Tạp chí Lý luận chính trị số 8- 2016
MỤC LỤC
Nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng
3. Phạm Minh Chính: Quan điểm và những giải pháp mới về xây dựng Đảng trong Văn kiện Đại hội XII
10. Nguyễn Xuân Thắng: Một số luận điểm mới về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
15. Hoàng Ngọc Hòa: Quán triệt quan điểm Đại hội XII về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
19. Dương Xuân Ngọc: Vấn đề đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế theo tinh thần Đại hội XII của Đảng
Nghiên cứu - Phát triển lý luận
26. Trần Thị Minh Tuyết: Tiếp nối, phát triển tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và đường lối đối ngoại 30 năm đổi mới
32. Nguyễn Trọng Phúc: Độc lập, tự do - Sự thống nhất giữa quyền dân tộc và quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh
38. Trần Minh Tuấn: Công tác cán bộ trong tình hình mới: Quan điểm và thực tiễn triển khai
43. Vũ Hồng Lưu: Quan điểm của Đảng về kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh
50. Ngô Thị Nụ: Quan điểm của Đại hội XII về xây dựng con người phát triển toàn diện
Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ
54. Đinh Ngọc Giang, Vũ Khánh Hoàn: Công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ, công chức, viên chức hiện nay
60. Đỗ Văn Dương: Nâng cao chất lượng đào tạo lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ dân tộc thiểu số cơ sở khu vực Tây Nguyên
Thực tiễn - Kinh nghiệm
65. Nguyễn Tất Giáp, Nguyễn Thị Mai: Di dịch cư tự do trên địa bàn tỉnh Lai Châu- Thực trạng và giải pháp
69. Nguyễn Hồ Cảnh: Đảng bộ tỉnh Nghệ An thực hiện các biện pháp nêu cao tính tiền phong gương mẫu, chống tư tưởng bảo thủ, trông chờ, ỷ lại trong cán bộ, đảng viên
73. Quách Thị Ngọc Hà: Một số mô hình, phương pháp quản trị hiện đại áp dụng trong hoạt động lãnh đạo doanh nghiệp
Nhân vật - Sự kiện
82. Phạm Hồng Chương: Chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng - Chân dung chính trị
Diễn đàn
87. Nguyễn Hữu Cát, Đoàn Thị Mai Liên: Ứng xử với các nước lớn từ kinh nghiệm ngoại giao những ngày đầu độc lập (1945 - 1946)
93. Đỗ Thị Thạch: Vai trò, vị thế của nữ trí thức Việt Nam trong phát triển bền vững
98. Nguyễn An Ninh: Những nhân tố tác động đến tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam hiện nay
Quốc tế
102. Mạch Quang Thắng: Bối cảnh mới và một số ưu tiên trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ hiện nay
108. Nguyễn Minh Tuấn: Bố cục chiến lược bốn toàn diện - Lý luận mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Từ điển mở
113. Lê Minh Quân: Nhà nước kiến tạo
118. TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI
TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI
1. Phạm Minh Chính: Quan điểm và những giải pháp mới về xây dựng Đảng trong Văn kiện Đại hội XII
Đại hội XII tiếp tục khẳng định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong đó xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức là vấn đề cơ bản. Về công tác xây dựng Đảng, Đại hội có nhiều quan điểm và giải pháp mới: Nội dung về công tác xây dựng Đảng được nhấn mạnh và đặt đúng tầm quan trọng; đã xác định phương hướng chung về công tác xây dựng Đảng cả nhiệm kỳ; xác định 10 nhiệm vụ về xây dựng Đảng, trong đó có 2 nhiệm vụ mới, 8 nhiệm vụ còn lại đều được bổ sung, phát triển nhấn mạnh so với Đại hội XI.
2. Nguyễn Xuân Thắng: Một số luận điểm mới về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Đại hội XII đã kế thừa, làm rõ và thể hiện bước phát triển mới trên nhiều luận điểm quan trọng: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển; là động lực giải phóng sức sản xuất; Đại hội khẳng định mạnh mẽ hơn vai trò của kinh tế tư nhân; các nguồn lực được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhưng phải phù hợp với kinh tế thị trường.
3. Trần Thị Minh Tuyết: Tiếp nối, phát triển tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và đường lối đối ngoại 30 năm đổi mới
Đường lối đối ngoại của Đại hội XII là sự kế thừa, phát triển tư tưởng ngoại gia Hồ Chí Minh, thể hiện ở mục tiêu của hoạt động đối ngoại, trong đó bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia dân tộc là mục tiêu tối thượng; tư tưởng hòa bình và hợp tác hữu nghị, “dĩ bất biến ứng vạn biến”, thêm bạn bớt thù. Đồng thời, Đại hội XII là sự tiếp nối đường lối đối ngoại 30 năm đổi mới và bổ sung thêm những nhận thức mới: lần đầu tiên nhiệm vụ ngoại giao là một thành tố trong chủ đề Đại hội; kết quả hoạt động đối ngoại được đánh giá kỹ hơn; nêu rõ phương châm, định hướng lớn; ngoại giao nhân dân được tiếp cận theo phương cách mới.
4. Nguyễn An Ninh: Những nhân tố tác động đến tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam hiện nay
Trong công cuộc đổi mới, xuất hiện nhiều yếu tố mới, tác động nhiều chiều đến tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam, trước hết là 4 nhân tố: Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; vị thế của người lao động; sự đa dạng của người sử dụng lao động; sự đổi mới của hệ thống tổ chức công đoàn. Thực tế đó đặt ra một số vấn đề với Công đoàn Việt Nam như một số tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài có nhiều tổ chức công đoàn cùng hoạt động và quan niệm công đoàn là một đối trọng với nhà nước và với người sử dụng lao động; một số công ước quốc tế quy định tự do hiệp hội, tự do nghiệp đoàn,... Những nhân tố trên đặt ra yêu cầu Công đoàn phải tự đổi mới mạnh mẽ, toàn diện để khẳng định vị thế trong xã hội và hệ thống chính trị.
Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống
- Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Ý nghĩa bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” trong khơi dậy và thực hiện “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
- Xu thế phát triển của giai cấp nông dân Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Đại hội Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020-2025
Giới thiệu Tạp chí in
Tin Ảnh
- Hội thảo khoa học “Vai trò, trách nhiệm của hội viên Liên Chi hội Nhà báo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá năm 2022”
- Toàn cảnh Hội Báo toàn quốc năm 2022 với chủ đề: Báo chí Việt Nam đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn
Tóm tắt bài Tạp chí in số mới nhất
- Xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Trung Quốc
- Cạnh tranh cường quốc trong chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden
- 75 năm Tuyên ngôn thế giới về quyền con người
- Lý thuyết “Chiều văn hóa” Geert Hofstede và gợi mở cho phát triển văn hóa Việt Nam
- Một số lý luận về mô hình trong nghiên cứu mô hình quản lý phát triển xã hội