Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị số 8-2017
Thứ ba, 22 Tháng 8 2017 11:04
3844 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị số 8-2017

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

3.         Lê Quốc Lý: Quan điểm Hồ Chí Minh về nhiệm vụ chăm lo đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân

8.         Lê Bá Trình: Giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác tôn giáo ở nước ta hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

16.        Hoàng Ngọc Hòa: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp nước ta từ góc nhìn thể chế

23.        Nguyễn Trọng Phúc: Xây dựng nhà nước pháp quyền - từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến công cuộc đổi mới hiện nay

28.        Nguyễn Quốc Phẩm - Nguyễn Thành Minh: Quan điểm của Đảng về phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

33.        Phạm Tất Thắng: Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong công tác chỉnh đốn Đảng

37.        Trần Hùng Phi: Tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị - quá trình nhận thức và kết quả thực hiện

Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ

42.        Ngô Tuấn Nghĩa: Viện Kinh tế chính trị học 60 năm không ngừng đổi mới và phát triển

48.        Bùi Thị Ngọc Lan: Quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII trong nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị

52.        Trương Tiến Hưng: Khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên trong các trường chính trị tỉnh

Thực tiễn - Kinh nghiệm

57.        Trịnh Duy Luân: Quản lý xã hội và đô thị hóa ở Việt Nam

62.        Phan Mạnh Toàn: Vấn đề phát huy nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

68.        Hoàng Trung Dũng: Tiếp tục mở rộng và phát huy dân chủ cơ sở, đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh và bền vững

72.        Đinh Văn An: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Diễn đàn

78.        Cao Đức Thái: Phúc trình nhân quyền 2016 của tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) về Việt Nam hoàn toàn vô giá trị

83.        Hà Quang Ngọc: Thử tìm hiểu tư duy về phân chia và kiểm soát quyền lực nhà nước Việt Nam qua các bản Hiến pháp

88.        Nguyễn Như Hà: Vấn đề hợp nhất cơ quan kiểm tra và thanh tra -Tiếp cận từ lý thuyết hệ thống

93.        Vũ Thị Phương Hậu: Một số biến đổi trong văn hóa làng ở đồng bằng Bắc Bộ

100.      Phan Thị Thu Hằng - Nguyễn Lương Ngọc: Bàn về sự tồn tại của đạo đức phổ quát trong kỷ nguyên đa văn hóa

106.      Dương Thị Tươi: Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước của cơ quan tư pháp đối với cơ quan hành pháp

Quốc tế

112.Thái Văn Long - Trịnh Thị Hoa: Công cuộc đổi mới của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào: Thành tựu,

khó khăn, thách thức và xu hướng phát triển

117.Bùi Việt Hương – Lê Quang Hòa: Những thách thức đối với tiến trình dân chủ hóa ở Myanmar hiện nay

121.      TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

Lê Quốc Lý: Quan điểm Hồ Chí Minh về nhiệm vụ chăm lo đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân

Hồ Chí Minh quan niệm: "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ… Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội". Đây là một định nghĩa đơn giản, dễ hiểu, mọi người đều chấp nhận. Trong xu thế hội nhập sâu rộng và toàn diện hiện nay, chúng ta cần quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xây dựng CNXH và động viên toàn thể nhân dân hăng say xây dựng một đất nước Việt Nam: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Lê Bá Trình: Giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác tôn giáo ở nước ta hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Thực hiện giám sát và phản biện xã hội nói chung và công tác tôn giáo nói riêng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là yêu cầu tất yếu, khách quan của đời sống chính trị, xã hội để Mặt trận làm tốt vai trò “đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân”. Trên cơ sở của tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực tiễn giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bài viết nêu lên các giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát, phản biện xã hội về công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, góp phần thực hiện tốt công tác tôn giáo của hệ thống chính trị nước ta hiện nay.

Hoàng Ngọc Hòa: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp nước ta từ góc nhìn thể chế

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao có thể tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc nhìn thể chế, tác giả đề cập đến ba nội dung trọng yếu: 1- Cơ cấu lại ngành nông nghiệp là yêu cầu bức thiết nhằm phát triển nông nghiệp nước ta thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn, hiện đại, đạt giá trị gia tăng cao. 2- Nông nghiệp công nghệ cao và vai trò của nó trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp nước ta. 3- Định hướng và những điều kiện thiết yếu về thể chế nhằm phát huy vai trò của nông nghiệp công nghệ cao trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp nước ta.

Bùi Thị Ngọc Lan: Quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII trong nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị

Trong công tác xây dựng Đảng, đội ngũ những nhà giáo, những người làm công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền bá, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với toàn xã hội. Song do nhiều nguyên nhân, một bộ phận cán bộ, giảng viên làm nhiệm vụ này đã có những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, suy thoái đạo đức, lối sống. Điều đó đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng, đồng thời là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ, của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trước tình hình đó, việc học tập quán triệt nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng trong đội ngũ này thực sự là một yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay.

Trịnh Duy Luân: Quản lý xã hội và đô thị hóa ở Việt Nam

Bài viết chỉ ra những đặc điểm và các vấn đề xã hội mà quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang đặt ra cho lĩnh vực quản lý xã hội. Đó là sự phát triển đô thị theo chiều rộng và thiếu bền vững, do định hướng thiên về các giá trị kinh tế vật chất hơn là các giá trị văn hóa, xã hội và con người. Quá trình đô thị hóa đang làm nảy sinh nhiều vấn đề như việc sử dụng lãng phí đất đai, vấn đề tái định cư, bảo đảm sinh kế cho những người nông dân ven đô bị mất đất; vấn đề môi trường sống của cư dân đô thị hiện nay. Quản lý xã hội cần tham gia bằng tất cả các công cụ và phương tiện hiện có và hướng đến một mô hình đô thị hóa hài hòa hơn, mang nhiều tính xã hội, dân chủ và nhân  văn hơn, với mục tiêu phát triển vì con người và công bằng hơn với các nhóm xã hội yếu thế.

Phan Mạnh Toàn: Vấn đề phát huy nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

“Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân...” được Đảng ta xác định là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm cần phải đặc biệt chú trọng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng. Để hiện thực hóa điều đó, đòi hỏi phải giải quyết tốt một số vấn đề cấp bách: Không ngừng củng cố niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo; bảo đảm sự minh bạch trong cơ chế, chính sách, tạo môi trường công bằng, bình đẳng cho sự cống hiến và hưởng thụ của mọi tầng lớp nhân dân; tạo lập môi trường tự do, dân chủ, tăng cường sự đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giải quyết hài hòa, hợp lý các mối quan hệ lợi ích, kiên quyết chống lợi ích nhóm tiêu cực.

Thông tin tuyên truyền