Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị số 3- 2016
Thứ năm, 24 Tháng 3 2016 10:51
3685 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị số 3- 2016

MỤC LỤC 

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

3.  Phan Xuân Sơn - Chu Thị Thanh Huyền: Vấn đề văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế

9. Trần Văn Phòng:Điều kiện và quan điểm giải quyết các mối quan hệ lớn trong quá trình đổi mới ở Việt Nam

15. Ngô Đức Mạnh:Thành tựu lập pháp trong bảo đảm quyền con người của Quốc hội Việt Nam

22. Đặng Dũng Chí: Nhà nước Việt Nam vì quyền con người và quyền dân tộc tự quyết

30. Bùi Thị Ngọc Lan: Đại đoàn kết các dân tộc - một bảo đảm cho việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam

36. Nguyễn Minh Phong - Nguyễn Trần Minh Trí: Phát triển kinh tế theo tinh thần Đại hội XII của Đảng

41. Phạm Minh Anh: Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của lực lượng lao động (qua khảo sát ở tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008-2013)

Thực tiễn - Kinh nghiệm

47. Đỗ Thanh Phương: Xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên theo tinh thần Đại hội XII của Đảng

53. Lê Thị Chiên: Yếu tố người lao động trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam sau 30 năm đổi mới

60. Nguyễn Hồng Sơn:Xây dựng con người ở miền Trung theo quan điểm của Đảng

66. Nguyễn Thị Miền: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển cây công nghiệp chủ lực ở Tây Nguyên

70. Lê Thi Minh Hà: Tỉnh ủy Hà Nam tăng cường lãnh đạo hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh

75. Phạm Thanh Hằng: Thiết chế văn hóa ở cơ sở với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc

81. Phạm Văn Quang: Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh ở vùng hải đảo Tây Nam

Nhân vật - Sự kiện

87. Trần Minh Trưởng - Hoàng Diệu Thúy: Những cống hiến của đồng chí Phạm Văn Đồng trên mặt trận ngoại giao

91. Phạm Hồng Chương: Võ Chí Công với cách mạng Việt Nam

Diễn đàn

95. Nguyễn Thế Tư: Văn hóa cầm quyền: Nội hàm và giải pháp nâng cao

99. Trịnh Xuân Thắng: Xác định vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính Nhà nước

Quốc tế

103. Đặng Thế Hải: Đô thị hóa và vấn đề dân chủ ở Trung Quốc

107. Đao Sạ Vẳn Khưa My Xay: Thị trường quyền sử dụng đất ở Lào - Thực trạng và giải pháp 

Từ điển mở

112.Vũ Hoàng Công: Trách nhiệm công vụ

114.TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI 

 

TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI 

Phan Xuân Sơn - Chu Thị Thanh Huyền: Vấn đề văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong phát triển đất nước. Đại hội đề ra các phương hướng, nhiệm vụ phát triển văn hóa, chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa. Để làm chủ quá trình hội nhập quốc tế cần hiểu được các giá trị, chuẩn mực chung, hiểu được sự tác động qua lại giữa các yếu tố của văn hóa chung, quốc gia dân tộc và hệ quả của sự tác động trong phát triển đất nước.

 

Trần Văn Phòng: Điều kiện và quan điểm giải quyết các mối quan hệ lớn trong quá trình đổi mới ở Việt Nam

Đại hội XII của Đảng đã diễn đạt sâu sắc, cụ thể hơn các mối quan hệ lớn (giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị,...) và đề xuất thêm mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Để xử lý tốt các mối quan hệ lớn cần có những điều kiện: giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng , nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước; giữ vững sự ổn định về chính trị - xã hội; tính tích cực của quần chúng, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy. Đồng thời, cần quán triệt các quan điểm: khách quan, toàn diện, lịch sử, phát triển, thực tiễn trong nhận thức và giải quyết các mối quan hệ lớn.

 

Ngô Đức Mạnh: Thành tựu lập pháp trong bảo đảm quyền con người của Quốc hội Việt Nam 

Trải qua 70 năm, Quốc hội Việt Nam là hiện thân của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện ý chí và nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân. Thông qua hoạt động lập pháp của mình, đường lối, chính sách nhất quán về bảo vệ quyền con người được thể chế hóa ngày càng hoàn thiện, đầy đủ. Quốc hội thể hiện vai trò của mình trong việc xác lập cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền con người. Nội dung quyền con người không ngừng được quy định đầy đủ. Cơ chế bảo vệ quyền con người không ngừng được hoàn thiện, tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

 

Nguyễn Minh Phong - Nguyễn Trần Minh Trí: Phát triển kinh tế theo tinh thần Đại hội XII của Đảng

Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh chủ trương tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế đang và sẽ ghi nhận động lực tăng trưởng kinh tế từ vốn đầu tư, sự cải thiện môi trường kinh doanh, tự do hóa đầu tư, tham gia chuỗi liên kết và cung ứng sâu và vững chắc hơn, tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ thế giới, phát triển kinh tế biển,... Tuy vậy, những triển vọng phát triển kinh tế - xã hội những những năm tới tùy thuộc vào kết quả thực hiện các đột phát chiến lược và các giải pháp cơ bản.

 

Thông tin tuyên truyền