Tạp chí Lý luận chính trị số 4- 2016
MỤC LỤC SỐ 4-2016
Nghiên cứu - Phát triển lý luận
3. Tạ Ngọc Tấn: Mô hình phát triển của Việt Nam - thời cơ và những thách thức đặt ra trong bối cảnh thế giới hiện nay
13. Bùi Thị Kim Hậu: Vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa
19. Nguyễn Hữu Cát - Nguyễn Chí Thảo: Đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại theo tinh thần Đại hội XII của Đảng
Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ
24. Nguyễn Văn Dững: Một số kỹ năng triển khai luận văn, luận án (qua thực tiễn chuyên ngành báo chí)
30. Trần Đăng Sinh: Giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cho thanh niên hiện nay
35. Lê Trọng Hanh: Xây dựng, củng cố bản lĩnh chính trị trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sỹ công an nhân dân
40. Doãn Thị Chín: Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên
Thực tiễn - Kinh nghiệm
45. Hà Quang Ngọc - Trần Thị Hạnh: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở nước ta hiện nay
50. Phạm Minh Tuấn: Nhận thức của nhân dân về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
57. Nguyễn Thanh Bình: Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân
63. Phạm Văn Quyết - Trần Văn Kham: Mạng lưới xã hội và hòa nhập xã hội của lao động nhập cư nghèo tại các đô thị Việt Nam
69. Trần Hoàng Hiểu: Hoàn thiện và nhân rộng mô hình cánh đồng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long
Nhân vật - Sự kiện
74. Nguyễn Trọng Phúc: Hồ Chí Minh với sự ra đời Mặt trận Việt Minh và những chính sách vì dân tộc và nhân dân
Diễn đàn
80. Nguyễn Thị Lan Phương: Tính dân tộc và hiện đại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
86. Nguyễn Thái Bình: Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam: đặc điểm, vai trò và xu hướng phát triển
92. Nguyễn Trọng Bình: Phát huy vai trò của tổ chức nghiên cứu, tư vấn chính sách trong lĩnh vực chính sách công
Quốc tế
98. Trần Thọ Quang: Những nhân tố chủ yếu tác động đến môi trường an ninh và sự lựa chọn chiến lược quốc tế của Trung Quốc những năm tới
106. Luận Thùy Dương: Tôn giáo, chính trị và xung đột quốc tế
111.Thân Minh Quế: Kinh nghiệm trọng dụng nhân tài của Xinhgapo
116.TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI
TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI
Tạ Ngọc Tấn: Mô hình phát triển của Việt Nam - thời cơ và những thách thức đặt ra trong bối cảnh thế giới hiện nay
Mô hình phát triển của Việt Nam với giá trị cốt lõi là tự do, dân chủ, nhân văn và yêu chuộng hòa bình với 4 trụ cột là tự do trong phát triển kinh tế; nhà nước pháp quyền tiến bộ hướng tới thực hiện chức năng kiến tạo phát triển; phát huy giá trị văn hóa tiên tiến, thực hiện công bằng xã hội đi đôi với bảo đảm quyền con người và không ngừng dân chủ hóa; hội nhập quốc tế trên cơ sở các nguyên tắc độc lập, tự chủ, tôn trọng lẫn nhau, vì hòa bình và tiến bộ xã hội. Thực tế 30 năm đổi mới, mô hình đó đã được kiểm chứng là đúng đắn với điều kiện Việt Nam. Trước cục diện và bối cảnh thế giới hiện nay, mô hình phát triển của Việt Nam đang có cơ hội lớn, đồng thời đứng trước những thách thức rất lớn.
Phạm Minh Tuấn: Nhận thức của nhân dân về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tìm hiểu nhận thức và đánh giá của nhân dân về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua 600 phiếu điều tra nhận thức về Hiến pháp và pháp luật, các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, dân chủ và quyền con người... đã phản ánh những thành tựu và phát hiện những tồn tại hiện nay. Kết quả cho thấy: phần lớn người dân nhận thức đúng đắn về vị trí của Hiến pháp, vai trò của pháp luật; hoạt động giám sát của Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể,... Tuy nhiên, tỷ lệ khá lớn cho rằng pháp luật còn chưa phù hợp, thậm chí xa rời thực tiễn; tính cạnh tranh trong bầu cử ở mức trung bình và thấp; tính minh bạch của cơ quan nhà nước thấp; còn nhiều người không tham gia góp ý sửa đổi Hiến Pháp, chưa quan tâm kết quả bầu cử.
Phạm Văn Quyết - Trần Văn Kham: Mạng lưới xã hội và hòa nhập xã hội của lao động nhập cư nghèo tại các đô thị Việt Nam
Cùng với đô thị hóa là sự gia tăng dòng di cư từ nông thôn ra đô thị, kéo theo hàng loạt vấn đề xã hội nảy sinh; nổi bật là vấn đề hòa nhập của người di cư. Khảo sát về ảnh hưởng của mạng lưới xã hội (quan hệ gia đình, bạn bè, tổ chức, hiệp hội,..) đến hòa nhập xã hội: tìm kiếm việc làm, giao tiếp hằng ngày, nhờ cậy giúp đỡ khi khó khăn, trong thời gian rỗi,... cho thấy, người lao động nhập cư nghèo ở đô thị thường chỉ bó hẹp trong quan hệ với người thân, anh em, họ hàng, người cùng hoàn cảnh, ít chú ý sử dụng mạng lưới xã hội hiện đại (tổ chức, đoàn thể,..). Từ đó, kiến nghị: tạo dựng mạng lưới dịch vụ xã hội trợ giúp, thiết lập các mô hình dịch vụ công tác xã hội, trợ giúp cá nhân - nhóm, trợ giúp đồng đẳng,... thúc đẩy hòa nhập xã hội của nhóm đối tượng này.
Nguyễn Trọng Phúc: Hồ Chí Minh với sự ra đời Mặt trận Việt Minh và những chính sách vì dân tộc và nhân dân
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, hạnh phúc. Theo sáng kiến và đề nghị của Người, Trung ương Đảng quyết định thành lập Việt Minh, và đề ra “cách lãnh đạo” Việt Minh. Việt Minh đã được xây dựng có hệ thống; công bố chương trình, với những chủ trương, chính sách cụ thể, cơ bản vì độc lập dân tộc; hoạt động vì nhiệm vụ cấp bách của cách mạng là phát huy tinh thần dân tộc, yêu nước để giành độc lập. Việt Minh đã đóng góp quan trọng vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống
- Những điểm mới trong vấn đề kiểm soát quyền lực ở Việt Nam hiện nay
- Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Ý nghĩa bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” trong khơi dậy và thực hiện “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
Đại hội Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020-2025
Giới thiệu Tạp chí in
Tin Ảnh
- Hội thảo khoa học “Vai trò, trách nhiệm của hội viên Liên Chi hội Nhà báo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá năm 2022”
- Toàn cảnh Hội Báo toàn quốc năm 2022 với chủ đề: Báo chí Việt Nam đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn
Tóm tắt bài Tạp chí in số mới nhất
- Xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Trung Quốc
- Cạnh tranh cường quốc trong chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden
- 75 năm Tuyên ngôn thế giới về quyền con người
- Lý thuyết “Chiều văn hóa” Geert Hofstede và gợi mở cho phát triển văn hóa Việt Nam
- Một số lý luận về mô hình trong nghiên cứu mô hình quản lý phát triển xã hội