Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị Số 6-2013
Thứ năm, 14 Tháng 11 2013 14:17
2773 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị Số 6-2013

MỤC LỤC SỐ 6-2013

CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ THỜI ĐẠI

3       Lưu Văn Sùng: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về thể chế cộng hòa xã hội chủ nghĩa

8       Nguyễn Phú Lợi: C.Mác và Ph.Ăngghen bàn về cơ sở tồn tại và biến đổi của tôn giáo

13     Nguyễn Thị Kim Dung: Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sử dụng cán bộ

16    Trịnh Thanh Trà: Một số quan điểm về giáo dục trongtư tưởng Hồ Chí Minh

GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

21    Trương Thị Hồng Hà:Góp ý kiến sửa đổi quy định về Nhà nước

24    Phạm Văn Chúc:Môt hình tổ chức Nhà nước và Quốc hội nước ta

NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ TỔNG KẾT THỰC TIỄN

29    Nguyễn Thị Quế -Nguyễn Thị Tú Hoa: Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay

35    Phạm Văn Đức - Nguyễn Tài Đông: Trách nhiệm xã hội của trí thức Nho giáo Việt Nam xưa

40    Phùng Văn Thiết: Ý nghĩa lịch sử và giá trị bền vững của Đề cương văn hóa Việt Nam

44    Dương Trung Ý:Cơ sở mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân

50    Phùng Văn Hiền: Chính sách hỗ trợ sinh viên - những vấn đề đặt ra hiện nay

56    Hà Thị Nguyệt Thu: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu trong kinh tế thị trường

   62    Trần Kim Cúc:Thực trạng giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của thanh niên đô thị nước ta

   67    Nguyễn Thị Lệ Thúy - Bùi Thị Hồng Việt – Mai Ngọc Anh: Tách biệt xã hội về thu nhập của người nông dân ở Việt Nam hiện nay–            Thực trạng và khuyến nghị

   71    Đỗ Văn Quân: Phát triển kinh tế hộ gia đình trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Hồng hiện nay

          77  Lê Thị Hà:Đảng bộ Thanh Hóa tăng cường lãnh đạo đối với tổ chức Đoàn thanh niên trong thời kỳ mới

   81    Nguyễn Thị Tâm:Về công tác xây dựng Đảng ở Tây Nguyên

DIỄN ĐÀN GIÁO DỤC LÝ LUẬN VÀ ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG

   85    Vũ Thị Loan: Mặt trận Tổ quốc có phải là một tổ chức chính trị có tính xã hội?

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHÍNH TRỊ NƯỚC NGOÀI

  89    Nguyễn Minh Hoàn: Sự thay đổi chính sách “từ quốc hữu hóa đến thị trường hóa” đất đai ở Trung Quốc

  94    Bùi Việt Hương – Nguyễn Thi Ưng: Các đảng dân chủ xã hội – những thách thức và nỗ lực trong đầu thế kỷ XXI

 

TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI  

Lưu Văn Sùng: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về thể chế cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Kế thừa những giá trị về hình thức cộng hòa dưới thể chế cộng hòa tư sản, tổng kết kinh nghiệm của Công xã Pari, Mác, Ăngghen, Lênin đã phác họa thể chế cộng hòa vô sản (cộng hòa xã hội chủ nghĩa). “Nền cộng hòa đỏ” là tượng trưng cho khát vọng của giai cấp vô sản muốn giành chính quyền; chính quyền Xô viết là bước thứ hai trong sự phát triển của chuyên chính vô sản, là bước ngoặt có ý nghĩa toàn thế giới. Song, do điều kiện lịch sử, các ông chưa nêu thật đầy đủ các thể chế của nền cộng hòa ấy, như làm thế nào để nhân dân lao động thực sự làm chủ quyền lực nhà nước, lựa chọn những đại biểu thật sự trung thành vào nhà nước, làm thế nào để người nắm quyền lực không lạm quyền, đứng trên nhân dân… Những nhiệm vụ ấy còn ở phía trước.

Phạm Văn Chúc:Môt hình tổ chức Nhà nước và Quốc hội nước ta

Tác giả chỉ rõ tổ chức nhà nước, quốc hội ở các nước tư bản chủ nghĩa luôn thuộc giai cấp tư sản, một đảng tư sản. Đồng thời, nêu rõ tính ưu việt của mô hình nhà nước, quốc hội ở các nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ nghiên cứu quá trình xây dựng Nhà nước và Quốc hội Việt Nam từ năm 1945 đến nay, tác giả khẳng định tổ chức Nhà nước và Quốc hội nước ta như hiện nay là hợp lý. Để Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất, Quốc hội cần nâng cao vị trí, vai trò, chất lượng hiệu quả hoạt động của mình, đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị; ngăn ngừa, loại bỏ sự suy thoái, biến dạng, lạm dụng quyền lực.

Nguyễn Thị Quế - Nguyễn Thị Tú Hoa: Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay

Số lượng và chất lượng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đã có sự biến đổi căn bản về chất như: sự lớn mạnh về số lượng; công nhân trong các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh; độ tuổi bình quân trẻ, trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp có xu hướng tăng; ý thức tâm trạng lấy lợi ích làm động lực đang dần trở thành phổ biến... Tuy vậy, giai cấp công nhân còn những hạn chế, bất cập so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, đó là tình hình đời sống vật chất và tinh thần còn nghèo nàn, thiếu thốn; việc làm thiếu ổn định, vấn đề nhà ở, thu nhập chưa bảo đảm.

Phùng Văn Thiết: Ý nghĩa lịch sử và giá trị bền vững của “Đề cương văn hóa Việt Nam”

Đề cương văn hóa Việt Nam(1943) với 3 nguyên tắc dân tộc hóa, khoa học hóa, đại chúng hóa, tư tưởng xuyên suốt là văn hóa giải phóng và giải phóng văn hóa Việt Nam,đã thể hiện đường lối văn hóa đúng đắn, khoa học của Đảng, có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn trong bối cảnh tầng lớp trí thức Việt Nam đang bị chia rẽ vì thiếu định hướng. Đề cương đã thức tỉnh trí thức, qua đó thức tỉnh quần chúng nhân dân, được truyền bá tới quảng đại các tầng lớp nhân dân. Đề cương đã có tác động lớn đến phát huy sức mạnh văn hóa trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. 70 năm đã trôi qua, Đề cương văn hóa vẫn còn nguyên những giá trị lịch sử và hiện thực sâu sắc. 

Vũ Thị Loan: Mặt trận Tổ quốc có phải là một tổ chức chính trị có tính xã hội?

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Là một liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, Mặt trận trở thành tổ chức quần chúng rộng rãi nhất, là sự thể hiện rõ nét tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Tính chất chính trị của Mặt trận thể hiện ở vai trò, ở mục tiêu cương lĩnh, nhiệm vụ; tính chất xã hội thể hiện ở tính quần chúng rộng rãi. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận phù hợp với tính chất chính trị, xã hội là một bộ phận của đổi mới hệ thống chính trị.

Bùi Việt Hương – Nguyễn Thi Ưng: Các đảng dân chủ xã hội – những thách thức và nỗ lực trong đầu thế kỷ XXI

Qua nhiều thập kỷ phát triển mạnh mẽ, nhiều người cho rằng dân chủ xã hội là trào lưu của thế kỷ XX, là một hiện tượng của chính trị phát triển. Nhưng đầu thế kỷ XXI, trào lưu này đang đứng trước những thách thức với những tổn thất chính trị của các đảng, như thất bại trong những cuộc bầu cử, quy mô đảng viên bị thu hẹp, cơ cấu độ tuổi tăng, ngân sách của các đảng giảm sút,…Trước thực tế đó, trào lưu này đã phải điều chỉnh, cải cách để thích ứng và tồn tại. Các đảng xác định lại đường lối, chiến lược, cả trong lý luận và chính sách thực tiễn.

Thông tin tuyên truyền