã

63.    Nguyễn Thanh Bình: Phát triển dịch vụ chất lượng cao - động lực cho phát triển kinh tế của Thủ đô Hà Nội

68.    Trần Thị Hải Lý: Nâng chất lượng các chương trình tự sản xuất của các đài phát thanh - truyền hình địa phương

72.    Lê Minh Hằng: Kết quả bước đầu về tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá của Học viện năm 2015

Nhân vật - Sự kiện

74.    Đỗ Thị Thảo - Nguyễn Thị Gấm: Một số thách thức trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN

Diễn đàn

80.    Lê Quốc Lý: Bàn về mối quan hệ giữa kinh tế với văn hóa

85.    Phan Xuân Sơn - Nguyễn Văn Dững: Mấy vấn đề về báo chí phản biện xã hội

91.    Nguyễn Huy Phòng: Những điểm mới về phát triển văn hóa trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XII

95.    Đỗ Kim Tuyến - Phan Thanh Hương: Về quy định “nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” trong Hiến pháp 2013

Thông tin khoa học và đào tạo

100.Lê Bảo Ngọc: Tọa đàm “Kinh nghiệm hội nhập khu vực của Việt Nam và Tây Ban Nha: Tiếp cận so sánh”

105.Nguyễn Thị Lan: Hội thảo khoa học “Thành tựu nhân quyền Việt Nam 70 năm qua”

109.Nguyễn Trịnh: Báo chí truyền thông với tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Quốc tế

111.Nguyễn Văn Khánh: Vài nét về lực lượng cánh tả ở các quốc gia Mỹ Latinh hiện nay

120.Bùi Việt Hương: Các xu hướng khủng hoảng trong chủ nghĩa tư bản và lý thuyết hành động giao tiếp của J.Habermas

126.Đỗ Thị Ánh: Hoạt động đầu tư của một số nước vào Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

132.Tổng mục lục Tạp chí Lý luận chính trị năm 2015

146.TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

 

                                          TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

Vũ Ngọc Hoàng: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo dân tộc bằng văn hóa

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xã hội trước khi giành được chính quyền. Đảng lãnh đạo bằng ngọn cờ dân tộc, dân chủ, với mục tiêu chính trị trùng hợp với mục tiêu văn hóa của dân tộc và đi tiên phong trong mục tiêu văn hóa ấy. Thực tế cho thấy, muốn củng cố và tăng cường thực chất vai trò lãnh đạo của Đảng chỉ có con đường chủ yếu và duy nhất là bằng các giá trị văn hóa, gồm chủ trương hợp lòng dân, phương thức lãnh đạo và sự gương mẫu về nhân cách. Dự thảo Văn kiện Đại hội XII nêu xây dựng Đảng về đạo đức. Song, nói xây dựng Đảng về văn hóa sẽ đầy đủ hơn và toàn diện hơn; bởi nó sẽ bao hàm cả đạo đức và phương thức lãnh đạo; thể hiện quan điểm, trình độ khoa học, nghệ thuật và tầm cao chứ không phải chỉ là giải pháp hành chính.

Lê Minh Quân: Bồi dưỡng theo chức danh, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới

Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay còn có những bất cập trước sự vận động và phát triển của thực tiễn, như đào tạo bồi dưỡng chung cho nhiều đối tượng,... Hơn nữa sự thay đổi công việc, vị trí chức vụ, nên người cán bộ có sự thiếu hụt kiến thức và kỹ năng. Do vậy, bồi dưỡng theo chức danh cho đội ngũ cán bộ là góp phần bù đắp những thiếu hụt, bổ sung những tri thức mới, sát hợp, giúp cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Hoạt động bồi dưỡng theo chức danh có đặc thù về nội dung, kết cấu chương trình. Để bảo đảm hiệu quả, cần xác định đúng đối tượng, chủ thể bồi dưỡng; cần lựa chọn phương pháp áp dụng phù hợp, tăng cường cơ sở vật chất- kỹ thuật đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.

Đặng Kim Oanh - Nguyễn Thị Tuyết: Trí thức nữ trong nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị

Sự tham gia nghiên cứu lý luận chính trị không chỉ khẳng định địa vị của nữ giới trong lĩnh vực chính trị, quản lý lãnh đạo mà còn bảo đảm cho nữ giới bảo vệ quyền của giới mình trong cung cấp luận cứ cho hoạch định đường lối, chính sách. Nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị là lĩnh vực khó khăn, không hấp dẫn nên ít nữ trí thức tham gia. Hoạt động chuyên môn của nữ trí thức trong công tác này có những thuận lợi cùng những khó khăn với những yếu tố tác động từ chủ trương, chính sách, từ yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ; gánh nặng của nữ trí thức do thực hiện đồng thời chức năng gia đình và xã hội; đặc điểm giới và những rào cản xã hội. Thực tế đặt ra yêu cầu có chính sách tạo điều kiện và môi trường thuận lợi hơn cho nữ trí thức nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị.

Phan Xuân Sơn - Nguyễn Văn Dững: Mấy vấn đề về báo chí phản biện xã hội

Phản biện xã hội là thái độ và hành vi bày tỏ ý kiến, đánh giá, phê phán, tranh luận của xã hội, đối với quá trình ban hành và thực thi chính sách. Báo chí truyền thông đương đại không chỉ được nhìn nhận như một công cụ chính trị, phương tiện thông tin, giao tiếp xã hội đặc thù mà còn như một thiết chế xã hội, phương thức kết nối xã hội và can thiệp xã hội. Thực tiễn Việt Nam đặt ra mấy vấn đề về nâng cao năng lực và hiệu quả báo chí phản biện xã hội là: cần nhận thức rõ báo chí truyền thông là diễn đàn công khai, minh bạch và dân chủ rộng rãi; xây dựng hành lang pháp lý để mở rộng dân chủ hóa đời sống xã hội, trong đó chú trọng quyền được thông tin; xây dựng nền báo chí cách mạng và chuyên nghiệp; mỗi cơ quan báo chí phải như một trung tâm kết nối các nguồn lực xã hội trong quá trình thực hiện vai trò giám sát thực hiện và phản biện chính sách.

Lê Quốc Lý: Bàn về mối quan hệ giữa kinh tế với văn hóa

Lý giải đúng mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa sẽ giúp chúng ta có được những chính sách, giải pháp phát triển hài hòa hai lĩnh vực này. Đảng chỉ rõ: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Trên thực tế, mỗi cộng đồng, dân tộc đều có bản sắc văn hóa. Sự khác nhau về văn hóa, lối sống cũng dẫn đến những khác biệt trong đời sống kinh tế - xã hội. Mặt khác, kinh tế có vai trò quyết định góp phần thúc đẩy văn hóa phát triển.Từ thực tế đó, cần xây dựng khát vọng làm giàu, văn hóa sống tích cực. 

 

Thông tin tuyên truyền