Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị Số 3-2013
Thứ năm, 02 Tháng 1 2014 09:27
2650 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị Số 3-2013

 

MỤC LỤC SỐ 3-2013

 

CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ THỜI ĐẠI

1.      Phùng Thị An Na:Cống hiến của Ph.Ăngghen trong xây dựng chủ nghĩa vô thần khoa học

2.      Trần Minh Trưởng:Quan điểm Hồ Chí Minh về phát triển khoa học, kỹ thuật

3.      Lý Việt Quang:Quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh

GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

4.      Trần Hữu Tiến, Nguyễn Thị Báo, ...: Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

5.      Nguyễn Văn Giang – Nguyễn Đức Nhuận:Về nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật

NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ TỔNG KẾT THỰC TIỄN

6.       Lê Quốc Lý: Những nhân tố cơ bản bảo đảm ổn định và phát triển hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay

7.      Trần Khắc Việt: Bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng các thế hệ cán bộ

8.      Dương Trung Ý: Phát huy vài trò lãnh đạo của tỉnh, thành ủy đối với phát triển khoa học và công nghệ trong giai đoạn hiện nay

9.       Lê Văn Cường: Trách nhiệm kiểm tra, giám sát của người đứng đầu cấp ủy trong đơn vị sự nghiệp công lập

10.     Phan Sĩ Thanh:Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn Tây Nguyên trong thời kỳ mới

11.      Trương Giang Long: Khai thác tốt tài nguyên đất đai, tạo động lực phát triển Tây Nguyên bền vững

12.      Đặng Quang Điều:Tiền lương, mức sống tối thiểu của người lao động trong các doanh nghiệp và một số đề xuất

13.      Trương Quốc Chính: Từ lý luận cánh tả về công bằng xã hội suy nghĩ về vấn đề công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay

14.      Mai Hữu Thỉnh: Mô tả công việc theo vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHÍNH TRỊ NƯỚC NGOÀI

15.       Nguyễn Minh Tuấn: Những chặng đường phát triển hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc

16.       Nguyễn Chí Hiếu: Trường phái Frankfurt và ảnh hưởng chính trị tại phương Tây.

 

Tóm tắt một số bài Số 3-2013

Tô Huy Rứa: Tổ chức dạy và học tốt nhất để bồi dưỡng kiến thức lý luận và thực tiễn dự nguồn cán bộ cao cấp.

Phát biểu tại Lớp thứ nhất Bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo, đồng chí Tô Huy Rứa khẳng định vị trí, tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và yêu cầu Học viện, các cơ quan hữu quan và học viên Lớp học nghiêm túc bảo đảm nội dung chương trình, chú trọng đào tạo về đạo đức, phong cách; chủ động bồi dưỡng lý luận, tổng kết thực tiễn; cần thống nhất áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực; phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa Học viện, Ban Tổ chức Trung ương và các địa phương, bộ, ngành để bảo đảm tốt nhất các điều kiện cần thiết cho lớp học.

Phùng Thị An Na: Những cống hiến của Ph.Ăngghen trong việc xây dựng chủ nghĩa vô thần khoa học              

Qua tìm hiểu một số luận điểm cơ bản của Ăngghen về tôn giáo (về bản chất, nguồn gốc, tính chất lịch sử, vai trò của tôn giáo), tác giả chỉ rõ những đóng góp của ông trong việc xây dựng chủ nghĩa vô thần khoa học. Các vấn đề bản chất, nguồn gốc, tính chất, chức năng, vai trò của tôn giáo được lý giải trong mối quan hệ với nhà nước, xã hội hiện thực mà tôn giáo đang tồn tại. Tư tưởng của Ph.Ăngghen về tôn giáo độc đáo và sâu sắc của ông đã trở thành một bộ phận quan trọng của hệ thống triết học và chủ nghĩa cộng sản khoa học.               

Trần Minh Trưởng: Quan điểm Hồ Chí Minh về phát triển khoa học, kỹ thuật với việc vận dụng vào phát triển khoa học, công nghệ hiện nay

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm phát triển khoa học, kỹ thuật, coi phát triển, ứng dụng khoa học, kỹ thuật là "khâu then chốt", là con đường duy nhất, bảo đảm sự phát triển vững chắc. Tiếp thu, vận dụng tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng phát triển khoa học, công nghệ, sớm xác định đây là một trong cuộc cách mạng, có vai trò then chốt của công cuộc xây dựng đất nước nhanh và bền vững.             

Lê Quốc Lý: Những nhân tố cơ bản bảo đảm ổn định và phát triển hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay             

Ổn định chính trị là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, có tính quyết định để sự nghiệp đổi mới đất nước đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, có ý nghĩa lịch sử. Để tiếp tục giữ vững ổn định, phát triển bền vững cần bảo đảm các nội dung: Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; bảo đảm sự dân chủ tham gia của các tổ chức thành viên hệ thống chính trị và của người dân trong xây dựng và thực thi chính sách; bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng trong công tác giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị; đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực trí tuệ, trong sạch vững mạnh; giữ vững đoàn kết, thống nhất, độc lập tự chủ.                      

Trần Khắc Việt: Bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng các thế hệ cán bộ          

Khái lược các quan điểm, chủ trương của Đảng về trẻ hoá đội ngũ cán bộ, sự kết hợp giữa các thế hệ cán bộ trong thời kỳ đổi mới; làm rõ thêm nội hàm khái niệm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng của đội ngũ cán bộ, nội dung và hình thức của khái niệm này. Từ đó, đề xuất năm giải pháp để đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng của đội ngũ cán bộ: Đổi mới tư duy về công tác cán bộ; xác định rõ trách nhiệm của cấp uỷ, người lãnh đạo trong công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ; phát huy ý thức phấn đấu của cán bộ, nhất là cán bộ trẻ; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi các tiêu cực trong công tác cán bộ.

Nguyễn Minh Tuấn: Những chặng đường phát triển hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc      

Tìm hiểu tư tưởng chủ đạo của Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc (11-2012), tác giả phân tích tính lịch sử phát triển hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nêu những bước phát triển mới trong quan điểm, đường lối, những tư tưởng được kế thừa trong suốt chặng đường lịch sử cách mạng của Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc. Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định sự kiên định con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và phấn đấu xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc bao gồm hệ thống lý luận khoa học là lý luận Đặng Tiểu Bình, thuyết ba đại diện và quan điểm phát triển khoa học. Đó là sự tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông trong thời kỳ mới trên đất nước Trung Quốc.      

 

Thông tin tuyên truyền