Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị Số 1-2013
Thứ năm, 20 Tháng 6 2013 08:02
3288 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị Số 1-2013

 

MỤC LỤC

 

XÃ LUẬN

Tạ Ngọc Tấn – Đổi mới công tác lý luận của Đảng

CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ THỜI ĐẠI

Nguyễn Tùng Lâm - Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Đảng với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay

GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

Đinh Xuân Thảo - Tổ chức chính quyền địa phương - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam

NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ TỔNG KẾT THỰC TIỄN

Lê Hữu Nghĩa -Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Phạm Xuân Nam -Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng

Nguyễn Sinh Cúc -Tổng quan kinh tế - xã hội năm 2012 và dự báo, giải pháp năm 2013

Nguyễn Văn Hậu - Về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay   

Nguyễn Hữu Đổng - Phạm Thế Lực -Hoạt động lãnh đạo và quản lý của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta

Lê Chi Mai -Khủng hoảng kinh tế thế giới và các thách thức đối với việc giảm nghèo ở Việt Nam  

Nguyễn Hữu Dũng – Mai Ngọc Cường - Môi trường luật pháp của sự di dân nông thôn – thành thị ở nước ta hiện nay

Lê Thế Cương – Hứu Thanh Bình - Nâng cao sức sáng tạo của doanh nghiệp, đáp ứng phát triển bền vững  

Nguyễn Huy Phòng -Truyền thông đại chúng với việc phát triển con người Việt Nam hiện đại

Nguyễn Tác Lũy -Kinh nghiệm từ thực tế bầu cấp ủy xã, phường ở thành phố Hải Phòng

Nguyễn Văn Quyết - Bài học kinh nghiệm xây dựng đồng thuận xã hội

Nguyễn Thị Thủy - Tăng cường vai trò của Nhà nước tạo sự liên kết ổn định, hiệu quả giữa “Bốn nhà” trong phát triển nông nghiệp

Nguyễn Thị Miền - Nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam

Nguyễn Ngọc Chính - Ngô Thị Toàn - Bắc Giang đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHÍNH TRỊ NƯỚC NGOÀI

Admi Valhuerde Cepero -Đại hội VI Đảng Cộng sản Cu Ba và công cuộc cập nhật hóa mô hình kinh tế Cu Ba.

Hà Mỹ Hương - Chính sách Biển Đông của Mỹ hiện nay

 

TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI TIÊU BIỂU

 

Tạ Ngọc Tấn: Đổi mới công tác lý luận của Đảng

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lý luận là đòi hỏi cấp báchcủa thực tiễn cách mạng Việt Nam trong giai đoạn tới. Để tiếp tục đổi mới công tác nghiên cứu, phát triển lý luận, cần những đổi mới toàn diện cả ở tầm phương hướng chỉ đạo và những biện pháp cụ thể: đổi mới tư duy về công tác lý luận; tạo lập môi trường dân chủ cho công tác nghiên cứu lý luận; các nghiên cứu lý luận vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; coi trọng tổng kết thực tiễn trong nghiên cứu lý luận; xây dựng cơ chế đánh giá; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác lý luận; hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nghiên cứu lý luận.

Nguyễn Tùng Lâm: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Đảng với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Văn hóa Đảng là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần của Đảng tạo nên bản chất và sức mạnh của Đảng. Văn hóa Đảng được kết tinh trong bản chất, mục tiêu, trí tuệ của Đảng, trong đạo đức cách mạng cao cả của Đảng; trong phong cách lãnh đạo, nguyên tắc tổ chức, ý thức kỷ luật của cán bộ đảng viên. Giữ gìn và phát huy văn hóa Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần phải kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng, nền tảng tư tưởng của Đảng; không ngừng nâng cao trình độ trí tuệ, giữ vững nguyên tắc tổ chức sinh hoạt, phong cách lãnh đạo khoa học, thực tiễn; đội ngũ đảng viên vững vàng về chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống...

Đinh Xuân Thảo: Tổ chức chính quyền địa phương - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam

Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đã đặt cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chính quyền địa phương. Tuy nhiên, cách thức tổ chức chính quyền địa phương những năm qua vẫn còn một số điểm hạn chế. Tổ chức chính quyền địa phương trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 phải tiếp tục kế thừa bản chất và mô hình tổng thể của bộ máy nhà nước trong Hiến pháp năm 1992, thể chế hóa các quan điểm mới của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Lê Hữu Nghĩa: Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Sự nghiệp đổi mới đã đạt những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, trong đó có thành tựu quan trọng về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Song, cũng còn những hạn chế, yếu kém, bất cập đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp đột phá để đổi mới. Việc đánh giá Hệ thống chính trị hiện nay đang nổi lên những vấn đề sau: Đánh giá kết quả của tiến trình vận động dân chủ hóa; đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng; đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể; vấn đề cán bộ và chính sách cán bộ; nâng cao tính tích cực chính trị - xã hội của quần chúng.

Phạm Xuân Nam: Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng

Kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng luôn được xem như hai trong số ba trụ cột của sự phát triển nhanh và bền vững. Trong tiến trình đổi mới, Đảng ta đã kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, do vậy đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt. Để thực hiện tốt hơn cần: đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, thực hiện mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; trong đầu tư cần cân đối mức đầu tư cho các vùng miền, các ngành; kết hợp hài hòa giữa việc phân phối lại thông qua điều tiết hợp lý thu nhập trong các tầng lớp dân cư với việc xây dựng và kiện toàn hệ thống an sinh xã hội nhiều tầng nấc; đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả những hiện tượng làm giàu phi pháp.

Nguyễn Hữu Đổng - Phạm Thế Lực: Hoạt động lãnh đạo và quản lý của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta

Với tư cách thực hiện chức năng quản lý nhà nước, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước bao giờ cũng được trao những thẩm quyền nhất định để thực thi công việc. Để thực hiện chức năng lãnh đạo của mình, người đứng đầu cần thực hiện được các yêu cầu: biết định hướng đúng đắn các chủ trương, mục tiêu phát triển của tổ chức, đơn vị, địa phương; biết cổ vũ, động viên, chia sẻ, khích lệ nhân dân, cán bộ công chức thực hiện mục tiêu, định hướng đã đề ra; luôn gần gũi với nhân dân, gắn bó với cán bộ, công chức trong tổ chức, đơn vị.

Lê Chi Mai:Khủng hoảng kinh tế thế giới và các thách thức đối với việc giảm nghèo ở Việt Nam  

Tác giả nêu bật những thành tựu đạt được trong thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo trong thời kỳ đổi mới: thu nhập bình quân đầu người tăng, tăng trưởng kinh tế trên diện rộng. Tuy nhiên kết quả giảm nghèo chưa bền vững, có nhiều thách thức đang đặt ra đối với quá trình giảm nghèo. Để vượt qua thách thức, trước hết cần có tư duy mới về chính sách xóa đói giảm nghèo, đó là đặt vấn đề đói nghèo trong chiến lược chuyển sang mô hình phát triển bền vững, được thực hiện từ ba hướng: tăng trưởng kinh tế bền vững; tiến bộ xã hội; bảo vệ môi trường.

Nguyễn Hữu Dũng - Mai Ngọc Cường: Môi trường pháp luật trong điều kiện di dân nông thôn  thành thị ở nước ta hiện nay

Di dân nông thôn -thành thị có xu hướng ngày càng mạnh và trở thành một hướng quan trọng phân bố lại nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động. Tuy nhiên, người di cư cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội bức xúc mà một trong những nguyên nhân là môi trường thể chế chưa được hoàn thiện. Các tác giả nêu một số khuyến nghị về hoàn thiện pháp luật liên quan đến di dân nông thôn -thành thị, đó là cần phải xây dựng và phát triển hệ thống chính sách xã hội và đảm bảo ASXH, thực hiện chính sách dân số, lao động, việc làm và thu nhập, đào tạo, dạy nghề, y tế,  nhà ở, hộ khẩu

Lê Thế Cương - Hứa Thanh Bình - Nâng cao sức sáng tạo của doanh nghiệp đáp ứng phát triển bền vững 

Trong nền kinh tế tri thức, sức sáng tạo quyết định sức mạnh toàn diện và khả năng cạnh tranh của một quốc gia. Sức sáng tạo độc lập của Việt Nam còn yếu kém, thiếu công nghệ cốt lõi và quyền sở hữu trí tuệ độc lập, điều đó đã hạn chế phát triển kinh tế. Phát huy vai trò tư duy sáng tạo là cốt lõi của chiến lược phát triển, là chìa khóa để cải thiện toàn diện sức mạnh quốc gia nhằm thực hiện đổi mới độc lập, tự chủ. Để nâng cao vai trò sức sáng tạo của doanh nghiệp trong nền kinh tế nước ta, cần nâng cao vai trò của Nhà nước, đổi mới và đẩy mạnh phát triển công nghệ, đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý của doanh nghiệp, xây dựng văn hóa sáng tạo; nâng cao phong cách lãnh đạo và năng lực nhân viên.

Nguyễn Văn Quyết: Bài học kinh nghiệm xây dựng đồng thuận xã hội

Tác giả làm rõ nội dung đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay; những vấn đề, sự kiện tạo sự đồng thuận cao trong xã hội như tái cơ cấu nền kinh tế, thành công của cuộc bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp năm 2011, quyết tâm làm chủ biển đảo của tổ quốc, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay... từ đó đúc rút một số bài học kinh nghiệm trong việc tạo đồng thuận xã hội: phải đặt lợi ích chung của dân tộc ở vị trí tối cao; giải quyết hài hòa các lợi ích; sự phù hợp giữa chính sách với quy luật, yêu cầu khách quan; chính sách phải xuất phát từ điều kiện cụ thể, phù hợp với thực tế Việt Nam.

Admi Valhuerde Cepero: Đại hội VI Đảng Cộng sản Cu Ba và công cuộc cập nhật hóa mô hình kinh tế Cu Ba

Quá trình cập nhật hóa mô hình kinh tế Cu Ba nhằm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tính kế thừa và bền vững của CNXH. Cập nhật hóa mô hình kinh tế được tiến hành trong điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn, thách thức, có đặc điểm: hệ thống kinh tế tiếp tục dựa trên nguyên tắc sở hữu XHCN của toàn dân đối với các tư liệu sản xuất chính; không để người dân nào bị bỏ rơi; Nhà nước tiếp tục bảo đảm các dịch vụ giáo dục và y tế không mất tiền; kế hoạch hóa được ưu tiên nhưng tính đến phát triển thị trường...

Hà Mỹ Hương: Chính sách Biển Đông của Mỹ hiện nay

Tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, trở thành một vấn đề nóng bỏng, thu hút mạnh sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó,Mỹ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến tình hình Biển Đông. Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông đa dạng về tự do hàng hải, kinh tế, chính trị, quân sự và an ninh.

 

Thông tin tuyên truyền