Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị số 10- 2016
Thứ tư, 19 Tháng 10 2016 11:02
3900 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị số 10- 2016

Mục lục Tạp chí Lý luận chính trị 10-2016

3.         Nguyễn Xuân Thắng: Huỳnh Thúc Kháng với cách mạng Việt Nam và quê hương Quảng Nam

Nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng

9.         Trần Văn Phòng: Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng

14.       Trương Thị Hồng Hà - Trần Thị Bình: Quan điểm về cải cách tư pháp trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam

18.       Nguyễn Trần Thành: Quan điểm của Đảng về phòng, chống tham nhũng trong Văn kiện Đại hội XII

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

27.       Vũ Hoàng Công: Giữ vững tôn chỉ, mục đích, tiếp tục đổi mới, xứng đáng là tạp chí lý luận chính trị có uy tín của đất nước

29.       Nguyễn Quốc Phẩm - Nguyễn Thành Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

33.       Nguyễn Hồng Điệp: Đổi mới tư duy giáo dục, đào tạo theo triết lý giáo dục Hồ Chí Minh

38.       Đinh Ngọc Quý: Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam

Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ

44.       Bùi Phương Đình: 5 năm xây dựng và phát triển Ngành Lãnh đạo học và Chính sách công

49.       Trần Quốc Trung: Ứng dụng công nghệ “thực tại ảo” trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

53.       Trần Phương Thảo: Yêu cầu cấp bách xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm định chất lượng giáo dục đại học

Nhân vật - Sự kiện

58.       Nguyễn Thắng Lợi: Toàn quốc kháng chiến và bài học về độc lập, tự chủ trong hoạch định đường lối

Thực tiễn - Kinh nghiệm

67.       Đỗ Thị Thạch: Rào cản và giải pháp nhằm tăng cường vai trò, vị thế của nữ trí thức trong phát triển bền vững

72.       Nguyễn Hồng Sơn: Công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Quảng Bình - những kinh nghiệm bước đầu

78.       Phan Ngọc Trung: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bình Thuận

83.       Nguyễn Ngọc Ánh: Xây dựng đội ngũ bí thư huyện ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII

Diễn đàn

90.       Phan Hữu Tích: Nhận diện “vấn đề chính trị hiện nay” và đấu tranh phòng ngừa

96.       Lê Kim Việt: Phát huy vai trò của nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên

100.     Nguyễn Hiền Lương: Ý nghĩa xã hội của việc nâng cao đạo đức nghề y dược

Quốc tế

105.     Đỗ Minh Cương - Đỗ Tiến Long: Lý thuyết lãnh đạo tố chất và lý thuyết lãnh đạo hành vi

110.     Trần Thế Tuân: Tác động của TPP đến công nghiệp và dịch vụ trong cộng đồng kinh tế ASEAN

114.     TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

 

TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

Nguyễn Xuân Thắng: Huỳnh Thúc Kháng với cách mạng Việt Nam và quê hương Quảng Nam

Cụ Huỳnh Thúc Kháng là tấm gương tiêu biểu của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, một nhân cách cao đẹp, bậc đại trí thức yêu nước nhiệt thành, là người con ưu tú của quê hương Quảng Nam. Cụ Huỳnh Thúc Kháng là nhà lãnh đạo tài năng, đã đóng góp trí tuệ sắc sảo của mình vào đường lối chính trị, ngoại giao hết sức khôn khéo, mềm dẻo, linh hoạt của Chính phủ; phát huy tài năng, trí tuệ và đạo đức của mình trong việc thực thi các nhiệm vụ cách mạng. Cụ đã dốc hết nhiệt tâm vào việc mở rộng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nhất là trên cương vị Hội trưởng Hội Liên Việt. Cụ là nhà hoạt động văn hóa xuất sắc, một nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà sử học, nhà giáo dục, đi tiên phong trong tuyên truyền, cổ động học chữ quốc ngữ. Cụ là nhà chí sỹ yêu nước, giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan.

Trần Văn Phòng: Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng

Trên cơ sở 5 quan điểm phát triển đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Đại hội XII đã đề ra 4 quan điểm phát triển kinh tế giai đoạn 2016 - 2020: Tiếp tục đổi mới và sáng tạo trong lãnh đạo, quản lý phát triển kinh tế - xã hội; Bảo đảm phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô và không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; Phát huy cao nhất các nguồn lực trong nước, đồng thời chủ động hội nhập quốc tế, huy động và sử dụng hiệu quả các các nguồn lực bên ngoài để phát triển bền vững. Bốn quan điểm mà Đại hội nêu ra đã bao quát toàn bộ các yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong 5 năm tới, các quan điểm này có quan hệ nội tại, biện chứng với nhau, tác động, ảnh hưởng và bổ sung cho nhau.

Trương Hồng Hà - Trần Thị Bình: Quan điểm về cải cách tư pháp trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đại hội XII tiếp tục nhấn mạnh vấn đề cải cách tư pháp, xác định các biện pháp mang tính định hướng, đề ra những biện pháp mạnh mẽ nhằm bảo đảm cơ sở chính trị cho hoạt động cải cách tư pháp. Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tư pháp, cải cách tư pháp là: Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, quan điểm, nội dung, mục đích về đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp; nghiên cứu làm rõ mô hình và cách thức hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tư pháp, cơ quan tư pháp; ban hành và thực hiện chương trình, kế hoạch, phân công trách nhiệm triển khai thực hiện; tăng cường công tác xây dựng Đảng trong cơ quan tư pháp; tiếp tục rà soát các quy định pháp luật, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ từng cơ quan tư pháp và chức danh tư pháp; chú trọng các biện pháp bổ trợ hoạt động tư pháp; nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về cải cách tư pháp,...

 

 

Thông tin tuyên truyền