Tạp chí Lý luận chính trị số 7-2016
MỤC LỤC
Nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng
3. Phan Văn Giang: Tư duy mới của Đảng về tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới
8. Lê Quốc Lý: Đổi mới và phát triển theo quan điểm Đại hội XII của Đảng
13. Hà Đức Long: Vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XII
Nghiên cứu - Phát triển lý luận
19. Nguyễn Nhâm: Nâng cao năng lực dự báo chiến lược theo tinh thần Đại hội XII của Đảng
23. Trương Minh Dục: Quan hệ tộc người ở Việt Nam và một số giải pháp xây dựng quan hệ tộc người tốt đẹp
30. Nguyễn Tấn Hùng: Chế độ sở hữu và vấn đề giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
35. Nguyễn Minh Hoàn: Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về tiến bộ xã hội và ý nghĩa trong nhận thức mục tiêu phát triển ở Việt Nam
40. Lê Thị Chiên: Vai trò của khoa học, công nghệ trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay
45. Đinh Nguyễn An: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác quốc tế trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ
50. Trương Hồ Hải: Đưa quan điểm mới về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân vào giảng dạy môn nhà nước và pháp luật
55. Đỗ Tiến Long: Từ lý luận về quản lý, lãnh đạo đến phát triển nhân tài lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay
61. Nguyễn Thị Lan: Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam - Từ quan điểm đến giải pháp
Thực tiễn - Kinh nghiệm
65. Nguyễn Mạnh Hùng: Phát triển các hình thức liên kết, khắc phục những hạn chế của kinh tế hộ nông dân trong bối cảnh hội nhập
69. Phạm Ngọc Hòa: Mối tương quan giữa các chỉ số PAPI và PCI (từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh)
73. Nguyễn Văn Viên: Áp dụng mô hình quản lý nguồn nhân lực công theo vị trí việc làm ở Việt Nam hiện nay
Diễn đàn
78. Nguyễn Văn Huyên: Bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa với sự phát huy tự do sáng tạo
83. Nguyễn Hoài Văn: Khoan dung, độ lượng, vị tha - tinh thần cơ bản của một nền chính trị truyền thống Việt Nam
90. Hà Thái Thơ: Đảm bảo quyền bào chữa theo quy định của Hiến pháp 2013 và Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
96. Đỗ Văn Thắng: Hoàn thiện thể chế quản lý và phát triển các tổ chức xã hội ở nước ta
Quốc tế
103. Thái Văn Long: Tác động của Brexit đến cục diện thế giới hiện nay
108. Hà Mỹ Hương: Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: Hành trình từ đối kháng tới đối tác toàn diện
113. Lưu Văn An, Phạm Thị Bích Hà: Báo chí và chính trị ở Cộng hòa Pháp
Từ điển mở
119. Vũ Đức Thanh - Hoàng Khắc Lịch: Công nghiệp văn hóa
125. TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI
TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI
Trước bối cảnh mới đang đặt ra yêu cầu phát triển những quan điểm, định hướng cơ bản và tư duy mới về tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc phòng để bảo vệ Tổ quốc, Đại hội XII của Đảng nêu quan điểm kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, đảo của Tổ quốc. Đại hội xác định nhiệm vụ xây dựng sức mạnh quốc phòng để bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ; chủ động đối phó trong mọi tình huống; kết hợp xây dựng lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân với xây dựng lực lượng và thế trận an ninh nhân dân; xây dựng thế trận lòng dân làm nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; đấu tranh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Hà Đức Long: Vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XII
Tư duy lý luận mới của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XII là sự kế thừa những nội dung cốt lõi đã được khẳng định trong các văn kiện trước đây, thể hiện ở các vấn đề cơ bản: xác định phương hướng xây dựng, phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ quá độ ở nước ta, chỉ rõ bản chất các mâu thuẫn của quá trình xây dựng, phát tiển văn hóa, con người trong thời kỳ quá độ lên CNXH; xác định vai trò và các nhiệm vụ có tính toàn diện, sâu sắc về xây dựng và phát triển văn hóa, con người, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Tư duy lý luận mới thể hiện sâu sắc về mối quan hệ giữa xây dựng con người phát triển toàn diện với mục tiêu của chiến lược phát triển đất nước.
Trương Minh Dục: Quan hệ tộc người ở Việt Nam và một số giải pháp xây dựng quan hệ tộc người tốt đẹp
Ở Việt Nam hiện nay, các tộc người phát triển về mọi mặt, xu hướng cố kết cộng đồng dân tộc được phát huy, tính thống nhất hữu cơ giữa các tộc người trong quốc gia, dân tộc được củng cố, tăng cường. Tuy vậy, quan hệ tộc người đang tiềm ẩn những vấn đề xã hội; những tác động từ âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Giải pháp xây dựng quan hệ tộc người trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay là: nhận thức đầy đủ hơn các vấn đề lý luận liên quan về dân tộc, tộc người; xây dựng và hoàn thiện chính sách dân tộc nhằm đạt được các mục tiêu phát triển đất nước ttrong tình hình mới; thể chế hóa chính sách dân tộc của Đảng, Hiến pháp thành các quy định pháp luật; đấu tranh chống âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo nhằm “diễn biến hòa bình”.
Nguyễn Minh Hoàn: Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về tiến bộ xã hội và ý nghĩa trong nhận thức mục tiêu phát triển ở Việt Nam
Trên cơ sở tiếp thu thế giới quan và phương pháp luận triết học Mác và kế thừa giá trị truyền thống phương Đông, Hồ Chí Minh chỉ rõ vai trò và địa vị của quần chúng trong sự vận động lịch sử xã hội và mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, tiến bộ xã hội còn phản ánh mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tự do, bình đẳng và công bằng xã hội là mục tiêu và là nội dung căn bản để hiện thực hóa những giá trị, lý tưởng cao đẹp của CNXH. Người đề cao công bằng xã hội trong việc làm yên lòng dân để xã hội ổn định và phát triển.
Trương Hồ Hải: Đưa quan điểm mới về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân vào giảng dạy môn nhà nước và pháp luật
Giáo dục quyền con người vừa nhằm nâng cao tri thức vừa như một cách thức trao quyền để người dân có thể tự bảo vệ và thúc đẩy các quyền hiến định của mình. Hiến pháp năm 2013 và Văn kiện Đại hội XII thể hiện tinh thần phát triển và bảo vệ quyền con người trong thời kỳ mới; quy tụ vào mục đích đổi mới vì dân, các mục tiêu phát triển đều hướng đến vì con người. Quán triệt quan điểm mới về quyền con người, quyền công dân vào giảng dạy môn nhà nước và pháp luật có ý nghĩa sâu sắc, giúp các chuyên gia, các nhà khoa học, giảng viên quan tâm đến vấn đề này; xây dựng cách tiếp cận, nội dung các chương trình, giáo trình, bài giảng, phương pháp giảng dạy mới đạt kết quả tốt hơn trong bối cảnh tiếp cận quyền con người trong hoạt động giáo dục và đào tạo.
Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống
- Phát huy tinh thần cống hiến, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ
- Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và kiêm nhiệm chức danh
- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Đại hội Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020-2025
Giới thiệu Tạp chí in
Tin Ảnh
- Hội thảo khoa học “Vai trò, trách nhiệm của hội viên Liên Chi hội Nhà báo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá năm 2022”
- Toàn cảnh Hội Báo toàn quốc năm 2022 với chủ đề: Báo chí Việt Nam đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn
Tóm tắt bài Tạp chí in số mới nhất
- Tác động của cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và giải pháp thích ứng
- Quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước ở Mỹ
- Để từ chức trở thành nếp văn hóa ứng xử của cán bộ hiện nay
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng tổ chức cơ sở đảng
- Đặc thù nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và yêu cầu về cơ chế quản lý phù hợp